Tag

Hình thành những thói quen tốt để đảm bảo thực phẩm an toàn

Chung tay vì an toàn thực phẩm 11/05/2024 18:12
aa
TTTĐ - Hà Nội đã bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng, thực phẩm có nguy cơ ôi thiu, mất an toàn rất cao. Chính vì thế, mỗi người cần hình thành những thói quen tốt để vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa thực hiện nếp sống văn minh, thân thiện.
Ngăn chặn thực phẩm không an toàn vào siêu thị Bảo đảm an toàn thực phẩm ở cổng trường Cách bảo quản thực phẩm những ngày nắng nóng

Những "sự cố" không ai muốn

Buổi chiều, trước giờ cơm, các bà trong xóm nhỏ ở Hoàng Mai (Hà Nội) đang đứng hóng gió chờ con, cháu về ăn thì thấy bà Miên bước từ taxi xuống. Tươi cười chào mọi người xong bà Miên tay xách nách mang, nhờ chú lái xe khuân vào nhà bao nhiêu thứ rồi lại chạy ngược trở ra.

Trên tay bà là 2, 3 chiếc hộp nhựa sạch sẽ, đựng đầy đồ ăn. Bà vừa vuốt mồ hôi vừa hớn hở khoe: "Tối qua các cháu đi bắt được mớ ốc nhồi ngon quá. Sáng nay tôi dậy sớm, kì cạch nấu nồi ốc chuối đậu ngon chuẩn công thức quê tôi. Chờ nguội rồi tôi mới san ra các hộp sạch, biếu mỗi bà một ít ăn cho biết vị.

Thứ ốc nhồi này lâu lắm mới thấy đấy, chứ bây giờ toàn ốc bươu vàng thôi, làm gì có ốc nhồi "xịn". Tôi phải thúc chú lái xe đi nhanh cho kịp giờ cơm đấy. Các bà ăn sẽ thấy lời tôi nói không sai tí nào. Ốc nhồi chuẩn đấy nhá".

Món ốc chuối đậu thơm ngon được nhiều người yêu thích (Ảnh minh họa)
Món ốc chuối đậu thơm ngon được nhiều người yêu thích (Ảnh minh họa)

Trước sự nhiệt tình, chu đáo của bà Miên, các bà trong xóm vui vẻ nhận, mỗi bà một câu, xôn xao ngõ nhỏ: "Quý hóa quá, bà thật vừa khéo tay vừa chu đáo"; "Đúng rồi, giờ toàn ốc bươu vàng lấy đâu ốc nhồi. Phải chuẩn là ốc nhồi nấu mới ngon"; "Lâu lắm rồi tôi chưa được ăn ốc nhồi thật. Cảm ơn bà nhé! Lần nào bà về quê cũng có quà cho chúng tôi thế này...".

Mỗi người cầm hộp quà quê bà Miên cho nhưng mang những ý nghĩ khác nhau. Bà Hồng vui vẻ đổ vào nồi, đun sôi thật kĩ, đúng lúc các con đi làm về, cả nhà ngồi ăn quây quần bên nhau. Được giới thiệu là ốc nhồi "xịn" từ quê bà Miên, ai nấy đều ăn nhiệt tình.

Ở nhà bà Thu, con dâu hạ giọng nói nhỏ: "Mẹ ơi, ốc là thứ đồ lạnh, bà Miên nấu từ sáng sớm, xong lại để trong cốp xe ô tô đi suốt gần 200 cây số dưới trời nắng nóng như thế này con sợ không đảm bảo mẹ ạ. Đúng là quý thật nhưng nhà mình toàn người yếu bụng, ăn vào nhỡ thế nào thì...".

Bà Thu tần ngần nhưng cũng hiểu ý con, bà lặng lẽ bỏ hộp thức ăn vào thùng rác.

Sáng hôm sau, các bà lại bế cháu ra ngõ chơi. Bà Miên xởi lởi đon đả hỏi: "Các bà ăn món chuối đậu ốc nhồi chưa, chuẩn ngon quê tôi, chuẩn ốc nhồi "xịn" nhỉ?". Bà Thu hơi gượng nhưng cũng đáp lại: "Ngon lắm bà ơi, đúng là lâu lắm rồi tôi mới được ăn ốc ngon như thế. Cảm ơn bà nhé".

Bà Hồng còn gượng hơn, cũng khen ngon nhưng sau khi bà Miên chào họ để đi chợ, hai bà nhìn nhau, ngài ngại. Bà Hồng kể: "Cả nhà tôi tối qua nhâm nhẩm đau bụng, không hẳn là bị tiêu chảy nhưng cũng ấm ách khó chịu, phải uống thuốc mới đỡ".

Bà Thu thì thở phào: "Cũng may con dâu tôi nó "tỉnh táo".

