Tag
Huyện Mê Linh (Hà Nội)

Đưa sản phẩm OCOP trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế nông thôn

Nông thôn mới 14/08/2024 15:35
aa
TTTĐ - Những năm qua, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được triển khai rộng rãi tới các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng với các quận, huyện khác, các sản phẩm nông nghiệp được phân hạng OCOP đã và đang mang lại thu nhập cao cho những người làm nông nghiệp tại huyện Mê Linh.
Quận Ba Đình: Nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP Hanoi Agriculture Fair: “Điểm hẹn” của những sản phẩm OCOP tiêu biểu Đảm bảo nguồn cung, chất lượng hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây

Khẳng định giá trị sản phẩm từ chương trình OCOP

Huyện Mê Linh nằm ở phía tây bắc của Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên hơn 14 nghìn ha, trong đó diện tích sản xuất đất nông nghiệp hơn 8.000 ha chiếm 57%, đất bãi bồi ven sông Hồng hơn 2.000 ha chiếm 28%. Đây là lợi thế để Mê Linh hình thành những cánh đồng chuyên canh, sản xuất quy mô lớn trong đó phải kể đến các sản phẩm OCOP, giúp tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp, tiếp tục đưa nông nghiệp trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của huyện.

Được biết đến là vùng đất của những loại hoa, huyện Mê Linh có diện tích trồng hoa lớn nhất Thủ đô Hà Nội. Việc sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hoa, cây cảnh thuộc top đầu trong cả nước. Có lẽ bởi thế nên huyện Mê Linh có tới 3 làng nghề về hoa được công nhận, vinh danh: Làng hoa, cây cảnh Hạ Lôi (xã Mê Linh); Làng hoa, cây cảnh Liễu Trì (xã Mê Linh); Làng hoa Đại Bái (xã Đại Thịnh).

Ngoài ra, tại nhiều xã, thị trấn của huyện Mê Linh cũng hiện hữu những vùng trồng hoa cây cảnh, đang tỏa hương khoe sắc, rực rỡ lung lung, tô điểm cho vùng đất và con người nơi đây.

Đưa sản phẩm OCOP trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế nông thôn
Nhiều sản phẩm nông sản huyện Mê Linh sau khi được cấp sao OCOP đã có thị trường tiêu thụ ổn định

Đặc biệt, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, trọng tâm là chương trình OCOP, huyện Mê Linh đã phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Theo đó, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới xã Tự Lập đã lựa chọn sản phẩm hoa ly – của gia đình ông Lê Văn Ngà ở thôn Phú Mỹ là sản phẩm OCOP của địa phương.

Bên cạnh các sản phẩm hoa tươi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, huyện Mê Linh còn nhiều sản phẩm OCOP khác phải kể đến như sản phẩm của hợp tác xã Green Farm Mê Linh (thôn Cư An, xã Tam Đồng), đơn vị đã nhiều năm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.

Hiện đơn vị có 4 sản phẩm OCOP gồm: Cốm ngọc tươi, bánh cốm, xôi cốm, và Chả cốm Green farm đã đạt được chứng nhận OCOP 3 sao. Nhờ tham gia chương trình OCOP, sản phẩm của hợp tác xã được nhiều người biết đến. Ước tính doanh số đạt hơn 15% so với doanh thu trước khi tham gia chương trình OCOP.

Đưa sản phẩm OCOP trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế nông thôn
Hợp tác xã Green Farm Mê Linh tham gia sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP

Theo Giám đốc hợp tác xã Green Farm Mê Linh, Trần Thùy Liên, nhờ tham gia chương trình OCOP, cơ sở đã được tham gia chương trình xúc tiến thương mại tại các tuần hàng lớn do UBND huyện Mê Linh tổ chức nên doanh số bán hàng tăng cao. Hiện, cơ sở đang tạo công ăn việc làm cho 15 lao động tại địa phương theo thời vụ và theo hợp đồng lao động với mức lương từ 300 đến 400 nghìn đồng/ngày/người. Thời gian tới, hợp tác xã sẽ hoàn thiện một số sản phẩm mới để cung cấp vào các thị trường khác ngoài tỉnh.

Cũng được hưởng lợi về giá trị sản phẩm gia tăng nhanh chóng khi tham gia chương trình OCOP và được UBND huyện hỗ trợ kênh xúc tiến thương mại, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Mombeauty Mê Linh cũng được biết đến là đơn vị tiên phong trong phát triển sản phẩm OCOP và thích ứng nhanh với việc bán hàng tại các kỳ hội chợ thương mại do UBND huyện Mê Linh và các Quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội tổ chức.

Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Mombeauty Mê Linh, Nguyễn Thu Hương cho biết, chương trình OCOP đã giúp sản phẩm của hợp tác xã khẳng định được giá trị cũng như chỗ đứng trên thị trường. Thông qua các kỳ hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm đã tạo được sự kết nối, thúc đẩy được doanh số bán hàng cao hơn.

Khai thác tối đa thế mạnh các sản phẩm OCOP

Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, huyện đã và đang hỗ trợ 6 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tích cực kết nối với các đơn vị trong và ngoài thành phố, các chủ cơ sở tham gia sự kiện giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP giúp chủ thể sản xuất tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác.

Đưa sản phẩm OCOP trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế nông thôn
Mê Linh được biết đến là vùng đất của những loại hoa

Hiện Mê Linh đang có nhiều sản phẩm OCOP giàu tiềm năng như: Chè sen Mê Linh, hoa bất tử, bưởi đỏ Đông Cao, Cốm Tam Đồng…để tăng sức tiêu thụ sản phẩm, huyện.

Theo đánh giá của các chủ thể, đa số sản phẩm sau khi được cấp sao OCOP đều có giá trị cao hơn và mở rộng được thị trường tiêu thụ, nên đa phần bà con rất phấn khởi và càng quyết tâm làm giàu từ OCOP.

Nhằm tiếp tục phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP, huyện Mê Linh đã xây dựng Đề án phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, toàn huyện có 122 sản phẩm được công nhận OCOP.

Hiện, huyện đã lên kế hoạch đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cho 29 sản phẩm đăng ký tham gia. Hội đồng đánh giá phân hạng đã đánh giá, phân hạng được 28 sản phẩm đạt 3 sao, 1 sản phẩm đạt 4 sao. Đặc biệt, trong số 29 sản phẩm đã được đánh giá phân hạng, nhiều sản phẩm chế biến sâu như: Chè sen, các sản phẩm làm từ cốm tươi, sản phẩm thủ công mỹ nghệ thân thiện với môi trường được đánh giá giàu tiềm năng nâng hạng và trở thành sản phẩm chủ lực hứa hẹn trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao.

Đưa sản phẩm OCOP trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế nông thôn
Huyện Mê Linh có tới 3 làng nghề về hoa được công nhận, vinh danh

Để hỗ trợ huyện Mê Linh phát triển và khai thác tối đa thế mạnh các sản phẩm OCOP, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Tạ Văn Tường, cho biết: Những năm qua, Sở đã phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu sản phẩm gắn với văn hóa các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Sự kiện đã giúp các chủ thể OCOP của Mê Linh nói riêng, chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các giải pháp chuyển đổi số nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác… Nhờ đó, năng suất, thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc.

Như vậy, sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP và thực hiện Đề án phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, huyện Mê Linh đã thu được những thành quả bước đầu mang lại sự phấn khởi cho người dân nông thôn. Tiếp tục khẳng định hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trên địa bàn, đưa sản phẩm OCOP trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế nông thôn.

