MC Lại Văn Sâm tiết lộ chuyện không thể ngờ thời trai trẻ
![]() |
MC Lại Văn Sâm tiết lộ chuyện không thể ngờ thời trai trẻ |
Mối tương quan giữa hai nền giáo dục
Nhà báo Phan Đăng đưa ra nhận định: “Nhìn chung, người Á Đông ít tranh luận so với cách nói chuyện của người phương Tây. Chúng ta luôn tự coi mình là 1 bản thể nhỏ, tiểu ngã, phải sống hòa hợp cả với thiên nhiên và vũ trụ.
Xã hội phương Tây hoàn toàn ngược lại, đều cho rằng, con người phải luôn ở vào thế đối chọi để đủ khả năng chinh phục thiên nhiên, có như thế mới giải mã thế giới, khám phá chính mình.
Người Việt ta vốn là dân tộc Á Đông theo văn hóa lúa nước với 2 đặc điểm nổi trội: Qúa cảm tính, đặt lý tính sau cảm xúc. Sau đó là sợ tranh luận, nghe theo số đông. Chính vì thế mà ta tự tiêu diệt tư duy tranh luận.
Đáp lại đoạn lý giải này MC Lại Văn Sâm tiếp lời “chuyện động trời” rằng khi còn học lớp 9 Trường Hùng Vương ở Phú Thọ, do học dốt Toán nên trong một lần tranh luận với giáo viên:
Nhà báo Lại Văn Sâm từng bị thầy giáo đuổi đánh khi học lớp 9“Tôi đã bị thầy giáo dạy Toán đuổi đánh, vừa đuổi vừa cầm thước kẻ. Tôi cứ chạy, thầy cứ đuổi đằng sau, vừa đuổi vừa lớn tiếng ép tôi nghe và làm theo đáp án của thầy. Tôi cứng đầu nên khăng khăng giữ nguyên quan điểm. Nhưng quả thật, sau lần đó, tôi cũng thấy sợ và ngại, chẳng dám phát biểu, nêu ý kiến nữa”.
Như vậy MC gạo cội kỳ cựu đã thẳng thắnđặt ra vấn đề ít người dám nhìn nhận: Chúng ta bao lâu này đều thích và có sẵn các danh hiệu con ngoan, danh hiệutrò giỏi. Nhưng thời buổi bây giờ, buộc chúng ta cần cần phải nhìn nhận và cân nhắc lại để biết thế nào mới là ngoan và thế nào đúng là trò giỏi.
Nhà báo Phan Đăng đồng tính và đưa ra ý kiến thêm rằng: “Để đứa trẻ được phép sai lầm mới là một nền giáo dục đúng đắn. Ép trẻ chỉ được đi theo đúng quy chuẩn, là ta đang biến trẻ thành con vẹt nhại lời.
Người phương Tây, người La Mã nhìn nhận vấn đề luôn tồn tại nghi vấn, để tìm lời đáp còn châu Á, thầy bảo sao trò biết vậy. Bản chất giáo dục khác nhau nên dẫn tới thực tế và lý giải nguyên nhân vì sao người phương Tây có khả năng tranh luận nhiều”.
Hiểu thế nào cho đúng về văn hóa tranh luận?
Nhà báo Phan Đăng tiếp lời cho rằng, để tranh luận có văn hóa cần tập trung đúng vào chủ đề, không lôi chuyện cá nhân ra bình phẩm, phán xét. Nhưng trên thực tế, người Á Đông khi bí lý lẽ thường lôi ngay chuyện riêng tư ra đối chất.
Chúng ta cũng sợ tranh luận bởi, khi tranh luận, mâu thuẫn cá nhân dễ bùng nổ, tình cảm, tình bằng hữu bị chia rẻ.
MC Lại Văn Sâm và nhà báo Phan Đăng bàn luận về "bệnh" ngại tranh luận và đưa ra nhiều ý kiến bất ngờ
Đứng trước ý kiến này, MC Lại Văn Sâm phát biểu: "Mỗi người ai cũng có sĩ diện. Mình có thể chưa cần thừa nhận sai phạm, lỗi lầm ngay để bảo vệ “cái tôi cá nhân”. Tuy vậy, thật ra tuyệt đối đừng bao giờ cay cú. Hành động và tâm lý đó sẽ khiến người khác cho rằng mình quá bảo thủ, cực đoan".
Khép lại chương trình Café sáng, nhà báo Phan Đăng thổ lộ: "Xét cho cùng thì cấu tạo chung của mọi loại vật chất tồn tại trên đời thật ra đều là động. Nơi nào vận động, nơi đó còn phát triển và tồn tại. Chính vì thế, chúng ta phải tự đặt ra nhiều câu hỏi phản biện. Nếu không tranh luận, mặc định đó là một dạng im lặng vĩnh cửu thì chính chúng ta đang giết chết sự phát triển của mình”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội
