Hải Phòng thông qua nghị quyết quy định thu, chi phí tham quan
Công nhận rừng dừa nước Tịnh Khê là điểm du lịch Trà sen Hiền Xiêm – Sản phẩm OCOP 4 sao của quận Tây Hồ Phê duyệt Đề án phát triển du lịch Hải Phòng định hướng đến 2030 |
Thị trấn Cát Bà nhìn từ trên cao |
Theo đó, đối tượng áp dụng của nghị quyết dành cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố; các cơ quan, tố chức, cá nhân có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn của Hải Phòng sẽ phải nộp phí theo quy định đã thông qua tại nghị quyết.
Quy định mức giá thu phí các điểm tham quan của Hải Phòng |
Ngoài ra, một số trường hợp được miễn phí tham quan khi khách là các đoàn đại biểu, khách mời của thành phố; người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật; hành khách tham gia giao thông ngoài mục đích tham quan, du lịch theo tuyến vận tải thủy nội địa; trẻ em dưới 6 tuổi hoặc trẻ em có chiều cao dưới 1,2m; học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thuộc thành phố tổ chức tham quan ngoại khóa hàng năm có đăng ký với đơn vị quản lý trực tiếp danh lam, thắng cảnh.
Các trường hợp được giảm 50% phí tham quan bao gồm: Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”; người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật; người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên); các đối tượng là hộ nghèo (có xác nhận của chính quyền địa phương), đồng bào dân tộc thiểu số ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các chuyên gia nghiên cứu về danh lam thắng cảnh; sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng do nhà trường tổ chức tham quan ngoại khóa hàng năm có đăng ký với các đơn vị quản lý trực tiếp danh lam thắng cảnh; trường hợp khách tham quan đồng thời thuộc từ 2 đối tượng quy định tại Mục 2 thì chỉ được giảm 50% mức phí.
Về việc quản lý và sử dụng phí, Nghị quyết nêu rõ: Đối với phí do Ủy ban Nhân dân xã Gia Luận huyện Cát Hải thu: Nộp 100% số phí thu được vào ngân sách Nhà nước; đối với các phí do Vườn Quốc gia Cát Bà và Trung tâm Dịch vụ du lịch và quản lý di tích lịch sử Đồ Sơn thu: Để lại 100% số phí thu được cho đơn vị thu phí quản lý, sử dụng; đối với các phí do Ban Quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà thu: Đơn vị thu phí được để lại 21% số phí thu được; 79% nộp ngân sách Nhà nước.
Tổ chức thu phí có trách nhiệm quản lý và sử dụng tiền phí theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, Nghị định số 82/2023/NĐ-CP, Thông tư số 85/2019/TT-BTC và Thông tư số 106/2021/TT-BTC; tổ chức thu phí phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí thu được; công khai tài chính theo quy định hiện hành của pháp luật.
Bên cạnh đó, Nghị quyết bãi bỏ khoản 7 Điều 1 Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 của Hội đồng Nhân dân thành phố về việc quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hải Phòng và Phụ lục số 07 quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND.
Nghị quyết 06/2024/NQ-HĐND này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2024.