Trong chương trình nghệ thuật đặc biệt báo hiếu cha mẹ trong mùa Vu lan với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành 2024” do báo Tuổi trẻ Thủ đô, Công ty Cổ phần Quảng cáo Truyền thông Oscar (Oscar Media), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp thực hiện diễn ra lúc 20h10 ngày 15/8/2024 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt - Xô (Số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội), huyện Mê Linh sẽ mang những sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tới trưng bày và giới thiệu tới người dân, quan khách tham dự chương trình.

Hy vọng, những sản phẩm OCOP của huyện Mê Linh sẽ được đông đảo người dân, du khách quan tâm, qua đó góp phần giới thiệu, gắn kết những sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, nhằm thúc đẩy gia tăng đa giá trị của các sản phẩm nhằm khuyến khích tổ chức sản xuất bền vững.

Đọc thêm

Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn Nông thôn mới

Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 với 18 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó công tác giao thông vận tải được xác định là lĩnh vực hết sức quan trọng “đi trước mở đường”.
Bài 1: Ngành nông nghiệp Thủ đô thiệt hại nặng nề sau siêu bão Nông thôn mới

Bài 1: Ngành nông nghiệp Thủ đô thiệt hại nặng nề sau siêu bão

TTTĐ - Siêu bão Yagi (bão số 3) càn quét qua địa phận Hà Nội gây thiệt hại vô cùng lớn đối với ngành nông nghiệp. Điều này có nguy cơ làm ảnh hưởng tới các mục tiêu sản xuất vụ mùa.
Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 Nông thôn mới

Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 tan, Nhân dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xuống đồng nhanh chóng dựng lại diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả... bị đổ, vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, chế phẩm vi lượng cho cây nhanh chóng phục hồi. Đồng thời nhanh cóng tiêu nước đệm giảm nguy cơ ngập úng khi có mưa lớn.
Nhân rộng giống cây, con đặc sản để nâng tầm nông sản Thủ đô Nông thôn mới

Nhân rộng giống cây, con đặc sản để nâng tầm nông sản Thủ đô

TTTĐ - Ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phối hợp với các địa phương, nhà khoa học và doanh nghiệp phát triển, nhân rộng các giống cây, con đặc sản, chất lượng cao, nhằm nâng cao giá trị kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người dân.
Hà Nội: Nâng cao chất lượng các vùng trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP Nông thôn mới

Hà Nội: Nâng cao chất lượng các vùng trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP

TTTĐ - Để nâng cao chất lượng các vùng trồng lúa chất lượng cao, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ hợp tác xã, nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm. Việc làm này, không chỉ giúp hợp tác xã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại, mà còn giúp các ngành chức năng kiểm soát được chất lượng lúa gạo trên thị trường.
Vận hành hết công suất 6 trạm bơm tại Sơn Tây Kinh tế

Vận hành hết công suất 6 trạm bơm tại Sơn Tây

TTTĐ - Chiều 7/9, nhằm ứng phó với tình hình lụt bão có thể xảy ra, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) cho vận hành hết công suất 6 trạm bơm nước.
Quảng Nam: Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU Kinh tế

Quảng Nam: Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU

TTTĐ - Từ năm 2023 đến nay, Quảng Nam không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ và xử lý. Tuy nhiên, tàu cá của tỉnh này vẫn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài.
Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo Kinh tế

Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

TTTĐ - A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bình Điền đồng hành cùng nhà nông Lào Doanh nghiệp

Bình Điền đồng hành cùng nhà nông Lào

TTTĐ - Công ty PHAIBOUN TRAIDING IM&EX Co. Ltd. (Lào) và Công ty Cổ phần Bình Điền Quảng Trị vừa ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến bà con nông dân Lào.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 5.000 hecta cây trồng ứng dụng công nghệ cao Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 5.000 hecta cây trồng ứng dụng công nghệ cao

TTTĐ - Tính đến tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 369 cơ sở sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, với quy mô diện tích 5.168ha, ước sản lượng cung cấp ra thị trường khoảng 98.406 tấn/năm.
Xem thêm