Tag

Người trẻ với những tục lệ cầu may đầu năm

Nhịp sống trẻ 19/02/2024 12:52
aa
TTTĐ - Đi lễ cầu may đầu năm, xin chữ, khai bút… đó là nét đẹp của văn hoá Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về. Cứ vào tháng Giêng hàng năm, hầu hết các đền, chùa đều rất đông người trẻ đội lễ dâng phật, thánh để cầu chúc một năm mới gặp nhiều may mắn trong công việc, học tập.
Chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng cầu may mắn Sĩ tử nô nức dâng hương cầu may trước kỳ thi THPT

Xin chữ thầy đồ

Trong nền văn hóa Việt Nam, việc cầu may dịp đầu năm thường bao gồm việc đến thăm nhà người thân, tặng phong bao lì xì và cúng lễ tại đền, chùa. Không ngoại lệ, nhiều người trẻ, trong đó có các sĩ tử đang “dùi mài kinh sử” cũng đến chùa dâng lễ, xin chữ ông đồ với mong muốn thi cử được đỗ đạt, công danh, sự nghiệp nhiều may mắn.

Những ngày đầu năm, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đền ông Hoàng Mười luôn đông đúc, đặc biệt là người trẻ, sĩ tử năm nay bước vào kỳ thi quan trọng.

Nhiều người trẻ đi lễ đầu năm tại Văn miếu Quốc Tử Giám
Nhiều người trẻ đi lễ đầu năm tại Văn miếu Quốc Tử Giám

Đi cùng con trai năm nay học lớp 9 đang chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, chị Nguyễn Lệ Hằng ở quận Ba Đình cho biết: “Năm mới đi Văn miếu Quốc Tử Giám du xuân, mong bình an, tiện thể cầu cho con trai tôi thi cử đỗ đạt”.

Không chỉ cầu bình an, phần lớn mọi người còn xin chữ để được may mắn trong học hành, thi cử. Bạn Nguyễn Hương, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Năm nào mình cũng đi chùa đầu năm để cầu may mắn, bình an và xin chữ các thầy đồ. Năm nay mình cầu may mắn và đạt được điểm số cao trong các kỳ thi tại trường, vì thế mình đã xin chữ “Học””.

Có thể nói, xin chữ thư pháp đầu năm về treo trong nhà, lấy ý nghĩa chữ đó để phấn đấu là một nét đẹp trong văn hoá lâu đời của người Việt. Thư pháp không dành cho người vội, người viết cần nghiên cứu kỹ để bảo đảm hay cả về ý nghĩa, nội dung và đẹp về hình thức, người thưởng thức cần nhìn sâu để thấm nhuần được tư tưởng của nét chữ, hồn chữ.

Xin chữ đầu năm để bày tỏ mong muốn thi cử đỗ đạt, công danh, sự nghiệp gặp nhiều may mắn
Xin chữ đầu năm để bày tỏ mong muốn thi cử đỗ đạt, công danh, sự nghiệp gặp nhiều may mắn

Theo nhà thư pháp Nguyễn Thanh Tùng – người sáng lập Phòng tranh Thư pháp Ngẫu thư và tham gia viết thư pháp tại Tour đêm “Tinh hoa đạo học” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, các sĩ tử thường xin chữ: Học, Trí, Lộc, Đỗ… để cầu may mắn cho con đường khoa cử của mình. Chữ thư pháp thường được treo ở nơi học tập của các sĩ tử nơi có sự hài hòa năng lượng, đầy đủ ánh sáng tự nhiên để sinh viên, học sinh cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi học tập và khám phá tri thức, hoàn thành tâm nguyện của bản thân và gia đình. “Ngày xuân, người Việt Nam có tục lệ xin chữ. Chữ xin về treo nơi trang trọng trong nhà, lấy ý nghĩa của những chữ đó làm điều răn mình. Bên cạnh chữ Hán-Nôm, nhiều người “thỉnh” những bức thư pháp viết bằng chữ quốc ngữ (chữ Việt) giúp định vị bản sắc của con người Việt Nam.”, anh Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ.

Xem quẻ cầu may

Xem quẻ là một phương pháp để tìm hiểu vận mệnh và dự đoán tương lai. Gieo quẻ cầu may là một hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết nhiều bạn trẻ. Ai cũng tâm niệm đi xem bói để biết trước được vận mệnh trong năm mới, từ xác định những điểm mạnh và yếu của bản thân để hoàn thiện hơn trong cuộc sống.

