Tag

“Người thân đặc biệt” từ vụ án oan của ông Hàn Đức Long

Phóng sự 21/06/2022 13:30
aa
TTTĐ - Thời điểm trước và sau khi “tử tù” Hàn Đức Long (ở Bắc Giang) được tuyên vô tội trong một vụ án thuộc loại ly kỳ vô tiền khoáng hậu, đã có rất nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị báo chí vào cuộc, góp tiếng nói. Trong đó, Tuổi trẻ và Đời sống - ấn phẩm của báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng đăng tải gần 20 bài viết nói rõ thêm về sự việc.
Kỳ án Hàn Đức Long: Trò chuyện với luật sư bào chữa về con đường sống của Hàn Đức Long (Kỳ cuối) Kỳ án Hàn Đức Long: Thảm án dưới chân núi và lá đơn tố cáo hiếp dâm của bà lão 75 tuổi (Kỳ 1) Kỳ án Hàn Đức Long: Ngỡ ngàng với lời thú nhận của người bị hiếp dâm 2 lần (Kỳ 3)

Những bài viết ấy được bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Long, gửi kèm theo đơn kêu cứu đến các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ. Sự ghi nhận của bà Mai, cộng với quá trình đi lại rất nhiều lần tới nhà của ông Hàn Đức Long khiến phóng viên có thêm một số người thân vô cùng đặc biệt.

Lần đầu gặp nhân vật, dù đã viết 20 bài báo

Ông Hàn Đức Long (trú tại thôn Yên Lý, xã Phúc Yên, huyện Tân Yên, Bắc Giang) đã 4 lần bị tòa án (cấp sơ thẩm 2 lần, cấp phúc thẩm 2 lần) tuyên án tử hình mặc dù tại các phiên tòa ông đều kêu oan. Năm 2014, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm lần hai đối với vụ án này và tuyên hủy cả bản án hình sự sơ thẩm lần hai và phúc thẩm lần hai; Yêu cầu điều tra lại để làm rõ 6 vấn đề còn mâu thuẫn.

Sau đó, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang không làm rõ được các vấn đề này nên không đủ căn cứ buộc tội. Vì vậy, đến ngày 20/12/2016, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã đình chỉ vụ án và trả tự do cho ông Long.

Niềm vui ngày đoàn tụ của cựu tử tù Hàn Đức Long
Niềm vui ngày đoàn tụ của cựu tử tù Hàn Đức Long

Ấn phẩm Tuổi trẻ và Đời sống đã có rất nhiều bài viết về những oan sai trong vụ án ông Hàn Đức Long bị tuyên tử hình vì tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em”. Chính vì thế, khi ông Long được trả tự do, phóng viên đã nhận được “ưu ái” đặc biệt, đó là dự bữa cơm chúc mừng của gia đình ông thết đãi họ hàng, anh em thân thiết.

Dù thời điểm cuối năm bận bịu, phóng viên vẫn vượt đường sá xa xôi để đến gia đình ông Long. Thực tế, tâm trạng của phóng viên không hoàn toàn là chung vui mà xuất phát từ sự hiếu kỳ tò mò: Nhân vật chính trong gần 20 bài báo của mình hình dáng như thế nào, tính cách ra làm sao?

Đó là lần thứ 6 phóng viên đến thôn Yên Lý, quen thuộc đến mức anh máy sát gạo đầu làng mở lời chào và lịch sự nhường cho một chỗ đỗ xe. Bữa ấy, sân nhà ông Long - bà Mai huyên náo ồn ào những tiếng cười nói, chúc tụng, trái ngược hoàn toàn với cảnh đìu hiu lặng lẽ mà bà Mai đã trải qua suốt 11 năm.

Khoảng thời gian cay đắng khi chồng ngồi tù, các con bỏ học, bỏ xứ, bà Mai còn phải đối diện với sự ghẻ lạnh của dân làng. Thậm chí, ai đó còn không ngại “tặng” cho vài viên gạch lên mái ngói nhà bà Mai mỗi lần bà đội đơn kêu oan cho chồng.

Ông Hàn Đức Long đọc bài báo đăng trên tờ Tuổi trẻ và Đời sống - ấn phẩm của báo Tuổi trẻ Thủ đô sau khi được thả tự do
Ông Hàn Đức Long đọc bài báo đăng trên tờ Tuổi trẻ và Đời sống - ấn phẩm của báo Tuổi trẻ Thủ đô sau khi được thả tự do

Ở giữa sân, ông Long và bà Mai cười rạng rỡ, sung sướng. Ngoài nước da tái tái do thiếu nắng và khuôn mặt hơi gầy gò, ông Long dường như khá khỏe mạnh, phấn khởi. Ông tỏ ra là người có học thức, nói chuyện gãy góc, đâu ra đấy. Người cựu tử tù ngồi đối diện với phóng viên, trong giọng nói không che giấu sự bồi hồi: “Sau từng ấy năm, mọi thứ thay đổi không nhận ra một cái gì nữa.

Hồi tôi “đi”, các con còn ít tuổi, cháu lớn nhà tôi là Hàn Thị Ly, sinh vào 9h15 phút ngày 28/2/1988, cháu thứ hai là Hàn Đức Trọng, sinh vào 3h31 phút, ngày 10/11/1989. Bây giờ, tôi về các con lập gia đình hết rồi. Tôi đã có cháu thế là mừng rồi!”.

Niềm vui của nghề

Bà Nguyễn Thị Mai có ấn tượng rất tốt với phóng viên. Trong quá trình kêu oan cho chồng, bà Mai đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều luật sư, các nhà báo và những vị lãnh đạo có tâm, có tầm.

Trong đó, phóng viên dành nhiều tâm sức tìm hiểu các chi tiết của vụ án, gặp gỡ nhân chứng, tiếp xúc với các luật sư (có vị đến thời điểm này đã không còn tại thế) và thực hiện nhiều bài báo. Như đã “khoe” từ đầu bài viết này, các bài báo đã được bà Mai trân trọng gửi kèm đơn thư cầu cứu gửi tới các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Phóng viên chụp ảnh với ông Long và bà Mai
Phóng viên chụp ảnh với ông Long và bà Mai

Trong buổi đầu phóng viên gặp gỡ trực tiếp ông Hàn Đức Long, bà Mai cũng không quên nhắc lại câu chuyện trên. Bà đưa cho ông Long xem các tờ Tuổi trẻ và Đời sống (ấn phẩm của báo Tuổi trẻ Thủ đô) mà bà cất giữ khá cẩn thận. Người cựu tử tù không khỏi trầm mặc khi đọc các bài báo. Trong đó, ông là nhân vật chính.

Hồi lâu, ông Long mở lời: “Về đến nhà hơn 19h ngày 20/12, đến bây giờ, đồng hồ đã chỉ sang 16h25 ngày 22/12/2016, tôi chưa ngủ nổi lấy 1 phút. Tôi rất muốn ngủ nhưng không tài nào chợp mắt được. Sung sướng và cay đắng nữa.

Tôi nói đây bằng nước mắt của người hơn 11 năm ngồi sau song sắt, 7 lần ăn Tết cùm chân, tức là một chân bị cùm trong phòng biệt giam. Tôi rất hạnh phúc vì đã được về với gia đình. Sự tự do này là do vợ tôi đã không quản ngại khó khăn, vất vả, đồng thời, cũng là nhờ những nhà báo nhiệt huyết và các tờ báo bênh vực lẽ phải”.

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm