Tag

Hội chợ hàng OCOP - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

Nông thôn mới 09/12/2024 15:29
aa
TTTĐ - Hà Nội đang là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng các sản phẩm OCOP, trong đó, nhiều sản phẩm tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay việc tiêu thụ các sản phẩm này vẫn còn những khó khăn nhất định. Để đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, thành phố đã đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm tại nhiều địa điểm, đặc biệt là qua các hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, hệ thống siêu thị…
Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ của Thủ đô vươn tầm thế giới Độc đáo phiên chợ đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội: Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm Lễ hội mua sắm 2024: Quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề tiêu biểu

Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP

Qua 5 năm thực hiện, chương trình OCOP đã tạo nên phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của các địa phương; góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất. Tại Hà Nội, hiện có 29/30 quận, huyện, thị xã đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao.

Để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP, thời gian qua, Sở Công thương Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động như tổ chức hội chợ “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”. Hội chợ nhằm quảng bá, tuyên truyền sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm hàng hóa tới người tiêu dùng; hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu Việt tới người tiêu dùng.

Song song đó, Sở tổ chức hoạt động bán hàng lưu động, các phiên chợ Việt, hội chợ hàng Việt, tuần hàng Việt, tuần sản phẩm OCOP, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm Việt; các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, Sở tổ chức hội nghị liên kết, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các kênh phân phối, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Các doanh nghiệp tham gia hội chợ với mong muốn đưa sản phẩm của địa phương vươn xa hơn ở thị trường trong nước và quốc tế  (Ảnh Đ.Minh)
Hà Nội đang là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng các sản phẩm OCOP, trong đó, nhiều sản phẩm tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.

Là một trong những đơn vị tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm OCOP, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Đông cho biết: Saigon Co.op luôn tích cực tham gia những sự kiện xúc tiến thương mại của các địa phương; chủ động tìm kiếm, mở rộng nguồn cung theo nhu cầu tiêu dùng; xây dựng các hồ sơ, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân, cơ sở sản xuất tại địa phương những điều kiện cần và đủ để nhanh chóng đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống.

Hiện tại hệ thống bán lẻ Saigon Co.op có hơn 130 mặt hàng OCOP gồm trái cây, trứng gia cầm, mật ong, yến sào chưng đường phèn, bột rau củ các loại, nước màu dừa, tiêu, miến dong, bánh tráng, hạt điều… đến từ các hợp tác xã của Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kiên Giang, Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Nguyên và đều được người tiêu dùng ưa chuộng.

Kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP, thời gian qua, ngành công thương đã có những giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất. Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Bám sát tình hình thực tế, đồng hành cùng doanh nghiệp, Sở Công thương đã và đang thực hiện nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống các siêu thị.

Theo đó, sở đã tăng cường tuyên truyền quảng bá sâu rộng các vùng sản xuất, sản phẩm OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên phương tiện thông tin đại chúng; thường xuyên tiến hành rà soát danh mục sản phẩm OCOP cần kết nối vào các kênh phân phối (siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu của Hà Nội) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối để tổ chức kết nối, tiêu thụ theo nhu cầu.

Bên cạnh đó, ngành Công Thương Hà Nội tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP như triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, trưng bày, kết nối trên các sàn giao dịch thương mại điện tử... cho các sản phẩm OCOP.

“Về lâu dài, ngành công thương tiếp tục tổ chức có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị giao thương, hội chợ, triển lãm, tuần hàng... để đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP giới thiệu đến người tiêu dùng, kết nối vào các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm; thông tin mời các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của một địa phương
Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của một địa phương

Để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm OCOP, sắp tới Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức “Hội chợ hàng OCOP năm 2024”. Dự kiến hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 20 - 23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26 - 29/12/2024 tại Đường ĐX3, Công viên Đặng Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Hội chợ là dịp để giới thiệu đến người dân Hà Nội, cũng như cả nước, về những sản phẩm OCOP chất lượng đã được công nhận và đánh giá cao; Kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, bình ổn thị trường đặc biệt vào dịp cuối năm, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố.

Đây cũng là hoạt động xúc tiến thương mại, nông nghiệp, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các quận, huyện; phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân; kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm; cũng như nâng cao nhận thức, lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng, thương hiệu sản phẩm Việt, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

“Hội chợ hàng OCOP năm 2024” có quy mô khoảng 150 - 200 gian hàng. Trong đó, có khu gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông sản, thực phẩm; sản phẩm OCOP tiêu biểu, đặc sản vùng miền và làng nghề truyền thống của Hà Nội và các tỉnh, thành phố (60 gian hàng các tỉnh, thành phố; 30 gian hàng các doanh nghiệp Hà Nội).

Trang trí chung của khu vực tổ chức bán hàng bao gồm: Khu giao thương và kích cầu tiêu thụ sản phẩm (20 gian hàng); Khu trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm tiêu biểu của Hà Nội (30 gian hàng); Khu trưng bày, giới thiệu các sản phẩm định hướng xuất khẩu (30 gian hàng); Khu không gian ẩm thực (30 gian hàng); Các mô hình, tiểu cảnh trang trí về sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, du lịch nông nghiệp, làng nghề truyền thống (từ 10 - 15 tiểu cảnh trang trí).

Tham gia Hội chợ là các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuât và các đơn vị (Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại/Khuyến công...) của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Sản phẩm trưng bày, quảng bá giới thiệu gồm: Dệt may; da giày; đồ gia dụng; hàng tiêu dùng; thủ công mỹ nghệ; nông sản; thực phẩm; đồ uống sản phẩm OCOP...

Đọc thêm

Hà Nội vận hành 121 trạm bơm lấy nước gieo cấy vụ xuân 2025 Nông thôn mới

Hà Nội vận hành 121 trạm bơm lấy nước gieo cấy vụ xuân 2025

TTTĐ - Tận dụng tối đa nguồn nước điều tiết hồ thủy điện, Hà Nội vận hành 121 trạm bơm lấy nước phục vụ đổ ải, gieo cấy vụ xuân 2025 trong ngày đầu tiên của đợt 1.
Định hướng tương lai phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam Nông thôn mới

Định hướng tương lai phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh hội nhập và biến đổi khí hậu, ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần những bước đi đột phá. Tọa đàm "Tương lai ngành hoa cây cảnh Việt Nam" do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức là cơ hội để các bên quan tâm cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho sự phát triển bền vững.
Quảng Nam: Tăng tốc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Kinh tế

Quảng Nam: Tăng tốc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn vừa chủ trì cuộc họp với các Ban, Sở, ngành và địa phương nhằm đánh giá tình hình thực hiện 3 chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Nông dân Thủ đô "muốn đi xa hãy đi cùng nhau" Nông thôn mới

Nông dân Thủ đô "muốn đi xa hãy đi cùng nhau"

TTTĐ - Chiều 7/1, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, 15 năm thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 20/10/2009 của UBND thành phố; Tổng kết Công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phát động thi đua năm 2025.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Huyện Văn Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì Nông thôn mới

Huyện Văn Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

TTTĐ - Chiều 4/1/2025, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Văn Yên đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) năm 2024 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Phú Yên: Tương ớt Đồng Cam đạt chuẩn OCOP nhờ thay đổi cách làm Nông thôn mới

Phú Yên: Tương ớt Đồng Cam đạt chuẩn OCOP nhờ thay đổi cách làm

TTTĐ - Sản phẩm Tương ớt Đồng Cam của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Hòa Hội (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên), vừa được Hội đồng thẩm định OCOP huyện Phú Hòa đánh giá và cấp giấy chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.
Bí quyết để Văn Yên về “đích” huyện Nông thôn mới trước thời hạn Nông thôn mới

Bí quyết để Văn Yên về “đích” huyện Nông thôn mới trước thời hạn

TTTĐ - Trong giai đoạn 2011-2024, huyện Văn Yên thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị xã hội, huyện đã “về đích” sớm hơn kế hoạch 1 năm và được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Văn Yên đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2024.
Huyện Văn Yên được công nhân đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2024 Nông thôn mới

Huyện Văn Yên được công nhân đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2024

TTTĐ - Ngày 2/1/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 01/QĐ-TTg công nhận huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đạt chuẩn Nông thôn mới, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của tỉnh cũng như trong hành trình xây dựng Nông thôn mới của cả nước.
Hà Nội: Huyện Hoài Đức đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Hà Nội: Huyện Hoài Đức đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xem thêm