Tag

Khắc sâu lời dạy của Bác

Người Hà Nội 02/09/2023 08:00
aa
TTTĐ - May mắn được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần, xúc động vô bờ vì nhận được sự quan tâm, yêu mến của vị Cha già dân tộc, những người Hà Nội luôn khắc sâu những lời dạy của Bác để thành công dân Thủ đô gương mẫu, làm được nhiều việc có ích cho xã hội.
Các điển hình tiên tiến trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo công dâng Bác 110 "Người con hiếu thảo" báo công dâng Bác “Giai điệu tự hào - Tuổi trẻ Thủ đô làm theo lời Bác” - chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng lễ Quốc khánh

Ông tiên của các cháu nhỏ

Ngày 1/1/1956, cô bé Lê Bích Châu khi ấy mới 13 tuổi được Thành đoàn Hà Nội chọn vào chúc Tết Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch; Cùng đi có các nữ sinh ưu tú của trường THCS Trưng Vương, trường Tây Sơn và con em của 12 Đại sứ quán tại Hà Nội. Bà Châu khi ấy là Liên đội trưởng trường tư thục Tây Sơn.

Cũng như tất cả bạn bè của mình lúc bấy giờ, bé Lê Bích Châu vô cùng xúc động. Khi được chọn để đi gặp Bác, bà đã về “khoe” với bố mẹ mình. Gia đình bà vui lắm. Cho đến bây giờ bà vẫn nhớ cảm giác tự hào, sung sướng, hãnh diện của bản thân và những người thân.

Trong kí ức của bà Châu vẫn còn nhớ như in về ngày hôm đó, chỉ có khoảng 1 tiếng đồng hồ, Bác cháu cùng nhau quây quần, chuyện trò và múa hát rất vui vẻ. Bác Hồ với râu tóc bạc phơ, như ông tiên hiền từ và gần gũi, thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho thiếu nhi Thủ đô.

Bà Lê Bích Châu bên bức ảnh chụp bà và các bạn được gặp Bác Hồ
Bà Lê Bích Châu bên bức ảnh chụp bà và các bạn được gặp Bác Hồ

Bác ân cần hỏi từng cháu tên gì, học trường nào, bao nhiêu tuổi, bố mẹ làm gì, khỏe mạnh không rồi Bác phát kẹo cho các em thiếu nhi. Điều đó cho thấy sự quan tâm, tỉ mỉ, chăm lo đến mỗi người dân của Bác. Chiếc kẹo Bác phát cho, cô bé Châu để dành mãi, dành mãi không dám ăn. Đó cũng là niềm vinh dự, tự hào của riêng cô, khiến cô bé lúc nào cũng cố gắng phấn đấu là con ngoan trò giỏi và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

Bé Lê Bích Châu còn vinh dự được gặp Bác Hồ 2 lần nữa nhưng đây là lần được gần Bác nhất. Bức ảnh em bé Châu bụ bẫm, má tròn tròn rạng ngời hạnh phúc đứng cạnh Bác cùng các bạn thiếu nhi được bà giữ gìn như báu vật suốt 67 năm qua. Để hồi tháng 5 vừa rồi, bà trao tặng lại Bảo tàng Hà Nội và cùng lan tỏa câu chuyện về kỉ niệm vô cùng đáng nhớ mà mình được trải qua trong đời.

Điều đặc biệt nhất với bà Châu, khắc ghi sâu trong tim lời dạy của Bác Hồ, bà luôn cố gắng trở thành một người Hà Nội gương mẫu, sống có ích với xã hội. Là người giáo viên Nhân dân, trải qua giảng dạy và quản lý tại trường THPT Chu Văn An rồi đứng ở vị trí Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, bà Châu lúc nào cũng tâm niệm sống sao cho xứng đáng với sự tin yêu mà Bác Hồ dành cho mình.

Những kỷ niệm quý giá

Là người con của bà Hoàng Thị Ngân được vinh dự gặp và chụp ảnh cùng Bác Hồ ngày 28/12/1958 tại Phủ Chủ tịch, cô Trần Mai Hương kể lại câu chuyện vô cùng cảm động. Đối với bà Hoàng Thị Ngân, bức ảnh quý hiếm đến mức năm 1972, khi bom Mỹ dội xuống ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội bây giờ), một quả “lạc” vào ngõ Lý Thường Kiệt nơi nhà bà ở lúc bấy giờ, thứ duy nhất mà bà bằng mọi cách để cứu ra không phải là tài sản hay thứ gì có giá trị khác mà chính là bức ảnh chụp với Bác Hồ. Do hậu quả của bom nổ, bức ảnh bị mờ một phần và theo lời kể của cô Trần Mai Hương thì mẹ cô rất buồn vì điều này.

