Tag

Làm giàu trên đất bãi sông Hồng

Người Hà Nội 12/10/2023 13:00
aa
TTTĐ - Từ bỏ công việc kỹ sư xây dựng, anh Nguyễn Hồng Hạnh (xã Chu Phan, huyện Mê Linh, Hà Nội) quyết tâm trở về quê hương làm giàu cho vùng đất bãi sông Hồng. Bắt đầu với số vốn ít ỏi chỉ 100 triệu đồng, sau 7 năm khởi nghiệp, anh Hạnh đã là chủ của 3 vườn hoa hồng cảnh cho thu nhập từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng mỗi năm.
Giải pháp "mạnh" giúp Tây Hồ quản lý đất bãi sông Hồng

Đất bãi nở hoa

Vùng đất bãi ven sông Hồng thuộc địa bàn xã Chu Phan (huyện Mê Linh, Hà Nội) có diện tích rất lớn, tuy nhiên, khó trồng cấy, chăn nuôi. Đất ít chất màu, pha nhiều cát, giữ nước kém nên người nông dân Chu Phan hàng trăm năm qua chỉ trồng chuối, ngô, khoai...

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, đến với vùng đất bãi tại xã Chu Phan, người ta sẽ kinh ngạc trước những vườn hoa hồng khoe sắc rực rỡ quanh năm.

Bên cạnh hoa truyền thống, nhiều loại hoa hồng ngoại đủ màu sắc, kích thước càng làm say lòng người yêu hoa. Chủ nhân của những vườn hồng ấy là anh Nguyễn Hồng Hạnh (SN 1985, ở thôn Nại Châu, xã Chu Phan).

Làm giàu trên đất bãi sông Hồng
Anh Nguyễn Hồng Hạnh làm giàu nhờ trồng hoa hồng

Thoăn thoắt chỉnh sửa các khóm hồng, anh Hạnh kể, anh sinh ra trong gia đình nông dân, từ nhỏ cái nghèo đã thôi thúc phải cố gắng học hành để thoát li, kiếm công việc ổn định để chăm lo cho gia đình.

Sau nhiều nỗ lực đèn sách, anh Hạnh tốt nghiệp kỹ sư xây dựng và được nhận vào làm việc tại một công ty ở tỉnh Hưng Yên với mức thu nhập khá.

"Với nhiều người, đấy đã là một công việc ổn định với mức lương đủ để nuôi gia đình. Cơ duyên lại đưa tôi rẽ sang một hướng khác, đó là nghề trồng hoa.

Có lẽ tôi sẽ không là chủ của những vườn hoa hồng nhiều màu sắc như thế này nếu không nghe vợ. Vốn là một người yêu hoa, vợ tôi đã có thời gian buôn bán hoa ở chợ, sau nhận thấy thu nhập từ nghề làm hoa cũng khá nên đã bàn với tôi về thuê đất để làm vườn hoa hồng cảnh", anh Hạnh hài hước chia sẻ.

Năm 2016 là năm đầu tiên đánh dấu bước khởi đầu lập nghiệp với cây hoa hồng của vợ chồng anh Hạnh, đó cũng là khoảng thời gian mà anh phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều.

Khi biết anh từ bỏ công việc đang làm để về thuê đất trồng hoa, gia đình đã liên tục phản đối, ai cũng bảo anh "liều" khi chưa có kinh nghiệm gì mà dám mở vườn trồng hoa.

Làm giàu trên đất bãi sông Hồng
Vườn hoa hồng cảnh cho anh Hạnh thu nhập từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng mỗi năm

Với ý chí của tuổi trẻ cùng với quyết tâm làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương, anh Hạnh tích cực tham gia học hỏi các mô hình trồng hoa của anh em đi trước. Với việc thường xuyên tìm hiểu thông tin trên mạng, mua thêm sách về nghiên cứu, cũng như tham gia các hội nhóm trồng hoa hồng, anh quyết định thuê 1.000m2 đất tại quê hương để khởi nghiệp.

Ban đầu, anh đi tìm kiếm các loại giống hoa hồng đẹp, quý từ khắp các tỉnh thành về trồng rồi tham gia trao đổi thông tin, kỹ thuật trồng, chăm sóc thông qua các hội nhóm yêu thích hoa hồng trên Facebook, Zalo...

Với số vốn ban đầu ít ỏi, đến nay ngoài một vườn tại Chu Phan, anh còn có 2 vườn tại xã Mê Linh với tổng diện tích trên 5.000m2. Vườn hoa hồng cảnh cho anh Hạnh thu nhập từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng mỗi năm.

Những năm gần đây, bắt kịp xu thế thị trường, anh Hạnh chủ yếu trồng các giống hoa hồng ngoại và hoa hồng cổ.

Mặc dù gặp khó khăn trong thời gian đầu chăm sóc, thuần dưỡng các giống hồng ngoại, nhưng với sự kiên trì, anh Hạnh đã chiết, nhân giống và thuần hóa thành công nhiều giống hồng ngoại sinh trưởng tốt.

Khuyến khích nông dân làm giàu tại quê hương

Thành công của anh Nguyễn Hồng Hạnh đã truyền niềm cảm hứng cho nhiều nông dân trẻ tại xã Chu Phan và các địa phương lân cận. Nhiều người đã tìm tới để học hỏi kinh nghiệm, lắng nghe các bài học thiết thực của anh Hạnh trong quá trình khởi nghiệp.

Chia sẻ về kỹ thuật trồng, anh Hạnh cho biết, cây hoa hồng rất dễ trồng nhưng để có được một dáng cây và bông tán đẹp thì đòi hỏi người trồng phải dành nhiều thời gian và công sức. Từ tạo dáng, uốn thế cho đến bấm tỉa thường xuyên.

Vào mùa hè, hoa hồng thường nhiễm bọ trĩ, nhện đỏ, mùa Đông thì bị nấm, người trồng cần thường xuyên theo dõi để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Ngoài ra, hoa hồng là loại cây ưa nắng nhưng lại rất kỵ nóng, bởi vậy cần tưới nước và giữ độ ẩm phù hợp, hoặc dùng lưới để che bớt nắng nóng. Nếu chăm sóc đúng cách, cây hoa khỏe thì cứ độ 45 - 50 ngày là lại cho hoa một đợt và có thể chơi hoa quanh năm.

Làm giàu trên đất bãi sông Hồng
Thí sinh Hoa hậu Du lịch thế giới khoe sắc tại Lễ hội hoa Mê Linh

Anh Hạnh tận dụng tối đa hiểu biết về công nghệ số, mạng xã hội cho việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm, vì thế mà các khách hàng của anh luôn có ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Trung bình một năm, anh Hạnh xuất bán khoảng một vạn chậu hoa hồng các loại với giá bán trung bình 100.000 - 200.000 đồng/chậu, có chậu lên tới hàng triệu đồng, cho thu nhập từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng/năm, trừ chi phí anh có lãi từ 700 - 800 trăm triệu đồng/năm, anh tạo việc làm ổn định cho 5 lao động thường xuyên với thu nhập trung bình từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, anh Nguyễn Hồng Hạnh cho biết: "Hiện nay, nhu cầu chơi hoa tăng cao, nhất là hoa hồng cảnh luôn được thị trường ưa chuộng. Do đó, tôi mong các cấp chính quyền tạo điều kiện, giúp đỡ để gia đình có thể thuê thêm đất mở rộng diện tích, phát triển mô hình, nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng".

Ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Chu Phan cho biết, mô hình trồng hoa hồng của anh Nguyễn Hồng Hạnh là điển hình của thanh niên làm kinh tế giỏi của địa phương. Từ mô hình trồng hoa đã giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Chính việc dám nghĩ, dám làm đã giúp chàng trai Nguyễn Hồng Hạnh bước đầu thành công với nghề trồng hoa hồng cảnh.

Có thể sắp tới nghề trồng hoa vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tin rằng với quyết tâm của tuổi trẻ, anh Hạnh và nhiều nông dân khác sẽ thành công với những dự định của mình, góp phần làm đẹp cho đời, cho quê hương bằng những bông hoa rực rỡ sắc màu, đưa thương hiệu hoa Mê Linh đến với đông đảo người dân trên khắp mọi miền đất nước.

Được mệnh danh là "thủ phủ hoa hồng", huyện Mê Linh lâu nay nổi tiếng trong và ngoài nước với nghề trồng hoa truyền thống. Không chỉ cung cấp hoa thương phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, nghề trồng hoa đem lại nhiều giá trị kinh tế cho đời sống Nhân dân.

Làng nghề trồng hoa ở Mê Linh hình thành cách đây hơn 20 năm. Hiện, huyện có hơn 500ha trồng đa dạng các loại hoa: Hồng, lan, ly, cúc, loa kèn, huệ, hướng dương… tập trung ở các xã: Mê Linh, Đại Thịnh, Văn Khê, Chu Phan...

Đọc thêm

Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô Người Hà Nội

Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô

TTTĐ - Tại thị xã Sơn Tây, trong vài năm gần đây, các sản phẩm kinh tế đêm hoạt động hiệu quả khiến bức tranh kinh tế sau 18h ở địa phương này có nhiều khởi sắc.
Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xem thêm