Tag

Độc đáo lớp học Lịch sử tại trường Đại học đầu tiên của Việt Nam

Nhịp sống trẻ 17/08/2022 04:54
aa
TTTĐ - Khóa học mang tên “Bút nghiên dư ảnh” vừa được tổ chức tại khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây là cơ hội giúp các bạn nhỏ được tìm hiểu và trải nghiệm về lịch sử đạo học Việt Nam thời kỳ trung đại, cũng như những sinh hoạt trong trường Quốc Tử Giám xưa.
Tín hiệu vui từ việc dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông Tập huấn đại trà cho giáo viên về môn lịch sử cấp THPT trong tháng 9 Bộ GD&ĐT sửa chương trình Giáo dục phổ thông, không còn chia các nhóm môn

Học Lịch sử không chỉ là đọc – chép

Cứ đến sáng thứ bảy, không khí nhà Tiền đường (Văn Miếu – Quốc Tử Giám) lại trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Tại đây có một lớp học mang tên “Bút nghiên dư ảnh” gồm 24 học sinh. Tham gia lớp học với trang phục áo dài tứ thân truyền thống, các em từ 11 đến 13 tuổi sẽ được thảo luận về nhiều kiến thức lịch sử.

Lớp học “Bút nghiên dư ảnh” nằm trong dự án Không gian văn hóa Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Theo lý giải của đội ngũ sáng lập, “bút nghiên” tượng trưng cho bút lông và nghiên mực; còn “dư ảnh” được hiểu là việc tái hiện những hình ảnh của quá khứ. Trong 5 tuần tham gia vào lớp học, các em sẽ lần lượt được tìm hiểu về lịch sử đạo học Việt Nam thời kỳ trung đại, thông qua phương pháp giáo dục khai phóng.

Khoá học “Bút nghiên dư ảnh”, các em không cảm thấy áp lực với việc học Lịch sử
Học khoá “Bút nghiên dư ảnh”, các em không cảm thấy áp lực với việc học Lịch sử

“Học lịch sử ở đây thì có thêm hoạt động thực tế, thay vì chỉ ngồi và trả lời câu hỏi khi học ở trường.”, đó là những ấn tượng của em Nguyễn Hồ Thiện Quang, học sinh trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ) về lớp học đặc biệt này.

Xưa kia, Quốc Tử Giám là nơi dạy chữ Nho, dạy người học về nhân nghĩa, đào tạo hiền tài, phụng sự việc kinh bang tế thế, dựng nước giúp đời. Dẫu không còn là trường học đúng nghĩa như xưa nhưng với nỗ lực của những người thực hiện dự án, lớp học đã tái hiện phần nào không khí của một nền lịch sử văn hiến rạng rỡ.

“Bởi vì tìm hiểu về đạo học thời Trung đại, cho nên mình sẽ phải trích dẫn tài liệu, phải nghiên cứu một số thư tịch cổ. Khi soạn bài, mình cũng cố gắng chắt lọc những ý phù hợp với mức độ nhận thức của các con, thiết kế những hoạt động mang tính trải nghiệm nhiều hơn, không gò ép để các con thoải mái.”, thầy giáo trẻ Trần Quang Minh chia sẻ về quá trình dạy học.

Cũng theo thầy Minh, để thu hút được các em nhỏ hứng thú với những kiến thức Lịch sử có phần khô cứng, đội ngũ những người giảng dạy phải biên soạn bài giảng theo trình tự dễ hiểu, lọc ra những ý cốt yếu, sau đó tìm những cách diễn đạt cùng các hoạt động đi kèm.

Thầy giáo Trần Quang Minh trong một buổi lên lớp
Thầy giáo Trần Quang Minh trong một buổi lên lớp

Sau buổi học, em Nguyễn Huy Bình, học sinh trường Tiểu học Long Biên (quận Long Biên) vẫn tràn đầy hứng khởi cho biết: “Em rất thích học môn Lịch sử. Đến đây, em có thể ôn lại những kiến thức đã học.”

Tái hiện lại không khí học tập, thi cử thời kỳ phong kiến, thông qua những hình ảnh, từ chiếc bút lông đến nghiên mực; câu chuyện về tình thầy trò, đạo làm người của thế hệ trước, các em học sinh ngày càng thêm yêu lịch sử, yêu những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

“Em đã hiểu thêm về truyền thống đạo học của người Việt thời xưa; đạo làm người để sống và ứng xử cho đúng thuần phong mỹ tục. Ngay cả động tác cúi chào thầy trước khi vào lớp học cũng chứa đựng nhiều thông điệp, giá trị nhân văn”, Hoàng Hà My, học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy) chia sẻ sau buổi học thứ 3.

