Tag

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt

Thị trường - Tài chính 09/05/2025 15:00
aa
TTTĐ - Theo chia sẻ của đại biểu Quốc hội, có khoảng 200.000 nông dân trồng dừa và hàng trăm doanh nghiệp chế biến rất lo lắng sản phẩm nước dừa chế biến của họ có thể bị coi là nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...
Đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ kinh doanh golf Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế thuốc lá

Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml.

Theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu nhiều áp lực từ bên ngoài và còn nhiều bất ổn ở khu vực tiêu dùng, dịch vụ thì việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng để đảm bảo tính bao quát, toàn diện.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình) cho rằng, việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, việc này ở thế giới và tại Việt Nam cũng có những nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng lại chưa có cơ sở khoa học vững chắc để khẳng định rằng, nước giải khát có đường là nguyên nhân chính và duy nhất gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thừa cân, béo phì là hệ quả của nhiều nguyên nhân như thói quen ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý, yếu tố di truyền hoặc bệnh lý.

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế với nước ngọt
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình)

Hơn nữa, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách năm 2023 đã chỉ ra rằng, học sinh khu vực thành thị có tỷ lệ béo phì cao hơn nhưng lại tiêu thụ nước ngọt thường xuyên thấp hơn học sinh khu vực nông thôn.

Mặt khác, việc hấp thụ đường còn tùy vào cơ địa của từng người. Điều này cho thấy chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước giải khát có đường là nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, việc chỉ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên nhóm nước giải khát đóng gói sẵn có hàm lượng đường trên 5g/100ml có thể gây hiểu nhầm và dẫn đến hành vi tiêu dùng thay thế không mong muốn.

Người tiêu dùng có thể chuyển sang các loại thực phẩm và đồ uống khác có hàm lượng đường tương đương hoặc cao hơn nhưng không thuộc diện chịu thuế. Ví dụ, trà sữa, nước trái cây đường phố, cà phê pha sẵn… những nước này vốn khó kiểm soát cả về chất lượng và hàm lượng đường.

Theo bà Dung, trong bối cảnh hiện tại, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức, sức mua suy giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thị trường lao động chưa phục hồi hoàn toàn và các chính sách hỗ trợ hậu COVID-19 đang trong quá trình chuyển tiếp thì việc đưa vào áp dụng một sắc thuế mới hoặc điều chỉnh tăng thuế suất nếu thực hiện quá sớm có thể làm gia tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng, tổng cầu và ổn định kinh tế vĩ mô.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung kiến nghị cần lùi thời điểm áp dụng quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có hàm lượng đường 5g/100ml bắt đầu từ năm 2028 nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nghiên cứu, điều chỉnh sản phẩm, đầu tư, đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm thay thế.

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế với nước ngọt
Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hoá)

Thay vì áp dụng mức thuế như quy định của dự thảo luật hiện nay thì chúng ta nên áp dụng lộ trình tăng dần theo từng giai đoạn, ví dụ thay vì 8% thì có thể từ 3 - 7% rồi đến 10% để giúp doanh nghiệp có thời gian thích nghi, đồng thời có thể xem xét áp dụng mức thuế khác nhau tùy hàm lượng đường trong sản phẩm nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công thức theo hướng giảm đường, hướng đến tiêu dùng lành mạnh.

Đồng thuận với quan điểm trên, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hoá) cho rằng, đối với quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là nước giải khát có hàm lượng đường 5h/100ml sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất nước giải khát trong nước, nhất là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa chịu gánh nặng, tăng thêm chi phí, khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu sẽ khó khăn.

Giá thành sản phẩm tăng khiến cho tiêu dùng sẽ giảm, ảnh hưởng đến doanh thu và việc làm của người lao động. Hơn nữa, còn ảnh hưởng tới người nông dân vì ngành nước giải khát sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như mía đường, trái cây, cà phê…

Theo đại biểu Mai Văn Hải, nguyên nhân chính dẫn đến béo phì, tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm có nhiều nguyên nhân khác nhau như sử dụng bánh kẹo, sữa có đường và nhiều đồ ngọt khác chứ không riêng việc sử dụng nước giải khát có đường.

Do đó, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra cần có cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng hơn nữa những tác động ảnh hưởng từ việc áp thuế để có những biện pháp thực hiện hoặc lộ trình thực hiện phù hợp. Tại thời điểm hiện nay, đại biểu đề nghị chưa xem xét đánh thuế đối với nước giải khát.

Đánh giá việc tác động của áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường có thể ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và sản phẩm tự nhiên khác, đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho rằng, khái niệm nước giải khát có đường theo tiêu chuẩn của Việt Nam chưa được định nghĩa cụ thể, dẫn đến lo ngại sản phẩm tự nhiên như nước dừa, nước trái cây có thể bị đánh đồng với nước ngọt có ga.

Ông nêu thực tế, có khoảng 200.000 nông dân trồng dừa và hàng trăm doanh nghiệp chế biến rất lo lắng sản phẩm nước dừa chế biến của họ có thể bị coi là nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc áp dụng mức 10% cho nước gọt có ga là chưa phù hợp, ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp.

Với bất cập trên, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị lùi thời điểm áp thuế 1 năm, áp 8% năm đầu và 10% các năm tiếp theo. Giải pháp này sẽ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất, người dân thay đổi dần thói quen, Nhà nước đạt mục tiêu bảo vệ sức khỏe và hài hòa lợi ích của các bên.

Đứng ở góc độ nghiên cứu khác, đại biểu Cầm Thị Mẫn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá tán thành với việc quy định lộ trình áp thuế đối với mặt hàng mới. Đặc biệt, mặt hàng nước giải khát có đường là mặt hàng có mối liên hệ đến 25 ngành nghề liên quan trong chuỗi giá trị, như ngành hàng bán lẻ, du lịch, nhà hàng, khách sạn và hàng trăm ngàn hộ nông dân trồng mía, công ty sản xuất đường.

Tuy nhiên, với việc áp thuế đối với mặt hàng mới cần phải có lộ trình chuẩn bị dài hơi, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và gánh nặng về thuế, phí. Đặc biệt, khi Mỹ đang có động thái áp dụng thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngoài ra, Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược cũng kiến nghị nên áp mức thuế suất 5% đối với nhóm sản phẩm lần đầu tiên bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Đọc thêm

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh Thị trường - Tài chính

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh

TTTĐ - Chiều 9/5, tại thành phố Đà Nẵng, Thời báo Ngân hàng tổ chức Hội thảo “Kết nối tín dụng xanh – Khu công nghiệp xanh”. Hội thảo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển khu công nghiệp xanh là bước đi chiến lược, cấp thiết để Việt Nam ứng phó thách thức môi trường, nâng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư chất lượng cao.
Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp Kinh tế

Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp

TTTĐ - Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh” là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt khi đây là diễn đàn đầu tiên do Thời báo Ngân hàng tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc lựa chọn Đà Nẵng làm nơi khởi đầu không phải là ngẫu nhiên, mà xuất phát từ thực tế đây là một trong những địa phương tiêu biểu trong nỗ lực xanh hóa các khu công nghiệp.
Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia Thị trường - Tài chính

Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

TTTĐ - Về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, Chính phủ đề nghị áp dụng theo phương án 1 với mức thuế thấp hơn so với phương án 2 và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 đề phù hợp với bối cảnh và tình hình mới...
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu Thị trường - Tài chính

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ

TTTĐ - Việc giải ngân vốn đầu tư công của TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra. Do đó, thành phố sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp để quyết liệt tháo gỡ "điểm nghẽn" này.
Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI Doanh nghiệp

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

TTTĐ - Hệ thống điện ngày càng hiện đại, ổn định và liên tục không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà còn là cam kết chất lượng với hàng triệu khách hàng. Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng - Hotline - chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng Kinh tế

Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng

TTTĐ – Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng, các khu công nghiệp, Khu công nghệ thông tin tập trung và thêm chức năng quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi Thị trường - Tài chính

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

TTTĐ - Trước diễn biến giá vàng tăng cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD Thị trường - Tài chính

Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD

TTTĐ - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 290,7 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công Thị trường - Tài chính

Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ công tác giải ngân vốn đầu tư công nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc.
Xem thêm