Tag

Ngày lễ "tôn sư trọng đạo" xuất hiện từ khi nào?

Giáo dục 19/11/2020 06:09
aa
TTTĐ - Từ lâu, 20/11 đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo” của người dân Việt Nam. Tuy nhiên Ngày Nhà giáo Việt nam bắt nguồn từ đâu, ra đời như thế nào có lẽ không phải ai cũng biết.
Bộ GD - ĐT kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Xúc cảm bức thư gửi thầy giáo cũ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Trường Lê Duẩn: Gặp mặt truyền thống kỉ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tháng 1/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (Thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.

Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; Xây dựng nền giáo dục tiến bộ; Bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như với giáo viên và học sinh; Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Một trong những hoạt động của tuổi trẻ quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tri ân các thầy cô giáo
Một trong những hoạt động của tuổi trẻ quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tri ân các thầy cô giáo

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.

Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành Giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Nhân dịp 20/11, các thế hệ học sinh trên cả nước thường tặng hoa và quà chúc mừng các thầy cô giáo. Ngành Giáo dục cũng thường đánh giá lại hoạt và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Đọc thêm

Nguyên nhân điểm chuẩn báo chí, truyền thông tăng cao Giáo dục

Nguyên nhân điểm chuẩn báo chí, truyền thông tăng cao

TTTĐ - Số lượng nguyện vọng 1 tăng, chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm là một trong nhiều nguyên nhân khiến cuộc cạnh tranh vào các trường đại học top đầu năm nay vô cùng khốc liệt.
Hà Nội quy định 7 khoản tiền không được phép thu của phụ huynh Giáo dục

Hà Nội quy định 7 khoản tiền không được phép thu của phụ huynh

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, có 7 khoản thu mà ban đại diện cha mẹ học sinh các trường học ở Hà Nội không được thu của gia đình học sinh.
Lễ khai giảng không quá 60 phút, lấy học sinh làm trung tâm Giáo dục

Lễ khai giảng không quá 60 phút, lấy học sinh làm trung tâm

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường tổ chức lễ khai giảng không quá 60 phút, từ 7h30 - 8h30.
Tập huấn sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học Giáo dục

Tập huấn sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học

TTTĐ - Ngày 30/8, Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức hội nghị tập huấn sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học và quản trị nhà trường.
Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt Giáo dục

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt

TTTĐ - Nằm nép mình trên con phố Thợ Nhuộm, giữa lòng Thủ đô Hà Nội, không khí chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 đang rộn ràng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh.
Các trường học ở quận Hà Đông sẵn sàng đón năm học mới Giáo dục

Các trường học ở quận Hà Đông sẵn sàng đón năm học mới

TTTĐ - Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, các trường học trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã sẵn sàng mọi điều kiện đón học sinh. Đặc biệt, các nhà trường đều chú trọng đảm bảo điều kiện tổ chức ăn bán trú.
Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới Giáo dục

Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

TTTĐ - Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, tình trạng thiếu giáo viên còn phổ biến ở nhiều địa phương trong đó, Hà Nội không phải là ngoại lệ. Các nhà trường đã chủ động khắc phục tình trạng này bằng nhiều giải pháp khác nhau để sẵn sàng bước vào năm học.
Hà Nội tăng 48.000 học sinh năm học 2024 -2025 Giáo dục

Hà Nội tăng 48.000 học sinh năm học 2024 -2025

TTTĐ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Vương Hương Giang cho biết, năm học 2024-2025, Hà Nội tăng 39 trường mầm non, phổ thông các cấp, tăng 48.000 học sinh…
Công đoàn Giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua Giáo dục

Công đoàn Giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua

TTTĐ - Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động mang tính ngành nghề… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sẽ được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục triển khai trong năm học 2024 - 2025.
Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 theo chương trình mới Giáo dục

Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 theo chương trình mới

TTTĐ - Ngày 29/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố cấu trúc định dạng và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
Xem thêm