Tag

Kinh tế tập thể, hợp tác xã là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân

Kinh tế 08/11/2022 18:10
aa
TTTĐ - Chiều 8/11, Ban Tuyên giáo Trung ương, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức hội nghị tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới.
Cho phép sử dụng số định danh cá nhân khi đăng ký kinh doanh hợp tác xã Chàng trai trẻ đam mê làm giàu với mô hình rau quả sạch Đề nghị cho viên chức được tham gia điều hành hợp tác xã Nông dân thời 4.0 cùng nhau trồng rau củ sạch làm giàu Hợp tác xã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Tham dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Bùi Trường Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng gần 200 đại biểu đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan báo chí, các hợp tác xã tiêu biểu trên cả nước.

Nâng cao tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình nhấn mạnh, Nghị quyết số 20-NQ/TƯ của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, giải pháp về phát triển kinh tế tập thể.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân
Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước, trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất, kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững…

Sau gần 3 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã nhìn chung đã phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nhấn mạnh: “Báo chí trở thành công cụ, phương tiện sắc bén đưa nghị quyết, cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể của Đảng, Chính phủ đến với các tầng lớp Nhân dân, giúp người dân hiểu, ủng hộ và đoàn kết thực hiện nghị quyết có hiệu quả. Qua đó, nhận thức xã hội được nâng cao, nhiều bất cập được báo chí nhận diện, góp phần tham mưu tháo gỡ nhiều khó khăn”.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân
Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

Đồng chí Lê Quốc Minh cũng cho biết, đây là lần đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Liên minh Hợp tác xã và các cơ quan báo chí tổ chức một hội nghị quy mô lớn kết hợp nhiều gian trưng bày sản phẩm của các hợp tác xã để báo chí có cơ hội trực tiếp thị sát, tuyên truyền thúc đẩy các thương hiệu sản phẩm của hợp tác xã tới người dân trong cả nước.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, báo chí trở thành một trong những kênh thông tin hữu hiệu nhất hiện nay trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, là cầu nối giữa hợp tác xã, doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp người dân - hợp tác xã - doanh nghiệp tìm đến với nhau, qua đó triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả thông qua giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra…

Báo chí cũng tiếp tục đồng hành tích cực cùng khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 20, đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão ngày nay, nhu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đang ngày càng mạnh mẽ.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân
Ông Bùi Trường Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương

Tại hội nghị, ông Bùi Trường Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân được thể hiện thống nhất và xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Trong đó, phát triển kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân theo đúng mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Trong hơn 20 năm qua (2002 - 2022), Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002, của Ban Chấp hành Trung ương “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Bùi Trường Giang về những vấn đề về lý luận, thực tiễn đặt ra hiện nay về phát triển kinh tế tập thể đó là chưa tạo bước chuyển biến căn bản trong nhận thức và tư duy lý luận về kinh tế thị trường, còn có những điểm chưa thống nhất, nội dung chưa rõ, chưa thấy được tính quy luật chung và tính đặc thù của sự hình thành, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta trong thời kỳ mới. Các điều kiện cần và đủ để phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã kiểu mới bền vững, hiệu quả chưa được bảo đảm đồng bộ.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân
Toàn cảnh hội nghị

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số

Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, ước tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có 29.021 hợp tác xã, 123.241 tổ hợp tác và 125 liên hiệp hợp tác xã. Các hợp tác xã thu hút 6,94 triệu thành viên là hộ gia đình, chủ yếu ở địa bàn nông thôn (tăng 22.466 thành viên so với năm 2021) và 2,6 triệu lao động (tăng 71.000 lao động so với năm 2021); Tổng số vốn điều lệ đạt 54,15 nghìn tỷ đồng, bình quân 1,86 tỷ đồng/hợp tác xã; Tổng giá trị tài sản đạt 187,75 nghìn tỷ đồng, bình quân 6,5 tỷ đồng/hợp tác xã, tăng 8,7% so với năm 2021.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện chuyển đổi số đã mang lại sự thay đổi trong phương thức quản trị so với cách thức truyền thống; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã diễn ra chậm; Khoảng 50% số hợp tác xã được khảo sát chưa có định hướng và kế hoạch chuyển đổi số; Cơ sở hạ tầng thông tin của phần lớn hợp tác xã ở mức thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số…

Kinh tế tập thể, hợp tác xã là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Do đó, để thúc đẩy quá trình này, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo kiến nghị cần ban hành hướng dẫn về chuyển đổi số cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ngành, lĩnh vực mà các bộ, ngành, địa phương quản lý trên cơ sở Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công nghệ số, kinh tế số và chuyển đổi số; Hỗ trợ đào tạo, tập huấn về công nghệ thông tin, kiến thức và các kỹ năng chuyển đổi số, giải pháp chuyển đổi số đối với các loại hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Ngoài ra, các hợp tác xã cần chủ động tiếp cận công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất, chế biến nhằm đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ với vai trò đơn vị thường trực của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số (Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022).

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược là “Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử” - đây là một trong những định hướng chiến lược để phát triển kinh tế số hợp tác xã.

Khắc Nam

Đọc thêm

Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank Thị trường - Tài chính

Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank

TTTĐ - Bài toán vừa kinh doanh vận hành trơn tru, vừa thích nghi chuyển đổi số, tuân thủ đúng quy định trong Nghị định 70 đang khiến nhiều hộ kinh doanh trăn trở. Thấu hiểu những thách thức này, VPBank giới thiệu gói giải pháp tài chính toàn diện, với chương trình tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi bậc nhất thị trường, chỉ từ 3,99%/năm.
PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm Doanh nghiệp

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) - đã đạt nhiều kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng, vượt kế hoạch trên nhiều mặt dù bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển Kinh tế

Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển

TTTĐ - Cảng biển Cà Mau sẽ được phát triển thành hệ thống đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với các khu công nghiệp và logistics, hướng tới cảng xanh - cảng thông minh. Đây là nội dung trọng tâm trong quy hoạch chi tiết vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, tạo tiền đề quan trọng để Cà Mau khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.
Pháp luật về hợp đồng lao động trong xu hướng phát triển kinh tế nền tảng ở Việt Nam Lao động - Việc làm

Pháp luật về hợp đồng lao động trong xu hướng phát triển kinh tế nền tảng ở Việt Nam

TTTĐ - Kinh tế nền tảng (gig economy) là một hình thái kinh tế mới nổi, phát triển nhanh chóng cùng với sự bùng nổ của công nghệ số và các nền tảng kỹ thuật số trung gian.
Tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm thực hiện 3 "tăng tốc" Kinh tế

Tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm thực hiện 3 "tăng tốc"

TTTĐ - Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt

TTTĐ - Agribank tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tăng trưởng GDP 6 tháng tiếp tục tăng trưởng cao hơn dự báo, ổn định kinh tế vĩ mô Kinh tế

Tăng trưởng GDP 6 tháng tiếp tục tăng trưởng cao hơn dự báo, ổn định kinh tế vĩ mô

Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng Doanh nghiệp

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng

TTTĐ - Tetra Pak, nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu từ Thụy Điển, chính thức khánh thành Giai đoạn 2 Nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng Tetra Pak Bình Dương.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP Nông thôn mới

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP

TTTĐ - Thời gian tới, TP Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP, tập trung nâng chuẩn từ 3 sao lên 4 - 5 sao, đặc biệt hướng tới xuất khẩu.
Theo dõi tiền điện hàng ngày để tránh "sốc" vì hóa đơn tăng cao Thị trường - Tài chính

Theo dõi tiền điện hàng ngày để tránh "sốc" vì hóa đơn tăng cao

TTTĐ - Tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng nhiệt độ rõ rệt tại Hà Nội, với nền nhiệt trung bình tăng từ 2 đến 6°C so với tháng 5. Nhiệt độ cao kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn làm gia tăng nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là các thiết bị làm mát như điều hòa, quạt và tủ lạnh. Tình trạng này khiến sản lượng tiêu thụ điện trong toàn thành phố tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực dân cư.
Xem thêm