Tag

Những suy nghĩ non nớt của tuổi đôi mươi

Nhịp sống trẻ 14/12/2021 20:00
aa
TTTĐ - Mang thai ngoài ý muốn khiến nhiều bạn trẻ kết hôn ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Tình yêu ngỡ tưởng kết quả hạnh phúc nhưng phía sau những lễ cưới là suy nghĩ non nớt về cuộc sống hôn nhân.
You Can biến suy nghĩ “tôi không thể” thành "tôi có thể" Gia đình trong suy nghĩ của thế hệ trẻ Bạn trẻ bày tỏ suy nghĩ về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tuổi kết hôn trung bình của ở nam giới là 27,2; con số này ở phụ nữ là 23,1.

Trên thực tế, không ít bạn trẻ đã thành vợ, thành chồng ngay từ 18, 19 tuổi. Không ít trong số đó lựa chọn bỏ học sau kết hôn khi không có đủ tài chính, kinh nghiệm sống chưa vững vàng…

Hôn nhân là hai người yêu thương rồi về ở cùng nhau

Phạm Bích Hằng, sinh năm 2002, hiện là sinh viên năm hai Cao đẳng Y dược Hà Nội. Sau đợt giãn cách xã hội kéo dài bởi dịch COVID-19, Hằng phát hiện mình có bầu với bạn trai. Tháng 9 năm nay, em chính thức lấy chồng.

Chia sẻ về quyết định có phần vội vàng của mình, Hằng kể: “Ngay từ năm cấp 3, bạn bè em đã cưới chồng rồi, nhiều bạn sinh 2003, 2004 cũng như thế mà. Lớp đại học em cũng có một số bạn lập gia đình rồi nhưng vẫn quay lại đi học được”.

Thực tế, cô gái trẻ không hứng thú ngành học của mình. Ngày trước, nghe lời khuyên của họ hàng, học dược để sau này về quê buôn bán thuốc cũng đủ sống, Hằng đăng ký vào Cao đẳng Y dược Hà Nội nhưng công việc cô yêu thích lại là đi làm người mẫu ảnh.

Trong suy nghĩ của Bích Hằng, sau khi mang thai và cưới chồng, cô vẫn có thể đi học bình thường dù bản thân không thích chuyên ngành hiện tại
Trong suy nghĩ của Bích Hằng, sau khi mang thai và cưới chồng, cô vẫn có thể đi học bình thường dù bản thân không thích chuyên ngành hiện tại

Chồng của Bích Hằng hơn em 1 tuổi, là sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ở tuổi ăn, tuổi chơi, lo chưa đến, hai bạn trẻ vẫn quyết định giữ lại cái thai và xin bố mẹ tổ chức lễ cưới. Hằng kể, khi báo tin, mẹ em khóc rất nhiều.

“Thật ra, việc có em bé là ngoài ý muốn; khi đó, em cũng rất bất ngờ. Em nghĩ hôn nhân là hai người yêu thương nhau rồi về ở cùng nhau thôi”, cô gái trẻ bình thản.

Hiện tại, Hằng và chồng đã dừng hẳn việc học để đi làm. Lương tháng của chồng cũng chỉ khoảng 7 triệu đồng. Đôi vợ chồng trẻ may mắn có bố mẹ hai bên đỡ đần, hứa sau này cho vốn làm ăn kinh doanh.

Bích Hằng là trường hợp may mắn vì được gia đình hai bên khá ủng hộ. Với nhiều cô gái “lỡ bước”, tình yêu thương đôi khi là một thứ xa xỉ.

Nguyễn Thị Hậu, sinh năm 1999, có thai ngoài ý muốn khi vào cuối năm hai. Khi biết tin, cảm xúc đầu tiên Hậu nhớ lại là “áp lực và sợ kinh khủng”. Cô gái trẻ suýt rơi vào trầm cảm sau những lần cãi nhau với người yêu liệu có nên bỏ thai hay không. Khi đã quyết định giữ lại đứa con trong bụng, Hậu mới dám nói với bố mẹ.

