Tag

Ngắm tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh

Người Hà Nội 10/10/2023 14:06
aa
TTTĐ - 16 tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc được trưng bày tại Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 53 năm 2023 đã phản ánh đa dạng về làng nghề, khắc họa, tôn vinh những người lao động cần cù đang không ngừng gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của thành phố.
Bàn giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề Hà Nội Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ hai năm 2022 Sẽ có 5 nhóm ngành tham gia Hội thi sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2023

Những góc nhìn đa dạng, ấn tượng

Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 53 năm 2023 do Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội lại tổ chức nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023) đã chính thức khai mạc vào sáng 10/10 tại 45 Tràng Tiền (Hà Nội).

Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Ban Tổ chức khai mạc triển lãm

Ông Nguyễn Xuân Chính, Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội, Trưởng ban Giám khảo chia sẻ, sau hơn 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được 1.712 tác phẩm của 227 tác giả tham dự với 2 chủ đề. Trong đó, có 778 tác phẩm “Làng nghề Hà Nội”; “Vẻ đẹp mọi miền Tổ quốc” có 934 tác phẩm.

Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội Nguyễn Xuân Chính (phải)

Ở đề tài “Làng nghề Hà Nội”, 52 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm, trong đó có 16 tác phẩm xuất sắc đạt giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Các tác phẩm đã phản ánh đa dạng về làng nghề, khắc họa, tôn vinh những người lao động cần cù, không ngừng gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, văn hóa của Hà Nội thông qua những sản phẩm thủ công, mỹ nghệ truyền thống.

Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Ông Đào Xuân Dũng - Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội trao giải cho tác giả đoạt giải Nhất ở chủ đề "Làng nghề Hà Nội"

Trong số đó, đáng chú ý, tác phẩm “Người lưu giữ hồn tranh dân gian Hàng Trống” (giải Nhất) đã khắc họa khoảnh khắc nghệ nhân Lê Đình Nghiên trong căn nhà nhỏ trên phố Cửa Đông đang vẽ và phục chế tranh dân gian với tư duy hình ảnh rõ rệt, biết vận dụng và xử lý kỹ thuật cơ bản, thậm chí khá nhuần nhuyễn trong lựa chọn góc nhìn và khuôn hình sáng tạo.

Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Tác phẩm “Người lưu giữ hồn tranh dân gian Hàng Trống” (giải Nhất)

Bày tỏ cảm xúc về tác phẩm của mình, tác giả Vũ Bảo Ngọc chia sẻ: “Chỉ trong 10 phút, tôi hoàn thành xong tác phẩm này. Đây là một tác phẩm tôi vô cùng tâm đắc vì đã đặt trọn sự chú tâm của mình, để kịp ghi lại khoảnh khắc lao động cần mẫn của người nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh Hàng Trống - nghề làm tranh truyền thống của Hà Nội đang được lưu giữ và bảo tồn”.

Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Tác giả Vũ Bảo Ngọc chia sẻ với phóng viên về tác phẩm “Người lưu giữ hồn tranh dân gian Hàng Trống”

Tác phẩm đoạt giải Nhì có tên “Nghệ nhân kim hoàn phố Hàng Bạc” ghi lại hình ảnh ông Nguyễn Chí Thành sinh sống tại số nhà 83 phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một trong những nghệ nhân ít ỏi còn lại duy trì được nghề chạm vàng bạc truyền thống. Góc chụp tinh tế của tác giả đã khiến người xem cảm nhận được tình yêu và niềm đam mê nghề của nghệ nhân.

Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Tác phẩm đoạt giải Ba

Với bố cục chặt chẽ, màu sắc nhẹ nhàng, tác phẩm “Làng nghề trồng đào Nhật Tân truyền thống” của tác giả Lê Hoàn Diệu lại đem đến cho người xem hình ảnh người Hà Nội trong sắc đỏ rực rỡ của hoa đào, trong không gian ngày Tết đặc trưng ở miền Bắc.

Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Tác phẩm đoạt giải Ba
Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Một tác phẩm đoạt giải Khuyến khích

Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Xuân Chính cho hay, các tác phẩm tham dự triển lãm năm nay khá đa dạng, đối tượng tham gia có cả nhiếp ảnh chuyên nghiệp và nghiệp dư nhưng tựu chung lại đều hướng đến những vẻ đẹp của làng nghề, của những con người đang cần mẫn gìn giữ tinh hoa của vùng đất ngàn năm văn hiến.

Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Ông Đào Xuân Dũng - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cùng các đại biểu tham quan triển lãm

“Bữa tiệc” về thị giác đầy màu sắc của mọi miền Tổ quốc

Cũng tại sự kiện này, Ban Tổ chức cũng trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh với đề tài “Vẻ đẹp mọi miền Tổ quốc”. 6/60 tác phẩm đạt giải thưởng đã phản ánh sinh động những nét độc đáo về phong cảnh, phong tục tập quán, sinh hoạt đời thường ở mọi vùng miền đất nước.

Với chủ đề này, tác phẩm “Hoàn thành công tác lồng Rotor vào Stator trong nhà máy thủy điện” đã đoạt giải Nhất. Tác giả chụp dưới lòng đất về hình ảnh các kỹ sư đang hoàn thiện công đoạn cuối để đưa tổ máy vào hoạt động. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, đây cũng là tác phẩm có kỹ thuật hậu kỳ chỉn chu, sắc xảo, thể hiện tốt ý tưởng của tác giả.

Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Tác phẩm đoạt giải Nhất với chủ đề "Vẻ đẹp mọi miền đất nước"

Cũng theo Ban Tổ chức, các tác phẩm khác trong bộ giải đã truyền tải được giá trị về nội dung cũng như hình thức thể hiện bảo đảm tính thẩm mỹ, có sự đầu tư đáng kể trong sáng tác và xử lý hình ảnh.

Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Ngắm nhìn tinh hoa làng nghề Hà Nội qua các tác phẩm nhiếp ảnh
Tác phẩm "Đường hạnh phúc - Mã Pì Lèng" của tác giả Trần Thái Sơn đoạt giải Nhì

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm