Tag

Nhịp phố phường trong thanh âm tháng 10

Người Hà Nội 11/10/2023 07:00
aa
TTTĐ - “Không thể nói trời không trong hơn / Và mắt em xanh khác ngày thường / Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy / Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường”. Lời ca khúc “Cảm xúc tháng 10” của nhạc sĩ Nguyễn Thành cũng như chính lời tấm lòng của người Hà Nội trong những ngày mùa thu này. Nhịp phố ngân vang cùng nhịp đập trái tim, dâng cao niềm tự hào và yêu mến Thủ đô thiêng liêng - trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước.
Sắc hoa xuân nở rực trên phố phường Hà Nội Muồng hoàng yến khoe sắc khắp phố phường Hà Nội Làm đẹp phố, phường Thủ đô đón Tết Độc lập

Bài ca xanh

“Một sớm thu trong đất thắm hoa vàng

Năm cửa ô xoè năm cánh rộng

Đoàn quân về nhấp nhô như sóng

Những ngôi nhà dường muốn cao thêm

Tháng mười ấy là khúc ca xanh

Khúc ca mở những chiến công đầy

Ôi Thăng Long Đông Đô Hà Nội

Nghìn năm vẫn một trái tim này”.

(Cảm xúc tháng 10 - Nguyễn Thành)

Phố phường Hà Nội với những nhịp đập đầy yêu thương
Phố phường Hà Nội với những nhịp đập đầy yêu thương

Mỗi tháng 10 về, trong tâm trí người Hà Nội và cả nước lại tái hiện hình ảnh đoàn quân trở về trùng trùng lớp lớp, nhấp nhô như sóng. Đó là làn sóng của ngày Giải phóng Thủ đô, đinh ninh sắt son lời thề sau ngày ra đi “cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng” của 9 năm về trước.

Sau 9 năm chiến đấu ngoan cường, thông minh, gan dạ, đầy sáng tạo của quân và dân ta, đặc biệt là sau thất bại trong trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ năm 1954 long trời lở đất, “Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và trực tiếp là Đảng ủy tiếp quản, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, nòng cốt là công nhân, tự vệ các nhà máy, xí nghiệp, công sở, đã đấu tranh quyết liệt với địch, bảo vệ gần như nguyên vẹn máy móc, thiết bị, hồ sơ, nguyên vật liệu. Cùng thời gian này, cuộc đấu tranh của ta trên bàn Hội nghị ngoại giao ở Phù Lỗ cũng giành thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải chuyển giao thành phố cho ta theo đúng nguyên tắc đã quy định tại Hiệp định Giơnevơ.

Nhịp phố phường trong thanh âm tháng 10

Đúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị Quân đội Nhân dân gồm cả bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới... chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội.

Hai mươi vạn Nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui sướng tột độ của những người đã gần 9 năm bị kìm nén dưới gót sắt của giặc nay được giải phóng, đã đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Các bà, các chị mặc áo dài, ôm những bó hoa tươi thắm tặng những người lính áo sờn bạc phếch bụi đường xa. Cả Hà Nội hân hoan theo từng nhịp bước chân rầm rập bước qua cầu Long Biên, tỏa ra các ngả đường. Nhịp khải hoàn mang đến một nhịp sống mới cho thành phố thân yêu.

15 giờ chiều cùng ngày, hàng vạn Nhân dân trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức với sự có mặt của các đơn vị Quân đội Nhân dân tham gia tiếp quản thành phố. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội cổ kính... Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, vô cùng biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Nhịp phố phường trong thanh âm tháng 10

69 năm trôi qua, niềm vui náo nức ấy vẫn như còn vẹn nguyên mỗi tháng 10 về. Năm nào cũng vậy, đầu tháng 10, người Hà Nội lại tưng bừng kỉ niệm ngày Giải phóng Thủ đô, cũng là thêm một dịp để tự hào về thành phố ngàn năm văn hiến, văn minh và hiện đại. Từ thuở Lý Thái Tổ dời đô ra thành Thăng Long đến ngày Giải phóng Thủ đô, sắc thu tháng 10 vẫn trong xanh như ngàn năm trôi qua trong chớp mắt.

Biết bao biến thiên vật đổi sao dời, biết bao lần Thăng Long “vườn không nhà trống” nhưng nhờ biết cố kết lòng dân mà bao lần giặc giã là bấy nhiêu lần chúng ta lại chiến thắng trở về. Bài ca khải hoàn của Thăng Long - Hà Nội là bài ca mãi xanh từ thuở Hưng Đạo Đại Vương đánh quân Nguyên - Mông xâm lược bờ cõi đến ngày Giải phóng Thủ đô, trận Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không đầy hào hùng, hoa lửa.