Không chỉ cuốn hút con trẻ, lớp học cũng đem đến cho các bậc phụ huynh cái nhìn tích cực hơn với việc học Lịch sử. “Mình rất hào hứng để con tham gia. Đây là một lớp học rất lạ nhưng rất hay, để con có thể tiếp cận văn hóa lịch sử một cách nhân văn mà rất thú vị.”, chị Nguyễn Thị Hồng Châm (quận Tây Hồ) cho biết.

Học Lịch sử để tạo ra “căn cước văn hóa” của mình

“Đối với khóa học “Bút nghiên dư ảnh”, khóa học tập trung vào nhóm trẻ từ 11 đến 13 tuổi, đây là độ tuổi các con tiến vào quá trình hình thành cá tính của mình, tiếp xúc với đời sống xã hội và có thể tạo ra căn cước văn hóa của mình.”, đó là chia sẻ của bà Hoàng Đoan Trang, đồng Chủ nhiệm Dự án Không gian văn hóa Quốc Tử Giám.

Nhiều kiến thức lý thú được các em nhỏ hào hứng tiếp nhận
Nhiều kiến thức lý thú được các em nhỏ hào hứng tiếp nhận

Nếu như trước đây các lớp học lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám tập trung vào việc giúp học sinh trải nghiệm di sản, tìm hiểu lịch sử về các mảng kiến trúc, sự kiện, hiện tại, lớp học “Bút nghiên dư ảnh” chú trọng vào nội dung lịch sử xoay quanh câu chuyện khoa cử thời xưa, đạo thầy trò, đạo làm người, lịch sử phát triển của chữ viết...

Đánh giá về “Bút nghiên dư ảnh”, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết: “Những lớp học như này sẽ tạo nên một hình thức học Lịch sử mới mẻ, hấp dẫn, sáng tạo. Việc tham gia lớp học sẽ nuôi dưỡng tình yêu văn hóa, lịch sử cho các em nhỏ; từ đó vững bước trên con đường hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được hồn của dân tộc Việt Nam trước tình hình đầy biến động hiện nay.”.

Các hoạt động trực quan, tái hiện những nếp sinh hoạt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám xưa – trường Đại học đầu tiên của nước ta, chính là điểm mới lạ của lớp học trong việc truyền tải những kiến thức lịch sử, văn hóa cho các bạn nhỏ. Điều này cũng giúp các em có thêm nguồn cảm hứng cho việc học tập của chính mình trước khi bước vào năm học mới.

Đọc thêm

Nhà khoa học trẻ tự tin, dấn thân hơn đóng góp cho đất nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhà khoa học trẻ tự tin, dấn thân hơn đóng góp cho đất nước

TTTĐ - Tại chương trình gặp mặt các tài năng nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất, năm 2024, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân kêu gọi các nhà khoa học trẻ tự tin và dấn thân hơn, đóng góp vào việc xây dựng thể chế, định hình hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa, cách sống, lao động của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai Camera 360 trẻ

Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai

Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, Ngày hội Nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikTok Creators Summit Việt Nam 2024) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã chào đón sự tham gia của hơn 200 nhà sáng tạo nội dung trong nước và quốc tế.
Phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên 2024 Khởi nghiệp sáng tạo

Phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên 2024

TTTĐ - Sáng 22/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC phối hợp cùng Trường Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024.
Tuổi trẻ Kon Tum tiên phong, xung kích xây dựng quê hương Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tuổi trẻ Kon Tum tiên phong, xung kích xây dựng quê hương

TTTĐ - Sáng 22/11, tại TP Kon Tum, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.
Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII năm 2024 Camera 360 trẻ

Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII năm 2024

TTTĐ - Tối 21/11, tại Khu di tích cách mạng lịch sử và du lịch sinh thái Hố Lang, phường Tân Bình, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII và công nhận Huấn luyện viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp tỉnh Bình Dương và Bình Phước năm 2024.
Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Chuyển đổi số

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Ngày 21/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim). Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối - Blockchain để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của bạn trẻ có độ tuổi từ 18 – 35.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo

TTTĐ - Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11 Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Xem thêm