Nguyễn Thị Hậu lấy chồng vào năm hai đại học. Con đường đi đến hạnh phúc của cô gái trẻ gian nan hơn khi không có sự đùm bọc của gia đình
Nguyễn Thị Hậu lấy chồng vào năm hai đại học. Con đường đi đến hạnh phúc của cô gái trẻ gian nan hơn khi không có sự đùm bọc của gia đình

“Nhà mình là một gia đình truyền thống nên không có chuyện chấp nhận con gái có chửa trước. Bác cả là một người có tiếng nói trong gia đình lớn của mình còn tuyên bố từ mặt, không nhận con, nhận cháu. Lúc đó, rất tủi thân và đau khổ”, Hậu tâm sự.

Biến cố xảy ra khi ông nội phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Để thỏa mãn di nguyện của ông, gia đình đành cho Hậu cưới.

Hậu chia sẻ trước khi cô không coi trọng việc học đại học. Sau khi sinh con, Hậu tiếp tục đấu tranh với gia đình để quay lại đại học. Trách nhiệm gia đình cùng những thay đổi hậu sinh như giảm trí nhớ, cơ thể suy nhược khiến Hậu mất 6 năm mới có tấm bằng tốt nghiệp cử nhân Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Giờ đây, Hậu làm kế toán ở quê, mỗi tháng lương cũng được khoảng 5 - 6 triệu đồng.

Rất khó để can thiệp quyết định bỏ học

Mỗi năm ở các trường đại học, trường hợp sinh viên cưới sớm, nhất là sinh viên năm nhất, năm hai không phải chuyện hiếm. Thế nhưng chưa bao giờ các thầy cô không khỏi ngạc nhiên “sao lại cưới sớm thế!” cùng nỗi lo sinh viên bỏ học.

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Kim Xuyến (trường Đại học Công Đoàn) cho biết, khi làm đơn xin nghỉ học, nhiều sinh viên không nêu thật lý do, vì vậy cho đến nay chưa có một thống kê chính xác về thực trạng này. Mặt khác, khi đã đủ tuổi kết hôn, việc lập gia đình là sự lựa chọn cá nhân của bạn trẻ; nhà trường không thể can thiệp vào.

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Kim Xuyến, giảng viên Đại học Công Đoàn
Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Kim Xuyến, giảng viên Đại học Công đoàn

Tuy nhiên “khi sự việc vỡ lở, không ít bạn trẻ lại thay đổi suy nghĩ, quyết tâm hoàn thành tấm bằng cử nhân để không lép vế với gia đình bên kia, nhất là các bạn nữ”, đó là những chia sẻ rất thật của cô Vũ Minh Nguyệt, giảng viên Đại học Công đoàn.

Từng nhận được không ít thiệp mời mừng cưới của sinh viên, cô Nguyệt luôn băn khoăn về tương lai của những cô cậu tuổi ăn tuổi chơi, đặc biệt những trường hợp kết hôn vì lý do mang thai ngoài ý muốn: “Không chỉ các em nữ, nhiều em nam cũng đi cưới sớm. Đã có trường hợp đến học trễ giờ vì đưa vợ đi khám thai. Ngoài ra, tôi từng nghe câu chuyện một em sinh viên sau khi cưới, cả chồng và nhà nội đều không quan tâm, chăm sóc. Sau khi đẻ con, em này ôm con về nhà mẹ ruột ở. Từ đó, người mẹ đi làm vừa phải nuôi con, vừa phải nuôi cháu, rất vất vả”.

Cô Vũ Minh Nguyệt, giảng viên Đại học Công Đoàn
Cô Vũ Minh Nguyệt, giảng viên Đại học Công đoàn

Nói về việc bỏ học cưới sớm, Tiến sĩ Lê Thị Thủy, chuyên gia Tâm lý học (Đại học Công đoàn) lý giải: “Chính việc không coi trọng sự nghiệp, không có mục tiêu cho tương lai khiến các bạn có những sai lầm. Bên cạnh đó, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố môi trường sống. Khi xung quanh mình có quá nhiều người coi việc kết hôn sớm, sinh con là điều bình thường, các bạn trẻ sẽ dần xem đó là một điều hiển nhiên mà không biết đến những hậu quả tiềm tàng.”

Tiến sĩ Tâm lý học Lê Thị Thủy
Tiến sĩ Tâm lý học Lê Thị Thủy

Khi biết có thai ngoài ý muốn và quyết định tiến tới hôn nhân, ít nhiều Bích Hằng, Nguyễn Hậu và nhiều bạn trẻ khác đều nghĩ đến tương lai của bản thân. Tuy nhiên, các dự định giờ đây phải chia sẻ cho những nỗi lo về gia đình, con cái, tiền bạc. Thêm một gánh nặng, không ai biết những cô, cậu ở đội tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” sẽ đương đầu như thế nào; Chỉ biết không ít trong số họ, đã lựa chọn bỏ học.

Đọc thêm

Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup Nhịp sống trẻ

Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup

TTTĐ - Ngày hội Truyền thông nhà đầu tư mạo hiểm đổi mới sáng tạo thường niên năm 2025 không chỉ là sân chơi của công nghệ, startup và chuyển đổi số, mà còn là điểm kết nối quan trọng giữa những người trẻ giàu khát vọng và các nhà đầu tư sẵn sàng đồng hành, cùng kiến tạo tương lai đổi mới sáng tạo của Thủ đô.
Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê Camera 360 trẻ

Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê

TTTĐ - Với nhiều người trẻ, học sinh hay freelancer (lao động tự do), đi uống cà phê trở thành thói quen và khó có thể cắt giảm dù kinh tế khó khăn. Họ sẵn sàng chi 50.000-70.000 đồng cho một ly nước.
Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Nhịp sống phương Nam

Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Ngày 8/5, Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức chương trình gặp gỡ, chúc mừng đoàn đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương trước thềm Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025.
Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - MV “Hoa thơm dâng Bác” được ra mắt như một món quà tinh thần ý nghĩa, chan chứa tình cảm kính yêu của các nghệ sĩ, các em thiếu nhi cả nước dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên Camera 360 trẻ

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên

TTTĐ - Những chuyến đi về nguồn không chỉ là hành trình tìm hiểu lịch sử, ký ức hào hùng, mà còn là dịp để thế hệ trẻ vun đắp lòng yêu nước, biết ơn quá khứ và có trách nhiệm hơn với tương lai của dân tộc.Với nhiều người, những chuyến đi ấy không chỉ là dịp học tập, trải nghiệm, mà còn là những kỷ niệm sâu sắc nuôi dưỡng lý tưởng sống đẹp, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1

TTTĐ - Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, chương trình "Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" năm 2025 khép lại với nhiều cảm xúc thiêng liêng, trọn vẹn. Mỗi thành viên của đoàn nguyện sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1, niềm tự hào về lực lượng Hải quân Việt Nam anh hùng.
Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân

TTTĐ - Hoa khôi trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đoàn Thị Hương cho rằng, chỉ khi có năng lực thực sự, người trẻ mới có thể vươn ra sân chơi toàn cầu. Vì thế, thế hệ trẻ ngày nay cần nghĩ sâu, làm lớn, biết vượt qua giới hạn, dám hành động và sống có trách nhiệm, có lý tưởng.
Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen Camera 360 trẻ

Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen

TTTĐ - Thế hệ Gen Z - những người trẻ lớn lên trong kỷ nguyên số, được kỳ vọng sẽ tận dụng được lợi thế của mình để chủ động nắm bắt cơ hội học tập và phát triển tại môi trường quốc tế.
Học tủ, học vẹt, luyện đề: Những "lối mòn" ôn thi cần thay đổi Nhịp sống trẻ

Học tủ, học vẹt, luyện đề: Những "lối mòn" ôn thi cần thay đổi

TTTĐ - Trong mùa ôn thi căng thẳng, nhiều học sinh vẫn lựa chọn học tủ, học vẹt, luyện đề cấp tốc như lối đi tắt để đạt điểm cao. Tuy nhiên, những phương pháp này không chỉ thiếu bền vững mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn khi đề thi thay đổi, đồng thời làm giảm khả năng tư duy và tiếp nhận kiến thức thực chất.
Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn Camera 360 trẻ

Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn

TTTĐ - Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VII, năm 2025 với chủ đề “Vietnamese Youth Officials stepping into the thriving era together with English” (Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc).
Xem thêm