Tag

Mỏi mòn... chờ cơ chế cho năng lượng tái tạo

Thị trường - Tài chính 21/05/2022 06:00
aa
TTTĐ - Đại diện một số nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời cho rằng, cơ chế chính sách cho phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam chưa ổn định.
Chưa có chính sách dài hạn phát triển năng lượng tái tạo để nhà đầu tư yên tâm Kiến nghị loạt cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo Điện than chiếm chủ yếu, năng lượng tái tạo chỉ 16,8% sản lượng toàn hệ thống

Cơ chế, kêu rồi nhưng... chưa thấu

Câu chuyện nhà đầu tư các dự án năng lượng tái tạo mòn mỏi chờ cơ chế giá mới, mong muốn có chính sách phát triển ổn định đã không còn là mới, bởi họ đã kêu từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thấu, chưa được giải quyết dứt điểm.

Từ nhiều tháng nay, chính sách hưởng giá ưu đãi (giá FIT) theo Quyết định 39/2018 của Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió hết hiệu lực, các nhà đầu tư điện gió vẫn loay hoay với mớ bòng bong giá mới như thế nào để còn biết hướng đầu tư và phát triển.

Trước đó, nhiều nhà đầu tư điện gió cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đề nghị tháo gỡ khó khăn khi các dự án đầu tư hàng trăm hàng nghìn tỷ đồng của họ có nguy cơ phải dừng hoạt động khi chưa có chính sách giá mới, doanh nghiệp rơi vào nguy cơ phá sản cận kề.

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ, các lãnh đạo Chính phủ cũng đã có các văn bản chỉ đạo, hối thúc các đơn vị triển khai tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến nay cơ chế mới vẫn chưa có, trong khi doanh nghiệp lại ngày càng khó khăn, kiệt quệ vì mòn mỏi đợi chờ chính sách.

Mỏi mòn... chờ cơ chế cho năng lượng tái tạo
Chính sách, cơ chế giá mới cho điện gió còn bỏ ngỏ

Các cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo đang được các cơ quan quản lý Nhà nước phân tích kỹ lưỡng trong Quy hoạch điện VIII làm sao phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền trên cả nước và quan điểm xuyên suốt là "đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết".

Thời gian vừa qua, nhiều đơn vị, hiệp hội đã tổ chức các buổi hội thảo tìm ra các tồn tại để từ đó có những định hướng nhằm phát huy tối đa tính hiệu quả của năng lượng tái tạo.

Nhiều vấn đề đặt ra

Tại một buổi tọa đàm vào cuối năm 2021, ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho tằng, mặc dù có tiềm năng rất lớn, song Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập trong phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

Theo ông Vy, Việt Nam vẫn chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được, đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án.

Đồng thời, Việt Nam còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn dụng các công nghệ năng lượng tái tạo; Giá FIT cho các dự án năng lượng tái tạo được áp dụng thống nhất trong cả nước có thể dẫn đến hạn chế nguồn lực cho phát triển.

Mỏi mòn... chờ cơ chế cho năng lượng tái tạo
Nhà đầu tư các dự án năng lượng tái tạo đang dần kiệt sức

Mặt khác, giá FIT cho các dự án năng lượng tái tạo được áp dụng chung, không phân biệt quy mô sẽ dẫn đến bất cập, các dự án có quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn dự án nhỏ…

Để tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong phát triển năng lượng tái tạo, ông Vy cho rằng Việt Nam cần sớm hoàn thiện khuôn khổ chính sách cho phát triển năng lượng tái tạo; Tổ chức chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo; Xây dựng và ban hành áp dụng hoặc công bố áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần ban hành cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện cũng như các công cụ đảm bảo hoạt động ổn định hệ thống điện khi gió và điện mặt trời cao.

Đặc biệt, ông Vy đề nghị sớm ban hành cơ chế đấu thầu phát triển các dự án năng lượng tái tạo theo các bước gồm: Xác định khối lượng cần đầu tư xây dựng các dự án điện trong từng năm, theo từng vùng, miền nhằm tránh quá tải cho các đường dây.

Còn ông Lê Như Phước An - Phó Tổng Giám đốc Trungnam Group cho biết, không chỉ doanh nghiệp của ông mà nhiều nhà đầu tư khác đang triển khai nhiều dự án năng lượng tái tạo hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn, trong đó vấn đề cơ chế giá điện hiện cũng khá bất lợi với nhà đầu tư, nguồn vốn dùng ngoại tệ nhưng giá điện tính bằng VND lại mang rủi ro cho doanh nghiệp.

Theo ông An, thị trường điện Việt Nam đầy tiềm năng nhưng chính sách về phát triển điện lực chưa được ổn định, điển hình như cơ chế thu hút vốn vào đầu tư lưới điện.

Vị này cho biết, thời gian qua, việc lưới điện truyền tải chưa được phát triển đồng bộ với tốc độ phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo khiến nhiều nhà máy năng lượng tái tạo phải giảm phát. Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng truyền tải để bảo đảm nguồn lợi nhuận này.

Tuy nhiên, sẽ khó để nhà đầu tư rót vốn khi đến nay vẫn chưa có cơ chế giá hay mức thu phí truyền tải là bao nhiêu. Theo đó, chính sách phát triển năng lượng cần rõ ràng và có thể dự báo được, từ đó họ mới có thể quản lý tốt được rủi ro khi rót vốn.

Cùng với đó, giá điện được xác định đến năm 2025. Tuy nhiên, cụ thể cơ chế xác định giá sau năm 2025 theo hình thức đấu giá đấu thầu được thực hiện ra sao nhà đầu tư chưa được biết.

Do đó, nhà đầu tư kiến nghị cần sớm hoàn thiện cơ chế huy động và đảm bảo nguồn tài chính tư nhân và quốc tế. Chính sách tài chính đẩy mạnh vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo cần được hoàn thiện và các chính sách thuế ưu đãi cho năng lượng tái tạo để nguồn năng lượng này cũng cần được sử dụng triệt để.

Mặt khác, Nhà nước cần hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh. Trong đó, minh bạch giá điện, tạo môi trường khuyến khích đầu tư có hiệu quả cùng cơ hội thuận lợi cho việc phát triển năng lượng sạch; Đồng thời, hoàn thiện cơ chế dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện cạnh tranh; Điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện để phù hợp với hệ thống tích hợp năng lượng tái tạo...

Đọc thêm

Ngày Thẻ Việt Nam 2024: Sống Chill - Thanh toán chất Thị trường - Tài chính

Ngày Thẻ Việt Nam 2024: Sống Chill - Thanh toán chất

TTTĐ - Ngày Thẻ Việt Nam 2024 sẽ trở lại trong 2 ngày 5 - 6/10 tại Hà Nội với chủ đề: Sống Chill - Thanh toán chất. Cùng với đó là 6 sự kiện hội thảo, mua sắm không dùng tiền mặt, hướng nghiệp sẽ được tổ chức.
Quảng Nam hoãn tổ chức hội thảo kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây Kinh tế

Quảng Nam hoãn tổ chức hội thảo kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây

TTTĐ - Tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo hoãn tổ chức Hội thảo quốc tế Kết nối vùng trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, qua cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang – Đắc Tà Oọc.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện 3 đột phá chiến lược Nhịp sống phương Nam

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện 3 đột phá chiến lược

TTTĐ - Sáng 25/9, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp và nhà đầu tư năm 2024.
Cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc mở ra cơ hội phát triển Thị trường - Tài chính

Cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc mở ra cơ hội phát triển

TTTĐ - Việc nâng cấp cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc thành cửa khẩu quốc tế đã mở ra con đường ngắn nhất thúc đẩy thông thương hàng hóa, thương mại, du lịch... giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Kinh tế Hà Nội chuyển đổi mạnh mẽ sau 70 năm giải phóng Thị trường - Tài chính

Kinh tế Hà Nội chuyển đổi mạnh mẽ sau 70 năm giải phóng

TTTĐ - Với mong muốn giúp cho bạn đọc và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu trong phát triển kinh tế Hà Nội từ năm 1954 trở lại đây, sáng 25/9, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.
Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kết nối giao thương Thị trường - Tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kết nối giao thương

TTTĐ - Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ ba với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Bất động sản & Vật liệu xây dựng” được diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia từ ngày 25 - 29/9.
Thị trường dịch vụ hàng không Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Thị trường dịch vụ hàng không Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng

TTTĐ - Thị trường dịch vụ hàng không thương mại tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng hơn gấp đôi giá trị từ mức 52 tỷ USD hiện nay lên 129 tỷ USD vào năm 2043, theo báo cáo "Dự báo dịch vụ toàn cầu (GSF)" mới nhất của Airbus.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu Thị trường - Tài chính

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

TTTĐ -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử Thị trường - Tài chính

Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử

TTTĐ - Chiều nay (23/9), Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm phân tích, luận bàn, đánh giá, thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này.
9 mẫu nhẫn cưới hấp dẫn mùa chung đôi 2024 Thị trường - Tài chính

9 mẫu nhẫn cưới hấp dẫn mùa chung đôi 2024

TTTĐ - Giúp các cặp đôi có thêm nhiều lựa chọn hữu ích trên hành trình chuẩn bị ngày trọng đại, DOJI giới thiệu 9 mẫu nhẫn cưới hấp dẫn, phù hợp với nhiều phong cách và ngân sách khác nhau.
Xem thêm