Tag

Tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn

Nhịp sống trẻ 02/06/2020 18:36
aa
TTTĐ - Trẻ em có thể khởi xướng và đưa ra các sáng kiến, giải pháp vô cùng hiệu quả. Do vậy, tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn. Chúng ta cùng chung tay xây dựng một môi trường, hệ sinh thái để con trẻ có thể phát triển toàn diện, phát huy được hết tố chất và tiềm năng của mình.

Tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn

Anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội cùng các khách mời, chuyên gia tại buổi công bố trực tuyến Báo cáo khảo sát "Tiếng nói trẻ em Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội, sáng 2/6

Bài liên quan

Khi trẻ em nói lên ý kiến của mình

Vinamilk mang niềm vui uống sữa đến với trẻ em Quảng Nam

Ngày 1/6, hơn 6 triệu trẻ em được uống vitamin A

Thăm, tặng quà trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội chùa Bồ Đề

Vui Tết thiếu nhi ở lớp học đặc biệt

Nhiều chương trình mừng 65 năm thành lập Cung Thiếu nhi Hà Nội

Anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội
Anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội

Là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc khi công bố tham gia Công ước về Quyền Trẻ em, Việt Nam đã có Luật Trẻ em quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; Nguyên tắc, biện pháp thực hiện quyền trẻ em; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, nước ta đã đạt được những tiến bộ to lớn cho 26 triệu trẻ em trong thời gian khá ngắn. Hầu hết trẻ em được đi học và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trẻ em bị thiếu thốn trong các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường hoặc hòa nhập xã hội. Nhiều trẻ em vẫn không có được sự khởi đầu tốt nhất và không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng hay được nói lên ý kiến của mình.

Anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội cùng các khách mời, chuyên gia tại buổi công bố trực tuyến Báo cáo khảo sát
Anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội cùng các khách mời, chuyên gia tại buổi công bố trực tuyến Báo cáo khảo sát "Tiếng nói trẻ em Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội, sáng 2/6

Để làm rõ hơn vấn đề này, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cùng sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển đã tổ chức khảo sát tiếng nói của trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em và thanh thiếu niên có thể lên tiếng, phản ánh những vấn đề liên quan tới thế hệ mình.

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng cứ 2 trẻ em thì có một cho biết “chưa từng nghe nói đến” Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em; Cứ 7 trẻ em trong nhà trường và 3 trẻ em ngoài nhà trường thì có một trẻ “chưa từng nghe nói đến” khái niệm quyền trẻ em.

Phát biểu trong thảo luận nhóm trẻ em tại Hà Nội: “Bố mẹ em không đề cập đến quyền trẻ em. Bố mẹ em không biết điều đấy. Bố mẹ em còn vi phạm quyền trẻ em”. Đó là những ý kiến khiến người lớn phải lưu tâm.

Trẻ em tiếp cận thông tin về quyền trẻ em chủ yếu thông qua mạng xã hội (61,3%); qua báo, đài, tivi (58,8%) và qua các tổ chức hỗ trợ trẻ em (26,1%). Ngược lại, tỷ lệ trẻ em tiếp cận thông tin về quyền trẻ em thông qua chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 11,6%.

Về an toàn trên môi trường mạng, cứ 5 trẻ em thì có 3 trẻ cảm thấy an toàn khi sử dụng Internet; 60% trẻ tự học về kiến thức an toàn khi sử dụng Internet; 56% được cha mẹ, người thân hướng dẫn và 53% cho biết được thầy cô giáo dạy.

Trong vấn đề phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em, 95% trẻ trong nhà trường được học, cứ 2 trẻ em thì có một sẽ tìm đến sự trợ giúp của công an nếu chứng kiến trẻ khác bị xâm hại. Điều này cho thấy sự tiến bộ trong tuyên truyền của các cấp, ngành về quyền trẻ em và các vấn đề liên quan đến mầm non tương lai của đất nước.

Cô Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội)
Cô Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội)

Từ góc độ của nhà trường và giáo viên - những người đảm nhận công việc giáo dục và gần gũi với trẻ em hằng ngày, bà Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) bày tỏ: “Thực tế hằng ngày giao tiếp với các em, chúng tôi cũng nhận được nhiều chia sẻ của học sinh xoay quanh vấn đề Quyền Trẻ em.