Đằng sau bức ảnh vẫn còn ghi rõ bút tích của bà Hoàng Thị Ngân kể về sự kiện năm ấy bà cùng 10 phụ nữ tiêu biểu của Thủ đô được bác sĩ Trần Duy Hưng (Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội lúc bấy giờ) dẫn vào Phủ Chủ tịch cùng các chị em trên cả nước cùng chúc Tết Bác Hồ.

Lúc bấy giờ bà Hoàng Thị Ngân đang mang thai nên có thể nói cô Trần Mai Hương được “gặp” Bác Hồ từ lúc còn trong bụng mẹ. Đó là điều khiến cô Mai Hương vô cùng tự hào về mẹ mình.

Theo lời kể của cô Mai Hương, gia đình ông bà ngoại cô vốn là người buôn bán tại phố Tràng Tiền, Hà Nội. Cô gái Hoàng Thị Ngân sinh trong gia đình có điều kiện nhưng sớm giác ngộ cách mạng, đi theo đoàn quân 9 năm kháng chiến gian khổ và cùng đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô, hát khúc ca khải hoàn ngày 10/10/1954. Trong suốt những năm tháng sau đó, bà Hoàng Thị Ngân là cán bộ phụ nữ hoạt động rất năng nổ. Phát huy niềm tự hào từ những thành tích của mẹ mình, cô Mai Hương cũng luôn tâm niệm sống là người tử tế và thật có ích cho xã hội, xứng đáng là người phụ nữ Thủ đô thanh lịch, văn minh.

Bà Nguyễn Thị Nga (bên phải) xúc động kể lại những kỉ niệm về Bác Hồ
Bà Nguyễn Thị Nga (bên phải) xúc động kể lại những kỉ niệm về Bác Hồ

Bà Nguyễn Thị Nga là người có vinh dự và may mắn được gặp Bác Hồ 2 lần, lần nào cũng để lại trong lòng bà Nga những kỉ niệm vô cùng xúc động.

Đặc biệt, trong Đại hội Thể thao Thủ đô vào tháng 2 năm 1961, khi ấy, bà Nga là tổ trưởng tổ bóng chuyền trong khối cơ quan Trung ương. Lúc bế mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến và hỏi thăm từng người “Cháu ở đơn vị nào?”. Đến lượt bà Nga, Bác chưa hỏi xong bà đã… trả lời luôn. Bác Hồ thấy cô cháu lém lỉnh, nhanh mồm nhanh miệng quá, tặng cho tràng pháo tay. Cả đoàn lúc ấy cười ầm lên rất vui vẻ. Kỉ niệm ấy khiến bà Nga nhớ mãi.

Những câu chuyện, những kí ức được kể lại cho thấy niềm vinh dự và tự hào khi được gặp Bác Hồ luôn được người Hà Nội trân trọng đặt sâu trong trái tim mình. Tình cảm thiêng liêng ấy còn là động lực, là tâm niệm để mỗi công dân Thủ đô cố gắng phấn đấu thực hiện theo lời Bác dạy, nỗ lực xây dựng Thủ đô và đất nước đẹp giàu.

54 năm từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đi xa nhưng lời Người dạy vẫn vang vọng khắp non sông. Lớp lớp công dân Hà Nội hôm nay luôn nỗ lực phấn đấu để mỗi người đều góp một phần công sức cống hiến cho Thủ đô và đất nước.

Trong mọi việc làm, hành động của người Hà Nội hôm nay luôn có Bác sáng soi, dẫn đường. Hoạt động đẩy mạnh làm việc và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn được Hà Nội chú trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục, thường trực trong tâm thức.

Chính bởi vậy, những nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội được gìn giữ và phát huy cũng như điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kì, từng giai đoạn để vừa đậm đà bản sắc truyền thống mà vẫn thích hợp với hiện đại.

Đọc thêm

Ghi nhớ công lao Hoàng đế Lê Thái Tổ Người Hà Nội

Ghi nhớ công lao Hoàng đế Lê Thái Tổ

TTTĐ - Sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chỉ đạo Ban Quản lý di tích danh thắng khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Xem thêm