Những gương mặt trẻ Thủ đô có thành tích nổi bật trong năm 2024
Lucy Trà My - Gương mặt Đại sứ Những gương mặt xuất sắc của “Học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện” |
Phát hiện lỗ hổng phần mềm
Năm 2024, TS Nguyễn Văn Sơn, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xuất sắc giành Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả cầu vàng. TS Sơn (sinh năm 1993) tác giả công trình nghiên cứu “CodeJIT” cho phép phát hiện sớm các thay đổi (còn gọi là commit) nguy hiểm tạo ra các lỗ hổng bảo mật trong quá trình phát triển phần mềm, giúp các nhà phát triển có thể kiểm tra và sửa chữa các commit này kịp thời khi chúng vẫn còn mới và dễ theo dõi.
![]() |
TS Nguyễn Văn Sơn |
Kết quả thực nghiệm cho thấy CodeJIT đạt độ chính xác cao trong việc xác định commit nguy hiểm, lên tới 90%, vượt trội gần hai lần so với các phương pháp tiên tiến không tập trung vào mã nguồn.
Giải pháp này có thể được áp dụng rộng rãi trong các dự án phần mềm để tăng cường bảo mật ngay từ giai đoạn phát triển và có thể áp dụng cho các tổ chức phát triển phần mềm, đặc biệt là những tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như: An ninh mạng, y tế, hoặc tài chính, nơi mà việc phát hiện lỗ hồng phần mềm sớm và chính xác là rất quan trọng.
Phát triển công nghệ lắng đọng đơn lớp nguyên tử
TS Nguyễn Viết Hương, Phó trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa là một trong 2 gương mặt của Thủ đô Hà Nội nhận Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả cầu vàng 2024.
![]() |
TS Nguyễn Viết Hương |
Sinh năm 1990, TS Nguyễn Viết Hương, tác giả chính của công trình nghiên cứu “Phát triển công nghệ lắng đọng đơn lớp nguyên tử (ALD) ở áp suất khí quyển”. ALD được biết đến là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, cho phép kiểm soát quá trình lắng đọng màng mỏng nano đến từng đơn lớp nguyên tử.
Tuy nhiên, công nghệ ALD truyền thống có chi phí cao do yêu cầu hệ thống chân không phức tạp và tốc độ lắng đọng chậm, khiến nó chưa phù hợp với nhiều ứng dụng công nghiệp đòi hỏi diện tích phủ lớn và tốc độ nhanh.
Kế thừa các nghiên cứu trước đó trên thế giới, tác giả đã cải tiến, thiết kế và phát triển hệ thống S-ALD đầu tiên trong nước, cho phép chế tạo màng mỏng nano ở nhiệt độ thấp, tốc độ cao, không sử dụng buồng chân không. TS. Nguyễn Viết Hương đã công bố 23 công trình thuộc danh mục Q1 trên các tạp chí quốc tế uy tín liên quan đến công nghệ này.
Đại diện duy nhất của Thủ đô nhận Giải thưởng Khuê Văn Các
2024 là năm đầu tiên Trung ương Đoàn tổ chức Giải thưởng Khuê Văn Các. 9 nhà khoa học trẻ đã vinh dự được nhận giải thưởng này, trong đó TS Lý Viết Trường, nghiên cứu viên, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội là đại diện duy nhất của Thủ đô.
![]() |
TS Lý Viết Trường |
TS Trường có 5 bài báo khoa học đã công bố trên tạp chí khoa học trong nước (tác giả chính); 5 sách chuyên khảo, chương sách thuộc lĩnh vực xét thưởng (2 sách, chương sách là tác giả chính); 1 bằng khen cấp bộ, 2 khen thưởng quốc gia.
Công trình tiêu biểu của TS Trường đã mở ra những hướng đi mới trong việc hoạch định chính sách liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo tại các vùng dân tộc thiểu số. Việc nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của thầy Tào trong cộng đồng người Nùng Phàn Slình không chỉ giúp bảo tồn các giá trị văn hóa, mà còn góp phần tăng cường sự gắn kết xã hội, củng cố sức mạnh cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững tại khu vực dân tộc thiểu số.
Ngoài thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, TS Trường còn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng như: Tổ chức cuộc thi làm videoclip với chủ đề “Nét đẹp văn hóa Việt - Trung” nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc; tọa đàm về công tác xây dựng Đảng và đẩy mạnh phát triển phong trào Hội lưu học sinh…
Nữ sinh chinh phục ngành Khí tài quang học
![]() |
Hoàng Thị Thương |
Hoàng Thị Thương, Học viện Kỹ thuật quân sự là một trong 20 gương mặt nhận Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam. Thương từng hoang mang khi được phân vào ngành Khí tài quang học, khoa Vũ khí nhưng dần thấy hứng thú khi được tìm hiểu các thiết bị quân sự. Đây cũng là động lực để cô gái trẻ dành nhiều thời gian cho những nghiên cứu khoa học.
Trong đó, Thương chủ trì đề tài “Nghiên cứu chế tạo vi laser bằng máy in thương mại” và “Nghiên cứu xây dựng mô hình thiết bị phun vi giọt trong chế tạo vi laser”. Cả hai đề tài thuộc lĩnh vực Quang điện tử và đều đạt kết quả xuất sắc, được Học viện Kỹ thuật quân sự tặng Bằng khen.
Các nghiên cứu của Thương hướng đến chế tạo vi laser từ vật liệu mềm để ứng dụng trong đời sống. Trong suốt 5 năm học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, cô gái trẻ tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và tiến hành các thí nghiệm với cường độ cao. Đồ án tốt nghiệp Thương hoàn thành gần đây là kết quả của hai năm nghiên cứu liên tục, không chỉ tích lũy kiến thức chuyên ngành mà còn là hành trình rèn luyện kỹ năng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xây dựng thế hệ thanh niên làm chủ khoa học công nghệ

Khi yêu thương lan tỏa từ Thủ đô Hà Nội...

Thắp sáng ước mơ hoàn lương: Giúp phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng

Giới trẻ chi hàng triệu đồng mỗi tháng để chăm sóc thú cưng

Xây dựng Đoàn vững mạnh là xây dựng Đảng trước một bước

Thanh niên trong công cuộc chống lãng phí và tinh gọn bộ máy

Bài 4: Khơi dậy tiềm năng thanh niên trong kỷ nguyên công nghệ

Những bữa trưa "đắt đỏ" của lao động gen Z

Bài 3: Những đôi giày từ công nghệ in 3D và nhựa tái chế
