Những nét truyền thống ấn tượng tại Hội đền Đông Bộ Đầu
Lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức quy củ hơn |
Đền Đông Bộ Đầu là ngôi đền cổ nổi tiếng vào bậc nhất của vùng. Sử quan triều Nguyễn soạn sách "Đại Nam nhất thống chí" xếp đình Đông Bộ Đầu là một trong 36 đền miếu cổ nhất tỉnh Hà Tây cũ.
![]() |
Đông đảo người dân tham dự các hoạt động tại Lễ hội đền Đông Bộ Đầu |
Ngày 6/2/1979, đền Đông Bộ Đầu được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa. Năm 2011, được UNESCO công nhận là một trong 8 nơi thờ Phù Đổng Thiên Vương là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
![]() |
Hàng năm, ngày 19/9 Âm lịch, sau kỳ lũ cuối cùng dân làng mở hội tế thần, tương truyền đây là ngày hóa của đức Thiên Vương.
Ngày 8/1 Âm lịch năm nay, lễ hội tại đền Đông Bộ Đầu chính thức được diễn ra với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương cũng như quan khách nhiều nơi đổ về.
![]() |
Hội đền Đông Bộ Đầu là lễ hội lâu đời tại Thường Tín, Hà Nội |
Tại đây có nhiều trò chơi dân gian như: Bơi thuyền bắt vịt, thi bơi trải trên sông Hồng và độc đáo nhất vẫn là trò múa gậy chầu Thánh. Gậy múa là đoạn tre dài 2,5 - 2,8m. Người tham gia tay cầm ôm nửa vòng thân gậy để lỡ đối phương có đánh róc mía gậy trượt trên mặt thân tre không vào ngón tay người đỡ.
Từng cặp chàng trai đầu quấn khăn rìu, eo thắt dải đỏ, chân buộc xà cạp ra đứng chống gậy trước cửa đền. Khi có hiệu lệnh họ cùng dùng chân đá gậy tung lên, tay đón gậy múa đi ra, rồi lại múa vào. Ba lần múa vòng tròn chào thần, chào người xem; Sau đó thao diễn các bài cơ bản, người múa càng đông càng tốt, cây gậy xoắn tít trên tay.
![]() |
Tượng Phù Đổng Thiên Vương cao 5,76m |
Không chỉ có các trò chơi, lễ hội còn tấp nập với các hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống như hát quan họ, đánh đu trên tấm tre dài… cùng nhiều hoạt động đặc sắc khác.
Anh Hoàng Anh (ở Hà Nội) chia sẻ sau khi tham gia lễ hội: “Hội đền Đông Bộ Đầu có rất nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, mang nhiều nét truyền thống, mình thấy rất ấn tượng khi tham gia và trải nghiệm các hoạt động tại đây.
Là người yêu những nét văn hóa, mình nghĩ các bạn trẻ rất nên dành thời gian trải nghiệm các hoạt động tại các lễ hội nhiều vùng miền để vừa mở mang kiến thức, vừa có thêm kỷ niệm thú vị.
Sau hai năm trở lại do dịch bệnh, các hoạt động vẫn được tổ chức rất bài bản, chỉn chu, người dân cũng rất có ý thức trong việc phòng chống dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hé lộ sân khấu “khủng” DIFF 2025, rộng gấp đôi mùa trước

Xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện, văn minh

Khi Nhà hát Opera Hà Nội trở thành biểu tượng văn hóa mới của Thủ đô

Đoàn tàu “Hoa Phượng Đỏ” - Điểm nhấn của du lịch Hải Phòng

Khu nghỉ dưỡng mới ở Nam Sầm Sơn đón hơn 10.000 khách dịp lễ

Khách du lịch đến Phú Yên tăng 55% trong kỳ nghỉ lễ

Ngắm không gian trang hoàng tại núi Bà Đen trước thềm đại lễ Vesak 2025 ngày 8/5

Quảng Ngãi đón 231.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5

Du lịch Quảng Ninh thu hơn 3.120 tỷ đồng trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
