Tag
Tẩy chay vắc-xin - Cái giá phải trả rất đắt:

Kỳ 1: Báo động tỷ lệ tiêm chủng đang giảm

Sức khỏe 10/03/2019 16:00
aa
TTTĐ - Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu giảm mạnh trong những năm gần đây, dù có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy vắc-xin rất an toàn và hiệu quả. Tại Việt Nam, nhiều người vẫn còn do dự, ngần ngại, thậm chí kiên quyết không tiêm vắc-xin cho bản thân và con cái của mình. Chính việc làm này đang khiến nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

Tẩy chay vắc-xin, cái giá phải trả rất đắt - Kỳ 1: Báo động tỷ lệ tiêm chủng đang giảm

Tiêm vắc xin là giải pháp tốt nhất phòng, chống nhiều loại bệnh. Ảnh minh họa: Vương Đức

Bài liên quan

Nhiều trẻ mắc bệnh sởi do gia đình không cho đi tiêm phòng vắc xin sởi đúng lịch

Người lớn cũng cần tiêm phòng vắc- xin phòng bệnh sởi

Phấn đấu đạt tỷ lệ bao phủ 95% trẻ được tiêm chủng bổ sung vắc xin Sởi - Rubella

Hà Nội: Hơn 622.000 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi - rubella

Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella tại 584 xã/phường

Hà Nội: Triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella (MR)

Từ những lời đồn đại vô căn cứ, nhiều người đã từ chối tiêm vắc-xin cho con mình. Việc các phụ huynh không đưa con đi tiêm chủng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng lây nhiễm bệnh, bởi đây chính là nguồn phát tán bệnh trong cộng đồng.

Hiểm hoạ từ “nói không với vắc-xin”

Nhìn nhận về trào lưu anti vắc-xin (không tiêm vắc-xin), bác sĩ Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch mai chia sẻ, cứ nơi nào có phong trào bài trừ vắc-xin thì nơi đó xuất hiện dịch bệnh.

Dẫn chứng rõ hơn về điều này, bác sĩ Hùng chia sẻ thông tin: “Tại Mỹ, năm 2014 - 2015 lác đác có bệnh nhân sởi và rơi vào 90% người không tiêm vắc-xin. Đến 5/2017, dịch bùng phát ở tiểu bang Minnesota, nơi cộng đồng người dân có phong trào anti vắc-xin mạnh nhất. Dịch phức tạp nhất trong 30 năm trở lại đây. Ở các nước châu Âu như Đức, Ý, Pháp trong đó đặc biệt là Ý, dịch sởi làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và du lịch từ đầu năm 2017. Tình hình dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng làm các nước này phải vội vàng thông qua luật tiêm chủng bắt buộc.

Tại Việt Nam, năm 2014 dịch sởi đã cướp đi tính mạng của khoảng 150 cháu bé theo đúng nghĩa chọn lọc tự nhiên. Sau đó, nhiều nơi đã “cháy” vắc-xin. Đến năm 2017, viêm não Nhật Bản diễn biến phức tạp và tình trạng nặng toàn rơi vào các cháu không được tiêm vắc-xin”.

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, vắc-xin đã chứng minh ý nghĩa của nó khi bảo vệ trẻ em khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ sử dụng vắc-xin dự phòng, nhiều dịch bệnh đã được thanh toán, loại trừ hoặc giảm đáng kể số người mắc và tử vong. Hiệu quả phòng bệnh dịch của vắc-xin không chỉ được Việt Nam mà cả thể giới công nhận.

Tuy nhiên, giống như thuốc, không một loại vắc-xin có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối như mong muốn, bởi tiêm vắc-xin tức là đưa một kháng nguyên lạ vào cơ thể. Thông thường, mỗi cá thể phản ứng với vắc-xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ. Một số rất ít trẻ có phản ứng mạnh với vắc-xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.

Chính những tin đồn thất thiệt, không có cơ sở khoa học trên mạng xã hội đã gây hoang mang dư luận, gây thiệt hại nặng nề cho cá nhân, tổ chức hoặc an ninh cộng đồng. Trào lưu anti vắc-xin cũng cần được cảnh báo, bởi rất có thể đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ, các thành viên trong gia đình và của cả cộng đồng.

Khi nhiều phụ huynh coi nhẹ việc tiêm vắc-xin thì trẻ em dễ gặp nhiều biến chứng khó lường do dịch sởi như viêm não, viêm phổi, nguy cơ tử vong cao vì bội nhiễm.

Dịch bệnh có nguy cơ gia tăng

Theo báo cáo tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 25/2 - 3/3), trên địa bàn thành phố ghi nhận 76 trường hợp mắc sởi, tăng 7 trường hợp so với tuần trước. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 336 trường hợp mắc sởi tại 27/30 quận, huyện, thị xã và 126/584 xã, phường, thị trấn, tăng hơn 15 lần so với cùng kỳ năm 2018. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sởi là: Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Gia Lâm...

Phân tích dịch tễ bệnh nhân sởi năm 2019 cho thấy, nhóm bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi (chưa đến độ tuổi tiêm phòng) chiếm 24,1%; nhóm bệnh nhân từ 9 - 11 tháng tuổi chiếm 8%; nhóm 1 - 5 tuổi chiếm 17,6%; nhóm 6 - 15 tuổi chiếm 23,4%. Điều đáng nói, khoảng 90% trường hợp mắc sởi do chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin để phòng bệnh.
Phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin để phòng bệnh.

Không chỉ tại Hà Nội, dịch sởi tiếp tục có xu hướng gia tăng trên cả nước. Từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 8.000 trường hợp sốt phát ban nghi mắc sởi, trong đó có gần 900 trường hợp dương tính với sởi, không có trường hợp tử vong.

Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, tại bệnh viện, trong năm 2018 chỉ ghi nhận 86 trường hơp mắc sởi thì chỉ trong những ngày đầu năm 2019 đã có hơn 200 đến khám và điều trị. Bệnh nhân mắc sởi chủ yếu ở các địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình...

Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 3 - 5 trường hợp bệnh nhân nhi nhập viện, trong đó nhiều ca mắc biến chứng viêm phổi. Phần lớn các bệnh nhân mắc sởi đều do chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm phòng đủ mũi. Điều này cho thấy dịch sởi đang bùng phát rất nhanh, nhiều khả năng đây sẽ là chu kỳ của đại dịch sởi bùng phát 4 năm/lần.

Các biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 9 tháng tuổi thường gặp nhất là viêm phổi, viêm thanh quản khiến đường thở phù nề, khó thở, nguy cơ cao gây tắc nghẽn thở… Quan niệm “kiêng nước, kiêng gió” trong chăm sóc trẻ nhiễm sởi của không ít gia đình cũng có thể gây nên những biến chứng nặng như: Viêm hàm lợi, thối xương hàm, viêm giác mạc, kết mạc, có thể dẫn đến mù hay tiêu chảy, nếu không kịp thời xử trí sẽ dẫn đến trụy mạch, huyết áp. Biến chứng nguy hiểm của sởi là viêm não, trẻ lơ mơ, hôn mê, co giật, nếu được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi cao.

Tuy nhiên, giáo sư Nguyễn Văn Kính rất lo ngại về tình trạng tẩy chay vắc-xin của một số người dân hiện nay. Nếu tình trạng này kéo dài, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sẽ tiếp tục tấn công, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Nói về dịch bệnh sởi, ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, nhiều người lớn mắc sởi do chưa từng tiêm sởi, chưa đáp ứng miễn dịch hoặc nhiều người chưa được tiêm phòng đầy đủ. Do đó, những đối tượng người lớn này khi nằm trong vùng có dịch sẽ dễ dàng mắc sởi.

Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin sởi, rubella cho khoảng 4,2 triệu trẻ từ 1 - 5 tuổi vùng nguy cơ cao tại 418 huyện của 57 tỉnh, thành phố.

"Để có thể phòng chống sởi, các đối tượng cả trẻ em, người lớn cần được tiêm chủng đầy đủ, ít nhất hai mũi trở lên. Chúng tôi khuyến cáo người lớn, đặc biệt là phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, trước khi mang thai nên tiêm vắc-xin sởi, rubella để trong thời gian mang thai có sinh miễn dịch, kháng thể miễn dịch được truyền cho con. Như vậy, trẻ trong vòng 9 tháng đầu sẽ tránh được sởi”, ông Đặng Quang Tấn khuyến cáo.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Quảng Nam triển khai dự án bảo tồn gen cây dược liệu quý hiếm Tin Y tế

Quảng Nam triển khai dự án bảo tồn gen cây dược liệu quý hiếm

TTTĐ - Quảng Nam vừa triển khai Dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý trên địa bàn huyện Nam Trà My với tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng.
Tập trung phát triển ngành dược, công nghiệp dược Tin Y tế

Tập trung phát triển ngành dược, công nghiệp dược

TTTĐ - Chiều 26/6, sau khi các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu đóng góp ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phát biểu giải trình, tiếp thu, làm rõ một số vấn đề các ĐBQH đã nêu. Theo Bộ trưởng, Luật Dược 2016 về phát triển công nghiệp dược cũng có những bước phát triển.
Biểu dương 164 gia đình tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô Tin Y tế

Biểu dương 164 gia đình tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô

TTTĐ - Ngày 26/6, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương Gia đình tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô và tuyên dương học sinh đạt thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024.
Tiếp tục giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết Tin Y tế

Tiếp tục giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế trong tuần qua (từ ngày 14 - 20/6), thành phố Hà Nội ghi nhận 73 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong, tăng 35 ca so với tuần trước đó.
Nâng cao chất lượng hoạt động dược lâm sàng Tin Y tế

Nâng cao chất lượng hoạt động dược lâm sàng

TTTĐ - Ngày 26/6, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Dược Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức hội thảo dược lâm sàng với chủ đề "Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc".
Bán thuốc online sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ Sức khỏe

Bán thuốc online sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi quản lý nhà thuốc truyền thống còn chưa nổi, giờ lại tính tới bán thuốc online thì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng, rất khó phát hiện và xử lý.
Hướng tới mục tiêu 100% người dân được cấp hồ sơ sức khỏe điện tử Tin Y tế

Hướng tới mục tiêu 100% người dân được cấp hồ sơ sức khỏe điện tử

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2814/SYT-QLBHYTCNTT đề nghị các đơn vị trong ngành tăng cường tuyên truyền về Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn thành phố.
Đảm bảo an toàn thực phẩm quanh điểm thi tốt nghiệp THPT Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm quanh điểm thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Quận Hoàng Mai (Hà Nội) yêu cầu UBND các phường rà soát, kiểm tra cửa hàng kinh doanh ăn uống xung quanh khu vực điểm thi ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phẫu thuật thành công cắt thùy phổi nội soi cho bệnh nhân ung thư Sức khỏe

Phẫu thuật thành công cắt thùy phổi nội soi cho bệnh nhân ung thư

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An) vừa phẫu thuật thành công cắt thùy phổi nội soi, nâng cao cơ hội chữa bệnh một bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn I.
Gỡ vướng mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế tại các địa phương Tin Y tế

Gỡ vướng mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế tại các địa phương

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4406/VPCP-TH ngày 24/6/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nắm tình hình, xử lý vướng mắc, bảo đảm cung ứng đầy đủ thuốc.
Xem thêm