Tag

Người dân cần hiểu đúng về dịch tả lợn châu Phi

Nông thôn mới 08/03/2019 14:06
aa
TTTĐ – Trước những diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn Hà Nội, nhiều người dân có xu hướng “tẩy chay” thịt lợn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khẳng định, dịch bệnh này không lây sang người và không gây bệnh trên người. Do vậy, người tiêu dùng cần hiểu đúng về loại dịch bệnh này để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi và nguy hiểm hơn, có thể dồn người nông dân vào bế tắc, phá sản.

Người dân cần hiểu đúng về dịch tả lợn châu Phi

Người dân nên hiểu đúng về dịch tả lợn châu Phi để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi

Bài liên quan

Hà Nội phát hiện thêm ba ổ dịch tả lợn châu Phi

Hà Nội triển khai diễn tập phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hà Nội thực hiện “5 không” để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2 tại Thanh Hóa

Dịch tả lợn không lây sang người

Theo phân tích của các chuyên gia y tế, bệnh tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus African swine fever virus (ASFV) gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn với tỉ lệ lợn chết cao, lên đến 100%. Bệnh dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3 - 4 ngày. Loại virus này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus…

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Virus ASFV có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn. Virus này chịu nhiệt kém, tồn tại được 3 giờ khi nấu ở nhiệt độ 50 độ C, 20 phút trong nhiệt độ 60 độ C, 2 phút trong nhiệt độ 90 độ C và bị tiêu diệt dưới 1 phút khi đun sôi ở 100 độ C. Tuy nhiên, bệnh không gây bệnh cho các loài động vật khác. Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn. Đặc biệt, bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người. Do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.

Ông Trần Đắc Phu giải thích thêm, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là virus, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.

Nỗ lực chống dịch

Theo thông tin từ Cục Thú y, tính đến ngày 8/3, Thái Nguyên là tỉnh mới nhất công bố phát hiện dịch tả lợn châu Phi. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng kể từ ổ dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên, đến nay đã có 10 tỉnh bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi.

Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, hiện nay, các cấp các ngành đang triển khai các giải pháp cấp bách, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm và không thực hiện các biện pháp chống dịch dẫn đến dịch bệnh lây lan. Chính phủ cũng đã cho phép hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc phải tiêu hủy, tránh tình trạng người dân bán chạy lợn bệnh.

Tại Hà Nội, UBND TP đã ban hành Công văn số 339/VP-KT giao Sở Công thương và Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội, các sở NN&PTNT, Y tế… tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh lợn, các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc. Hiện trên địa bàn Hà Nội có 988 cơ sở điểm, giết mổ (chỉ có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 44 cơ sở bán công nghiệp) còn lại là các cơ sở giết mổ trong khu dân cư chưa được kiểm soát nên việc kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh đang được lực lượng chức năng quyết liệt triển khai.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch tả lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội, có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung của thị trường, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Sở đã làm việc với nhiều doanh nghiệp cung cấp thịt đề nghị dự trữ nguồn hàng cho thị trường TP Hà Nội. Đồng thời cũng chủ động chuẩn bị các nguồn hàng khác như gia cầm gà, vịt để thay thế nếu bệnh dịch phát tán trên diện rộng. Đồng thời đề nghị ngành Hải quan theo dõi sát diễn biến tình hình nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt lợn, đặc biệt là các quốc gia và vùng lãnh thổ đã phát hiện dịch tả lợn châu Phi, qua đó ngăn chặn thịt lợn nhiễm bệnh nhập lậu vào Việt Nam.

Đọc thêm

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Xem thêm