Những bắp ngô luộc vào mùa hè dễ bị ôi thiu nếu không được bảo quản đúng cách (Ảnh minh họa)
Những bắp ngô luộc vào mùa hè dễ bị ôi thiu nếu không được bảo quản đúng cách (Ảnh minh họa)

Tương tự, chị Thảo (ở quận Long Biên, Hà Nội) cũng gặp phải tình huống vô tình mà lại rất ái ngại. Sáng hôm ấy, chị đi chợ mua được hơn chục bắp ngô nếp rất ngon, mang về nhà luộc. Do có việc phải đi, nên chị trưa hôm đó chị đã vội đi mà quên cất vào tủ lạnh.

Chiều hôm ấy mẹ chị thấy còn nhiều quá, tiếc, rủ các bà trong xóm sang chơi. Các bà vừa ngồi xem TV vừa nói chuyện rôm rả, "giải quyết" gần hết số ngô. Đến khi chị Thảo về, kiểm tra thấy ngô đã có mùi không được thơm ngon, chỉ biết thầm mong các bà không ai bị đau bụng.

Càng quý thì càng phải cẩn thận

Trở lại câu chuyện món ốc chuối đậu, mấy hôm sau, bà Miên nghe loáng thoáng chuyện, gặp hai bà cứ xin lỗi mãi. Bà phân bua là do thấy đồ ăn ngon nên nghĩ ngay đến hàng xóm mà quên mất rằng trời nắng nóng như thế này thì nên để ý đến việc vệ sinh, an toàn thực phẩm hơn.

Còn các bà hàng xóm cũng gạt đi, tất cả đều cho rằng tình cảm xóm giềng là rất đáng quý, bà Miên nghĩ đến họ như vậy là rất tốt rồi, chỉ có điều do thời tiết nóng bức, thực phẩm rất dễ ôi thiu, đó là chuyện không may, không ai mong muốn...

Bà Miên cũng đã rút ra bài học cho mình, càng quý nhau thì càng phải cẩn thận, giữ gìn, nếu không "thương nhau như thế bằng mười hại nhau".

Trong câu chuyện này, rõ ràng không ai là người có lỗi, đó chỉ là những tình huống, những "sự cố" không ai mong muốn, xuất phát từ sự quý mến nhau mà ra. Hà Nội vẫn là một không gian sống mà ở đó tình làng nghĩa xóm luôn được chúng ta trân trọng.

Không phải ai cũng sinh ra, lớn lên tại thành phố này. Nhiều người trong số chúng ta chọn gắn bó với Hà Nội, coi đây là quê hương thứ hai của mình. Nơi đây, chúng ta sống nhiều năm, hình thành nên nhiều mối quan hệ "bán anh em xa, mua láng giềng gần".

Chỉ nên biếu tặng nhau những thực phẩm đảo bảo tươi ngon (Ảnh minh họa)
Chỉ nên biếu tặng nhau những thực phẩm đảo bảo tươi ngon (Ảnh minh họa)

Sự thân thiết, tình thân vì thế mà giúp cộng đồng, tổ dân cư, khu phố, ngõ xóm của Hà Nội trở nên khăng khít, bền chặt, trở thành không gian đậm đà tình cảm, cho chúng ta một môi trường sống vô cùng gắn bó.

Chuyện biếu nhau chút quà quê, chia sẻ với nhau củ khoai, bắp ngô hay những món ăn ngon vừa là thể hiện tình cảm như anh em trong gia đình, vừa là sự "chia ngọt sẻ bùi" trong cuộc sống.

Dù vậy, câu chuyện cũng khiến những người trong cuộc và mỗi người đọc được bài báo này rút kinh nghiệm cho mình. Theo đó, chúng ta nên hình thành những thói quen tốt, như vậy vừa duy trì, giữ gìn được tình làng nghĩa xóm nơi phố thị lại vừa giữ gìn được vệ sinh cho đồ ăn thức uống, bảo vệ sức khỏe cho mình và mọi người.

Đó là ý thức hơn chút nữa về đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng bằng việc bảo quản đúng cách, đúng tiêu chuẩn, giữ cho đồ ăn, thức uống luôn không bị ôi thiu trong điều kiện thời tiết dễ sinh ra vi khuẩn. Không nên tiếc mà cố ăn hay "nhờ" nhau ăn hộ những thứ đồ ăn đã để lâu mà không được bảo quản.

Chúng ta cũng nên tính toán, giảm lượng thức ăn mua hoặc chế biến quá nhu cầu sử dụng, tránh việc phải ăn cố hoặc vứt đi, lãng phí. Chỉ mua đủ số lượng cần thiết, nếu không dùng hết thì cất trong tủ lạnh, tủ đông.

Đặc biệt, chúng ta vẫn có thể cho, biếu, tặng nhau đồ ăn, thức uống nhưng phải đảm bảo tươi ngon, vừa mua, vừa chế biến. Bởi đồ ăn có tươi ngon, được người ăn đón nhận nhiệt tình và mang lại giá trị dinh dưỡng thì mới tăng giá trị tình cảm, thắt chặt tình hàng xóm, láng giềng.

Có như thế thì tình cảm mới được trao - nhận một cách trọn vẹn, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa người Hà Nội luôn cởi mở, chân thành, văn minh và thân thiện.

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm