Tag

Để sản phẩm OCOP luôn được người tiêu dùng Thủ đô đón nhận

Nông thôn mới 04/09/2024 13:08
aa
TTTĐ - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay có 29/30 quận, huyện, thị xã đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP của trên 650 chủ thể tham gia, trong đó có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao.
Đưa sản phẩm OCOP trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế nông thôn Giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Những sản phẩm OCOP đặc sắc văn hóa Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh Quảng bá, kết nối du lịch hai đầu tàu đất nước Phát triển sản phẩm OCOP gắn liền với truyền thống, văn hóa địa phương

Vượt mục tiêu đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước một năm

So với các địa phương lân cận, thành phố Hà Nội có nhiều lợi thế trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Hiện nay, toàn thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước, trong đó có 331 làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban Nhân dân thành phố công nhận. Đây chính là tiềm năng to lớn để Hà Nội đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP.

Tính lũy kế từ năm 2019 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, tính riêng giai đoạn 2021-2023 đã đánh giá được 1.657 sản phẩm, đạt 82,9% mục tiêu của cả nhiệm kỳ (mục tiêu đặt ra tại Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” là 2.000 sản phẩm). Với số lượng 1.657 sản phẩm OCOP đã đạt 82,9% (còn thiếu 343 sản phẩm để đạt mục tiêu 2.000 sản phẩm).

Năm 2024, các quận, huyện, thị xã đăng ký đánh giá, phân hạng 510 sản phẩm. Như vậy, đến hết năm 2024, số lượng sản phẩm OCOP sẽ đạt vượt mục tiêu chương trình đề ra trước một năm.

Để sản phẩm OCOP luôn được người tiêu dùng Thủ đô đón nhận
Tính lũy kế từ năm 2019 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP

Các chủ thể OCOP sau khi được công nhận đã không ngừng nâng cao về chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu thiết kế mẫu mã bao bì, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Nhiều sản phẩm đã xuất khẩu ra thị trường các nước trên thế giới, như: Nhãn muộn Đại Thành (Quốc Oai); miến dong Minh Dương của Công ty cổ phần Thực phẩm Minh Dương (Hoài Đức); gạo hữu cơ Đồng Phú (Chương Mỹ), sản phẩm sữa của Công ty cổ phần Sữa nông trại Ba Vì, rau Văn Đức (Gia Lâm)...

Về phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, tính đến hết năm 2023 đã có 10 trung tâm của 8 huyện: Phú Xuyên, Gia Lâm, Ứng Hòa, Đông Anh, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức và quận Hà Đông. Năm 2024, thành phố lên kế hoạch công nhận từ 5 - 10 mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

Việc phát triển các Điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các địa phương có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống phân phối của thành phố; đồng thời, giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp có thêm cơ hội giới thiệu, quảng bá và đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm chất lượng tới các địa phương khác trong cả nước.

Tiềm năng lớn để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP, thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP.

Song song với công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm, thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, giúp các doanh nghiệp, đơn vị kết nối sản phẩm OCOP với các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các siêu thị, cửa hàng... trên địa bàn thành phố Hà Nội; giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển, bảo đảm phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của thị trường.

Với dân số hơn 10 triệu người và thường xuyên có nhiều du khách ghé thăm, thị trường Hà Nội có tiềm năng lớn để đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản, sản phẩm OCOP.

Nhiều sản phẩm của công ty đạt chứng nhận OCOP
Các chủ thể OCOP sau khi được công nhận đã không ngừng nâng cao về chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu thiết kế mẫu mã bao bì, xây dựng nhãn hiệu...

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Hà Nội là “đất trăm nghề”. Các sản phẩm truyền thống và nghề truyền thống của Hà Nội được kết tinh từ sự tài hoa của những người thợ và truyền thống văn hóa từ ngàn đời nay của mảnh đất kinh kỳ, văn hóa xứ Đoài. Hà Nội còn có 1.136 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao.

Hà Nội cũng có hơn 5.000 sản phẩm nông sản được gắn mã truy xuất nguồn gốc QR code, cùng với đó là hàng trăm sản vật nức tiếng như gà Mía Sơn Tây, gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn, nhãn muộn Đại Thành (Quốc Oai),... Đó là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu đã và đang được khai thác trong Chương trình OCOP của Hà Nội. Những đặc sản này được “gắn sao” OCOP vừa tăng giá trị kinh tế, vừa giúp quảng bá nét văn hóa vùng miền của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, thành phố xác định đưa Chương trình OCOP về đích sớm 1 năm so với kế hoạch của cả giai đoạn 2021 - 2025. Muốn làm được điều này, các quận, huyện, thị xã cần tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại sản phẩm đã hết thời hạn; hỗ trợ chủ thể nâng cấp những sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng hàng năm để dự thi nâng hạng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP, bảo vệ và phấn đấu để OCOP luôn là thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng Thủ đô và cả nước biết đến, tin tưởng, lựa chọn sử dụng.

Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Phân bón Cà Mau: Đồng hành nâng cao giá trị sầu riêng Việt Nam Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau: Đồng hành nâng cao giá trị sầu riêng Việt Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân bón Cà Mau, HOSE: DCM) một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón, tiếp tục khẳng định vị thế với vai trò nhà tài trợ kim cương tại Lễ hội sầu riêng Krông Pắc năm 2024.
Nữ hoàng sầu riêng Krông Pắc trúng đấu giá hàng tỷ đồng Nông thôn mới

Nữ hoàng sầu riêng Krông Pắc trúng đấu giá hàng tỷ đồng

TTTĐ - Trong không khí sôi động của Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ 2, cuộc đấu giá "Nữ hoàng sầu riêng" đã trở thành tâm điểm chú ý của hàng nghìn người dân và du khách. Ba quả sầu riêng đặc biệt này nhanh chóng đạt mức giá kỷ lục.
Xây dựng Nông thôn mới - hành trình không có điểm dừng Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới - hành trình không có điểm dừng

TTTĐ - Hà Nội sở hữu vùng nông thôn rộng lớn với 17 huyện, 1 thị xã. Trong đó, có hơn 380 xã thực hiện xây dựng Nông thôn mới. Đặc biệt, trong số 8 chỉ tiêu quy định đối với đơn vị cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới, thành phố đã cơ bản hoàn thành 6 chỉ tiêu, hiện đang dồn sức cho 2 chỉ tiêu còn lại, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới vào cuối năm 2024.
Đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT: Vì một nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT: Vì một nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Chính sách miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với phân bón đang gây tác dụng ngược, làm tăng giá thành sản xuất nông sản. Hợp tác xã (HTX) hoạt động trong khâu sơ chế nông sản hiện được áp dụng "không khai, không tính thuế giá trị gia tăng", khiến toàn bộ chi phí đầu vào không được trừ khi tính thuế thu nhập, dẫn đến không khuyến khích các tập đoàn kinh tế tham gia chuỗi giá trị nông sản…
Quảng Nam: Công ty Trường Sơn xin nhập lợn tái đàn tại trang trại Nông thôn mới

Quảng Nam: Công ty Trường Sơn xin nhập lợn tái đàn tại trang trại

TTTĐ - Sau thời gian bị phát hiện sai phạm trong hoạt động chăn nuôi, đến nay Công ty Chăn nuôi Trường Sơn đã có văn bản xin tỉnh Quảng Nam được nhập lợn tái đàn tại trang trại.
Sản phẩm nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập Kinh tế

Sản phẩm nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập

TTTĐ - Festival Nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam sẽ chính thức diễn ra tại TP Tam Kỳ từ ngày 28 - 31/8/2024 với chuỗi hoạt động đặc sắc.
Cùng nông dân tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Nhằm tạo cơ hội để nhà nông trao đổi thông tin với chuyên gia về kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản… đồng thời kiến nghị tới nhà quản lý những vướng mắc trong sản xuất, cũng như nắm bắt chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức "Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông".
Phát triển sản phẩm OCOP gắn liền với truyền thống, văn hóa địa phương Nông thôn mới

Phát triển sản phẩm OCOP gắn liền với truyền thống, văn hóa địa phương

TTTĐ - Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, huyện Đan Phượng đã có 100 sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được UBND thành phố Hà Nội công nhận. Đây đều là các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng gắn liền với truyền thống, văn hóa và bản sắc của địa phương.
Huyện Thạch Thất: Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu Phùng Xá - Dị Nậu Nông thôn mới

Huyện Thạch Thất: Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu Phùng Xá - Dị Nậu

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 4312/QĐ-UBND phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp kênh tiêu Phùng Xá - Dị Nậu, huyện Thạch Thất.
Khơi dậy khát vọng cống hiến trong Nhân dân từ sức mạnh đoàn kết Muôn mặt cuộc sống

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong Nhân dân từ sức mạnh đoàn kết

TTTĐ - Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, nguồn lực nội sinh, động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ và Nhân dân thành phố Hà Nội đã đoàn kết, phát huy tinh thần chủ động, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, hiệu quả, tiếp tục giành được nhiều thành tựu trong khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Xem thêm