Chương trình giáo dục trong nhà trường đã thực hiện giảng dạy nội dung của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Tuy nhiên, việc các em có được thực hiện quyền của mình hay không lại phụ thuộc vào chính người lớn. Để Quyền Trẻ em được thực hiện hiệu quả, không chỉ các em được học mà người lớn cũng phải được trang bị kiến thức về lĩnh vực này, đồng thời phải có sự vào cuộc của toàn xã hội”.

Nói về quyền trẻ em và lắng nghe ý kiến của con trẻ, anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội chia sẻ: “Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ em là cách duy nhất để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ có những hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của các em trong mọi hoạt động ở trường, tại nhà và trong cộng đồng, trao quyền để các em có thể cất lên tiếng nói của mình.

Đặc biệt, Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố rất lưu ý đến việc tăng cường sự tham gia của nhóm trẻ em yếu thế như trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em không được đến trường”.

Tại chương trình công bố trực tuyến Báo cáo Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết, sự tham gia của trẻ em luôn là nội dung ưu tiên trong các kế hoạch hoạt động của Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH).

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em thuộc Bộ LĐTB&XH
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em thuộc Bộ LĐTB&XH

Hiện nay, Cục Trẻ em đang hoàn thiện việc xây dựng đề án thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng đề án, Cục Trẻ em cũng lập kế hoạch lấy ý kiến của trẻ em thông qua các hoạt động khác nhau như tham vấn, khảo sát trực tiếp hoặc trực tuyến…

“Lấy trẻ em làm trung tâm, lắng nghe trẻ em và hành động vì lợi ích tốt nhất của trẻ cần là “kim chỉ Nam” xuyên suốt hoạt động của của tất cả các bên liên quan trong chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em”, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh.

Đọc thêm

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi Đối thoại với Thanh niên

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi

TTTĐ - Chiều 2/7, trong khuân khổ Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thanh Oai, lãnh đạo huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức đối thoại với đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển tuổi trẻ trong thời gian tới.
Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên...

TTTĐ - Ngày 2/7, 169 đại biểu chính thức đại diện cho gần 20.000 hội viên, thanh niên từ các cơ sở Đoàn - Hội đã tụ hội dự khai mạc Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Thanh Oai (Hà Nội) lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tự hào một dải non sông... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào một dải non sông...

TTTĐ - Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, các cấp bộ Đoàn, Hội từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa rộng rãi tới các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội, đặc biệt đối với đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future Camera 360 trẻ

Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future

TTTĐ - 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Hội đồng Anh tại Luân đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai – một thế giới phát triển bền vững.
Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện” Bản tin công tác Đội

Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện”

TTTĐ - Hơn 500 thiếu nhi được trải nghiệm không gian vui chơi cùng sắc màu, tô vẽ để tạo nên những vật dụng cá nhân hữu ích và tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em vẽ sắc màu tình nguyện”.
Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố

TTTĐ - Biểu trưng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được thiết kế cách điệu số La Mã VIII bằng những hình khối đan xen, tạo hiệu ứng thị giác không gian đa chiều, tượng trưng cho sự chuyển động của nhịp sống chuyển đổi số mà thanh niên là lực lượng nòng cốt.
Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng

TTTĐ - Từng bị gia đình bắt nghỉ học 3 năm để làm rẫy, cô gái người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá (xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) Chảo Thị Yến đã không ngừng đấu tranh để được quay lại trường. Hành trình quyết tâm đến trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng của Yến đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều bạn trẻ khác.
“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò

TTTĐ - Các bạn ấy là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của các tỉnh, thành phố. Mỗi người có quê hương, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là tài năng, học giỏi vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà trong những ngày diễn ra kỳ thi THPT 2024, thể hiện tinh thần "Chung tay sẻ chia - Tiếp sức thí sinh".
Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi… Bản tin công tác Đội

Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi…

TTTĐ - Chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm” là một tâm huyết rất lớn của Hội đồng Đội Trung ương với mong muốn tạo môi trường để các em làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi, thành thói quen liên tục hàng ngày.
Xem thêm