Trong ngày Tết Nguyên Đán, nhiều người Việt thường tìm đến các đền, chùa để rút quẻ thẻ hay xem tử vi, bói bài tây…

Xin quẻ thẻ là một việc làm không thể thiếu dịp đầu năm của nhiều người trẻ
Xin quẻ thẻ là một việc làm không thể thiếu dịp đầu năm của nhiều người trẻ

Bạn Thanh Huyền, sinh viên năm ba Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Hàng năm, mình thường theo mẹ đi rút quẻ thẻ ở chùa, đền để xem những thông điệp ghi trong đó. Điều này giúp mình chuẩn bị tinh thần và định hướng các thế mạnh của bản thân cho các kỳ thi trong năm”.

Còn Đinh Lê Anh Tuấn, sinh viên năm thứ 4 Học viện Nông nghiệp lại cho rằng: “Mình không tin vào mấy hình thức bói bài hay bổ quả cau… nên mình đi xem tử vi. Hình thức này khoa học, vì thế về cơ bản mình thấy cũng ổn. Xem để chiêm nghiệm, để thay đổi bản thân tốt hơn chứ không nên xem để lo âu, sầu não”.

Khai bút đầu xuân

Một trong những đều quan trọng của học sinh, sinh viên dịp đầu năm là khai bút. Khai bút đầu xuân được coi là khởi đầu may mắn và mong muốn năm mới sẽ chăm chỉ học tập, mang lại thành công trong thi cử.

Để khai bút, các bạn trẻ thường chọn một cây bút mới và mực mới màu đỏ, sau đó viết một đoạn văn, câu chúc tốt đẹp, những ước mơ và kỳ vọng cho năm mới lên giấy. Điều này thể hiện lòng thành kính và hy vọng vào một năm mới tốt lành, thành công.

Bạn Trần Trọng - sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải có chia sẻ rằng: “Theo mình tìm hiểu thông tin trên các trang mạng xã hội, tuổi của mình năm nay hợp khai bút từ 7 giờ tới 9 giờ sáng mùng 1 Tết. Đúng giờ đó mình đã vình đã viết ra giấy ước mơ của mình: “Đỗ chứng chỉ tiếng Anh”.

Nhiều sĩ tử đã dậy sớm viết những nét chữ đầu tiên của năm mới, gửi gắm hy vọng một năm học hành chăm chỉ, đạt kết quả cao
Nhiều sĩ tử đã dậy sớm viết những nét chữ đầu tiên của năm mới, gửi gắm hy vọng một năm học hành chăm chỉ, đạt kết quả cao

Ngoài ra, trong ngày Tết, các bạn học sinh, sinh viên, nhất là các sĩ tử cũng thường ăn chè đỗ và mặc áo màu đỏ để tạo ra cảm giác may mắn, tư duy tích cực trong việc học hành, thi cử.

Nói về việc khai bút đầu xuân, Thạc sỹ Quản lý văn hoá Lương Giang, giảng viên Đại học Kinh Bắc cho biết: “Cái đẹp và tinh thần trọng học của việc khai bút đã trở thành tục lệ bao đời người Việt và là một nét đẹp văn hóa rất độc đáo của nước ta. Bởi đối với người Việt, cây bút là một công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng trong đời sống. Khai bút là khai chữ, khai tâm, khai trí, khai nghề, khai nghiệp…. với ước muốn, nguyện vọng của mình trong năm mới hay tự nhắc nhở bản thân hướng đến những điều tốt đẹp để phấn đấu”.

Trong nền văn hóa Việt Nam, việc cầu may dịp đầu năm là một truyền thống quan trọng cho những bạn trẻ đang học tập và làm việc. Xin chữ thầy đồ, gieo quẻ cầu may, khai bút đầu xuân, ăn chè đỗ và mặc đồ màu đỏ là những hoạt động mang ý nghĩa tâm linh và tạo niềm tin tốt đẹp cho mọi người trong một năm mới.