Vươn lên những tầm cao mới

Tháng 10, đó là lúc cái nắng đổ lửa của mùa hè đã qua nhưng cái rét cắt da của mùa đông chưa tới. Tháng 10, cây vào độ đậm nhựa, lá vào độ xanh rì. Tháng 10 là lúc chúng ta có thể nhìn lại mình đã làm được gì trong năm. Trong khi đó, tháng 10 cũng chưa phải là lúc sự vội vã của cuối năm làm ta cuống quýt, vội vàng. Tháng 10 với Hà Nội cũng là lúc lắng đọng, vào mùa đẹp nhất trong năm.

Người xưa có câu “Ốc tháng 10, người Hà Nội” để ca ngợi sự tròn đầy, đẹp đẽ, tốt đẹp nhất của sản vật, của con người xứ này. Trong niềm say mê của nhịp đập khải hoàn, mỗi người Hà Nội đều có ý thức dựng xây thành phố này theo năng lực, theo phẩm chất, theo trí tuệ của mình.

Nhịp phố phường trong thanh âm tháng 10

Đó có thể là đóng góp về mặt kinh tế, về mặt xây dựng. Những nghệ sĩ thì viết bài ca, dùng tiếng hát làm đẹp thêm thành phố này. Trong khi đó, đông đảo mỗi người dân thường có thể thể hiện tình cảm với Hà Nội bằng những việc làm cụ thể mà rất giản dị.

Bằng việc ứng xử có văn hóa nơi công sở, công cộng, mỗi người chúng ta đã duy trì, phát huy và trao truyền những vốn quý giá về văn hóa người Hà Nội cho con cháu sau này. Bằng việc tham gia giao thông một cách có ý thức hơn, sử dụng các phương tiện công cộng, phương tiện giao thông xanh… chúng ta cũng đóng góp cho sự phát triển bền vững của thành phố.

Bằng việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống nơi cơ quan, khu dân cư, tiết kiệm nước sạch, chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hành và giám sát những hành vi thiếu văn hóa… là ta góp phần đưa Hà Nội vươn lên những tầm cao mới của hội nhập, văn minh và xác lập giá trị của người Hà Nội hôm nay.

Tháng 10 này, mỗi chúng ta đều muốn bước ra phố, ngắm nhìn nhiều hơn vẻ đẹp của thành phố mình đang sống. Hãy thu vào mắt mình bao la những công trình, công viên, đường phố xanh, sạch, hiện đại. 69 năm đã trôi qua, Hà Nội có biết bao đổi thay từ mùa thu theo bước đoàn quân chiến thắng trở về năm ấy.

Sông Hồng vẫn thở những nhịp thở cùng thành phố. Những cơn gió mùa thu từ ngàn năm thổi tới hát vi vút trên những tòa nhà cao tầng. Ngày này 69 năm trước, áo chấn thủ còn vương bụi đường xa, giày vạn dặm mòn gót chân người lính khi bước qua cầu Long Biên để trở về thành phố.

Còn năm nay, Hà Nội phát triển dọc theo hai bờ sông Hồng. Từ thành phố trong sông giờ chúng ta sẽ xây dựng theo hướng thành phố bên sông. Thành phố nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông Mẹ, dòng sông mang nặng phù sa, chở nặng văn hóa bồi đắp tích tụ ngàn đời. Nhịp phù sa nuôi dưỡng tâm hồn người Hà Nội, đưa chúng ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ và giúp chúng ta thăng hoa cùng cảm hứng mùa thu bất tận…

Nhịp phố phường trong thanh âm tháng 10

“Mùa thu xanh một trời Hà Nội

Em nghe thu hát ngang lưng trời

Từng con đường năm xưa

Lối ta đi qua những ngày thơ ấu

Trong tim tôi Thăng Long Hà Nội

Dẫu cách xa tôi vẫn yêu người

Ở nơi ấy giữ bao nhiêu kỷ niệm đời tôi”.

“Hà Nội mùa lá bay”, Hà Nội với biết bao bài ca đẹp, là cảm hứng cho biết bao thế hệ nhạc sĩ viết nên các tác phẩm đi cùng năm tháng. Bao nhiêu bài ca là ngần ấy góc nhìn, là ngần ấy trái tim rung động. Bao nhiêu người hát, bao nhiêu người nghe cũng là ngần ấy sự đồng cảm, sự yêu thương và gắn bó, hướng về mảnh đất này.

Những thanh âm tháng 10 chưa bao giờ ngừng ngân vang trong mỗi trái tim phố, để mỗi mùa thu về, ta thấy mình như trẻ lại cùng Hà Nội.

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm