Tag

Những mái ấm hạnh phúc cho người nghèo ở Yên Bái

Nông thôn mới 18/03/2025 14:39
aa
TTTĐ - Những ngôi nhà, những mái ấm được hình thành từ sự quyết tâm, nỗ lực cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân mang nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đã làm đẹp thêm câu chuyện chăm lo cho cuộc sống hạnh phúc cho người dân Yên Bái.
Nhiều hoạt động trong Tết rừng của người Mông Công nhận Tết rừng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) công bố quyết định về công tác cán bộ

Những con số "biết nói"

“An cư lạc nghiệp” - thành ngữ quen thuộc thể hiện mong muốn của con người về một cuộc sống ổn định và hạnh phúc, trước hết là có một nơi ở ổn định, một mái ấm gia đình. Xuất phát từ ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó, những năm qua, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm triển khai chính sách hỗ trợ làm nhà ở cho hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo; ưu tiên dành nhiều nguồn lực để triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Tỉnh xác định đây là một chìa khóa quan trọng trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm trên 16.000 căn nhà, trong đó có gần 2.400 căn nhà cho hộ gia đình người có công với cách mạng, trên 13.600 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Năm 2023, tỉnh Yên Bái ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 - 2025, mục tiêu sửa chữa và làm mới 3.022 căn nhà. Hết năm 2024, Yên Bái đã hoàn thành 3.022/3.022 căn nhà, về đích trước một năm so với mục tiêu đề án.

Bên cạnh đó, năm 2024, tỉnh đã hỗ trợ làm 1.523 căn nhà cho các hộ gia đình bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) trên địa bàn toàn tỉnh với tổng kinh phí hỗ trợ trên 98 tỷ đồng, từ nguồn xã hội hóa.

Tiếp đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Yên Bái đã ban hành Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025, với mục tiêu hỗ trợ làm 2.208 nhà (trong đó làm mới 1.815 nhà, sửa chữa 393 nhà), gồm 272 nhà cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ; 1.546 nhà cho hộ nghèo, 390 nhà cho hộ cận nghèo.

Mức hỗ trợ 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa; tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến 120.690 triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa; phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/8/2025.

Những mái ấm hạnh phúc cho người nghèo ở Yên Bái
Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm trên 16.000 căn nhà

Tính đến 15/3/2025, toàn tỉnh đã khởi công được 1.580/2.208 nhà (xây mới 1317/1.815 nhà, sửa chữa 263/393 nhà), đạt 67% kế hoạch, số nhà đã hoàn thành là 245 nhà, số nhà đang làm là 1.335.

Các địa phương đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm hoàn thành mục tiêu kế hoạch, trong đó, một số địa phương đã tích cực khởi công làm nhà góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện của toàn tỉnh, như: Huyện Mù Cang Chải đạt 90,7%, thị xã Nghĩa Lộ đạt 86,9%, huyện Trạm Tấu đạt 75,9%, thành phố Yên Bái đạt 70,6%, huyện Văn Chấn đạt 70,5%...

Những kết quả nêu trên đã góp phần quan trọng cải thiện căn bản điều kiện về nhà ở đối với các hộ gia đình người có công với cách mạng; hỗ trợ kịp thời nhà ở đối với các hộ bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ, xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; góp phần giúp các hộ gia đình có điều kiện “an cư, lạc nghiệp”, ổn định và nâng cao chất lượng đời sống, cải thiện tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và thực hiện mục tiêu chăm lo đời sống gia đình người có công với cách mạng, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát những năm trở lại đây đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% (2016) xuống còn 7,04% (năm 2020), cải thiện 10 bậc so với đầu nhiệm kỳ.

Giai đoạn 2021 - 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 4,13%/năm; hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 5,68%.

Đặc biệt, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh Yên Bái xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố, cải thiện 5 bậc so với đầu nhiệm kỳ, thấp thứ 4/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc (sau Thái Nguyên, Bắc Giang và Phú Thọ).

Những mái ấm hạnh phúc cho người nghèo ở Yên Bái
Yên Bái đã huy động được sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, sức mạnh của hệ thống chính trị và nhân dân để triển khai xóa nhà tạm cho người nghèo

Cách làm sáng tạo của một tỉnh nghèo

Trao đổi với phóng viên, bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái năm 2025 cho biết: “Để triển khai kịp thời chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện có hiệu quả đề án của tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các địa phương rà soát, đánh giá kỹ hiện trạng nhà ở của hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Các địa phương xác định nhu cầu hỗ trợ làm nhà ở đảm bảo đúng đối tượng; chỉ đạo cấp phát kịp thời kinh phí hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện (trong khi Trung ương chưa phân bổ kinh phí, tỉnh đã chủ động bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh cấp cho các địa phương ngay từ những tháng đầu năm để thực hiện).

Cùng với đó, tỉnh đã kết nối với các tập đoàn, doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ thêm kinh phí cho tỉnh Yên Bái để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát năm 2025.

Để triển khai thực hiện, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Ban, Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; cấp huyện, để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả đề án.

Đồng thời, chúng tôi giao nhiệm vụ cho cấp huyện phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên…) hỗ trợ, giúp đỡ các hộ dân làm nhà, tận dụng cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư về nhân công, nguyên vật liệu nhằm giảm giá thành xây dựng; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc để đảm bảo tiến độ, chất lượng nhà ở".

Những mái ấm hạnh phúc cho người nghèo ở Yên Bái
Yên Bái đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu “xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát”

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh, một điều nữa hết sức quan trọng là Yên Bái đã huy động được sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, sức mạnh của hệ thống chính trị và Nhân dân.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND ban hành các nghị quyết, chính sách, đề án, kế hoạch, huy động động các nguồn lực xã hội hóa trong triển khai hỗ trợ làm nhà; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, giám đốc, thủ trưởng các Ban, Sở, ngành, cơ quan, đơn vị phụ trách và giúp đỡ từng địa bàn xã đặc biệt khó khăn...”.

Thực tiễn cho thấy, tỉnh Yên Bái đã có những cách làm đổi mới, sáng tạo và hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành 2 nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ làm nhà ở cho người có công với cách mạng và hộ nghèo trong giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh ban hành 4 đề án, 3 kế hoạch.

Đồng thời, tỉnh đã huy động tổng hợp các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa trong triển khai hỗ trợ làm nhà; huy động, lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn xã hội hóa để triển khai đề án; lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ thuộc các chương trình, dự án của Trung ương với nguồn lực từ ngân sách tỉnh và các nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện hiệu quả đề án; nguồn xã hội hóa chiếm trên 70%.

Những năm qua, triển khai thực hiện đề án hỗ trợ làm nhà ở của tỉnh, mỗi căn nhà sau khi hoàn thành đã có giá trị cao hơn mức hỗ trợ của nhà nước (bình quân 120 triệu/nhà làm mới, 40 triệu/nhà sửa chữa).

Yên Bái đã ban hành các mẫu thiết kế nhà ở phù hợp với từng địa bàn, phong tục truyền thống của đồng bào các dân tộc; quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, phương thức hỗ trợ để thống nhất trong triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho các địa phương, người dân trong thực hiện chính sách.

Hàng năm, tỉnh đã tổ chức vận động, huy động đóng góp, hỗ trợ của các đồng chí Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ quan, ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh trực tiếp đóng góp, hỗ trợ kinh phí làm nhà cho hộ nghèo; tích cực vận động, huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các tỉnh, các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh để triển khai thực hiện đề án.

Bên cạnh kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương chủ động huy động thêm các nguồn lực, nhân công, vật liệu, đất đai... từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư; khơi dậy sự đồng lòng, chia sẻ của cộng đồng với tinh thần “tương thân, tương ái” đối với người nghèo; huy động các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia làm nhà cho người dân để hỗ trợ các gia đình, các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự làm nhà.

Để hoàn thành mục tiêu “xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cùng với quyết tâm, nỗ lực cao độ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nguồn lực huy động từ cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội thì yếu tố quyết định thành công của Đề án chính là ý chí, quyết tâm, nỗ lực vươn lên của mỗi hộ dân được hỗ trợ làm nhà.

Thái Sơn

Đọc thêm

Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Ngày 26/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo Kinh tế

Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo

TTTĐ - UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ đưa làng nghề Chuyên Mỹ trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng Nông thôn mới

Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng

TTTĐ - Động thái này của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) không chỉ giúp ổn định tâm lý thị trường, mà còn đảm bảo quyền lợi cho hệ thống phân phối, người nông dân trong thời điểm nhiều biến động.
Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn Nông thôn mới

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn

TTTĐ - Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 22/6, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1226/QĐ-TTg chính thức công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay Nông thôn mới

Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay

TTTĐ - Những năm qua, báo chí Thủ đô đã góp phần quan trọng tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, hiệu ứng tích cực đến các cấp chính quyền, đặc biệt, đã làm thay đổi nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng Nông thôn mới. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn Thủ đô ngày càng khởi sắc, Hà Nội ngày càng có thêm nhiều miền quê đáng sống.
Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện Nông thôn mới

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện

TTTĐ - Với vai trò là cơ quan tuyên truyền, báo chí đã luôn đồng hành cùng các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá các sản phẩm OCOP tới đông đảo người tiêu dùng. Thông qua báo chí, truyền thông, người dân không chỉ nắm bắt được thông tin, chất lượng của các sản phẩm, mà còn hiểu sâu hơn về những câu chuyện sản phẩm - yếu tố được coi linh hồn của mỗi sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ Nông thôn mới

Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

TTTĐ - Tối 19/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Thường Tín hoàn thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Thường Tín hoàn thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sau nhiều năm phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) sẽ vinh dự đón chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào cuối tháng này.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 17/6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xem thêm