Minh Anh

Đọc thêm

Mùa hè xanh chuyển mình cùng chính quyền số Nhịp sống trẻ

Mùa hè xanh chuyển mình cùng chính quyền số

TTTĐ - Không chỉ làm tình nguyện, chiến dịch Mùa hè xanh năm 2025 của giới trẻ đang ghi dấu sự chuyển mình mạnh mẽ, từ tinh thần xung kích vì cộng đồng đến vai trò đồng hành cùng chính quyền địa phương hai cấp trong tiến trình số hóa và xây dựng nền hành chính hiện đại.
Giới trẻ "cày đêm": Hiệu suất tăng, sức khỏe giảm Nhịp sống trẻ

Giới trẻ "cày đêm": Hiệu suất tăng, sức khỏe giảm

TTTĐ - Khi thành phố chìm vào giấc ngủ, cũng là lúc một thế hệ trẻ bắt đầu “ca làm việc” riêng của mình. Không gian tĩnh lặng tạo nên một “vùng sáng tạo” đặc biệt giữa đêm khuya. Với nhiều người trẻ, thức khuya không chỉ là thói quen, mà là lối sống, là thời điểm để họ làm việc hiệu quả nhất, sống thật với bản thân nhất và thăng hoa cùng ý tưởng. Thế nhưng, phía sau những giờ sáng tạo hừng hực giữa màn đêm, cũng tiềm ẩn không ít hệ lụy về sức khỏe nếu không biết cân bằng đúng cách.
Tình nguyện hỗ trợ thủ tục hành chính, sử dụng sổ tay đảng viên Camera 360 trẻ

Tình nguyện hỗ trợ thủ tục hành chính, sử dụng sổ tay đảng viên

TTTĐ - Thanh niên tình nguyện phường Hai Bà Trưng (Hà Nội) sẽ hỗ trợ người dân tại điểm phục vụ hành chính công; hỗ trợ các chi bộ, ban công tác mặt trận địa bàn dân cư cài đặt ứng dụng iHanoi, sổ tay đảng viên; hướng dẫn đóng đảng phí trên cổng dịch vụ công...
Đưa sinh viên về xã đặc thù hỗ trợ phục vụ hành chính công Camera 360 trẻ

Đưa sinh viên về xã đặc thù hỗ trợ phục vụ hành chính công

TTTĐ - Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo Hội Sinh viên tại 286 trường đại học, học viện, cao đẳng trên cả nước thành lập đội hình sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ vận hành trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã tại các địa bàn đặc thù.
Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ Nhịp sống trẻ

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa sâu rộng, học gì để không lỡ nhịp thời đại? Với thế hệ Gen Z, những người trẻ không ngừng tìm kiếm môi trường học tập hiện đại, đa văn hóa và có tính ứng dụng cao, chương trình Đổi mới và Phát triển toàn cầu (BGDI) tại Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nổi lên như một lựa chọn tiên phong, trao cơ hội trở thành chuyên gia tầm khu vực và quốc tế, ngay từ giảng đường đại học.
Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái Nhịp sống trẻ

Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái

TTTĐ - Từ nữ ca sĩ đưa xẩm đến gần giới trẻ, cô điều dưỡng tận tâm cứu người, đến những sinh viên giàu nghị lực và khát khao cống hiến, mỗi câu chuyện là một minh chứng sống động cho tinh thần sống đẹp của người trẻ trong kỷ nguyên mới.
Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế

TTTĐ - Những tấm gương thanh niên sống đẹp chứng minh rằng sống đẹp không bị giới hạn bởi thời gian, không gian hay lĩnh vực. Đó có thể là hành động hy sinh nơi biên cương, là dự án khởi nghiệp sáng tạo, hay chỉ đơn giản là một hành động nhân ái giữa đời thường... Những điều tử tế đó cùng thắp sáng lên niềm tin cho cộng đồng xã hội.
Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính Camera 360 trẻ

Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính

TTTĐ - Ngay từ ngày đầu chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động cũng là ngày đoàn viên, thanh niên tại 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt tay vào đợt cao điểm tình nguyện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính.
Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp Camera 360 trẻ

Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

TTTĐ - Trong bối cảnh tỉnh Đắk Lắk mới chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, 102 đội hình tình nguyện với hơn 2.000 thanh niên đồng hành cùng chính quyền và người dân các xã, phường trên toàn tỉnh.
Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi Nhịp sống trẻ

Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi

TTTĐ - Trong bối cảnh xã hội và công nghệ phát triển nhanh chóng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội kiên định với bốn giá trị cốt lõi: Nhân văn, Đổi mới, Động lực và Bản sắc. Đây không chỉ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo mà còn là nền tảng vững chắc, định hình những thế hệ sinh viên ưu tú, sẵn sàng cống hiến cho Thủ đô và đất nước.
Xem thêm