Tag

Nỗ lực giữ nghề truyền thống tò he

Người Hà Nội 11/07/2023 11:11
aa
TTTĐ - Các sạp tò he rực rỡ một góc phố đi bộ Hồ Gươm là thành quả sau 4 năm xin cấp phép bán hàng của những nghệ nhân tại làng tò he duy nhất còn tồn tại.
Nghệ nhân trẻ nặn tò he: Chỉ cần đam mê, ắt có tiền mua xe, mua nhà Chàng trai “truyền lửa” nghề nặn tò he Bài 61: Độc đáo tò he Chàng thanh niên kiếm tiền từ tò he

“Hồi tôi mới làm nghề, hầu hết mọi người đều nặn sẵn tò he rồi gánh đi bán tại các chợ cách nhà vài chục cây số, bởi bán gần nhà thì chẳng ai mua. Lúc đó, chúng tôi chưa được cấp phép bán tại trung tâm Hà Nội”, ông Nguyễn Văn Định, nghệ nhân đã gắn bó hơn 50 năm với nghề nặn tò he tại làng Xuân La thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, hồi tưởng lại.

Làng nghề tò he duy nhất còn trụ lại

Xuân La là làng nghề tò he duy nhất ở Hà Nội còn tồn tại cho tới nay.

Theo các nghệ nhân cao niên trong làng, nghề này ra đời cách đây khoảng 400 - 500 năm, xuất phát từ nhu cầu kiếm thêm thu nhập. Mang theo chiếc hộp gỗ đựng bột và những que tre dài, các nghệ nhân làng Xuân La từng rong ruổi khắp nơi và nặn ngay tại chỗ cho khách hàng từ các nhân vật đến con thú hay đồ vật với mọi hình hài mà họ mong muốn.

Nỗ lực giữ nghề truyền thống tò he
Ông Nguyễn Văn Định đã gắn bó hơn 50 năm với nghề nặn tò he

Mỗi con tò he chỉ mất chừng 3 - 5 phút để hoàn thành nhưng đằng sau đó là quá trình dài chuẩn bị về cả nguyên liệu lẫn kỹ năng. Bột nặn được trộn từ bột gạo nếp và tẻ theo tỷ lệ 1:10, nhào kỹ đến khi không dính tay mới chia thành từng nắm nhỏ đem luộc, cuối cùng là khâu nhuộm bột.

Về kỹ năng, nghề nặn tò he đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, chính xác trong từng chi tiết. Bên cạnh đó, nghệ nhân còn phải sáng tạo, có trí tưởng tượng tức thời mới đáp ứng được yêu cầu tại chỗ cho khách.

Một thời, trẻ em Việt Nam từng yêu thích những hình thù bắt mắt trên chiếc que tre, ngắm nhìn người nghệ nhân thoăn thoắt nặn bột. Theo thời gian, tò he dần trở nên kém hấp dẫn khi trẻ em ngày càng nhiều lựa chọn.

“Tôi có đứa con 6 tuổi. Khi dẫn lên bờ hồ và hỏi có thích tò he không để mua, con tỏ ra không thích lắm”, anh Nguyễn Quang Đăng, một phụ huynh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chia sẻ. “Các mặt hàng truyền thống như tò he hay đồ thủ công không được quan tâm nhiều lắm”, Khánh Huyền, một tình nguyện viên nêu cảm nhận tương tự anh Đăng.

Sự thờ ơ của khách hàng đồng nghĩa với gánh nặng thu nhập của người bán. Nghệ nhân Nguyễn Văn Định thừa nhận từ khi đồ chơi hiện đại và các thiết bị điện tử ngày càng phổ biến, nhiều người làm tò he ở Xuân La đã bỏ nghề vì không thể trụ nổi.

“Những năm trước đây, khi lúa mất mùa, cả làng đều đi nặn tò he để kiếm sống. Bây giờ, làng chỉ còn khoảng vài trăm nghệ nhân làm nghề”, ông Định ngậm ngùi chia sẻ.

Nỗ lực giữ nghề truyền thống tò he
Mỗi que tò he lại có một hình thù độc đáo khác nhau

Một trong những khó khăn lớn nhất mà các nghệ nhân tò he còn trụ lại với nghề phải đối mặt là địa điểm bán sản phẩm. Không như những đồ chơi khác, tò he được mua trực tiếp tại chỗ làm thay vì sản xuất hàng loạt rồi bày bán trong các cửa hàng.

Cơ hội mới mở ra khi phố đi bộ Hồ Gươm xuất hiện. Mặc dù thưa thớt người ghé mua, những sạp tò he rực rỡ một góc phố này là thành quả lớn trong nỗ lực giữ lại một nét văn hóa dân gian đang dần mai một.

“Chúng tôi đã mất khoảng 3 - 4 năm để làm thủ tục hồ sơ cấp thẻ bán hàng tại phố đi bộ. Trên thực tế, để được cấp thẻ, chúng tôi đã phải cố gắng hơn 50 năm”, ông Định nói.

Để nghề truyền thống không mai một

Câu lạc bộ nghệ nhân tò he Xuân La ra đời năm 2009 đánh dấu quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống của làng nghề tò he duy nhất còn tồn tại. Những buổi biểu diễn tại các sự kiện văn hóa quốc tế, lễ hội, triển lãm, cùng hoạt động dẫn khách du lịch tham quan làng nghề là minh chứng cho nỗ lực của các nghệ nhân.

“Tôi không thể nào quên chuyến đi Nhật Bản năm 2012. Đó là cảm giác vô cùng tự hào và xúc động khi được mang nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương ra biểu diễn ở nước ngoài như vậy”, ông Nguyễn Văn Định kể lại.

Nỗ lực giữ nghề truyền thống tò he
Ông Nguyễn Văn Định giảng dạy môn nặn tò he tại một trường học

Bên cạnh hoạt động biểu diễn, các nghệ nhân còn liên kết giảng dạy môn nghệ thuật nặn tò he tại các trường học ở nhiều địa phương thuộc Hà Nội, xa hơn nữa là Quảng Ninh, Lạng Sơn; Đồng thời phối hợp tổ chức những workshop nặn tò he tại một số trường như Đại học Văn hóa Hà Nội, Học viện Phụ nữ.

Ngoài việc quảng bá, những người nghệ nhân tâm huyết còn nghĩ cách để thời gian bảo quản tò he được lâu hơn. Bởi lẽ, tò he truyền thống chỉ giữ được trong khoảng một tháng nên họ đã nghiên cứu ra những loại bột khác để tò he giữ được độ bền.

Một vấn đề khác là hình thù tò he không có khuôn mẫu nhất định mà phụ thuộc vào sáng tạo riêng của mỗi nghệ nhân nên khó sản xuất hàng loạt. Do đó, ông Định cùng các đồng nghiệp đang tìm phương pháp xây dựng những khuôn mẫu riêng để làm tò he theo dây chuyền.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tại, nỗ lực gìn giữ và phát triển tò he của những người nghệ nhân và các tổ chức chưa phát huy hiệu quả. Hình ảnh những sạp hàng rực rỡ sắc màu vẫn ế ẩm, vắng bóng khách mua phản ánh rõ ràng sự yếu thế của tò he so với những sản phẩm đồ chơi khác dành cho trẻ em hiện nay.

Nỗ lực giữ nghề truyền thống tò he
Sạp tò he trên phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm

Có thể nói nếu không có những biện pháp mới thiết thực, hiện đại và phù hợp xu thế hơn từ giới chuyên gia, làng nghề tò he duy nhất còn sót lại khó tránh khỏi nguy cơ lụi tàn và những con giống bột có thể một ngày nào đó sẽ chỉ còn nằm trong ký ức của người Việt.

“Thú thật, tôi không để ý đến tò he nhiều lắm. Thi thoảng đi qua mấy sạp hàng tò he thấy vắng khách, bỗng nhiên tôi cũng chạnh lòng. Nghĩ đến viễn cảnh thứ đồ chơi này không còn tồn tại, tôi thực sự cảm thấy tiếc nuối”, Thùy Dương, một bạn trẻ đang sinh sống và làm việc tại quận Tây Hồ chia sẻ.

Khánh Linh

Đọc thêm

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt Người Hà Nội

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt

TTTĐ - Trưa 29/6, lãnh đạo xã Mê Linh (mới) và công chức, người lao động vẫn tất bật với nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất để chào mừng thành lập xã mới.
Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Để làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến, văn minh, hiện đại, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Trong đó, gia đình chính là nền tảng, là căn cốt vững chắc để lớp lớp người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nêu cao phẩm chất riêng có của mình trong suốt thiên niên kỉ qua. Đó là hành trang quý giá và vô cùng tự hào để chúng ta gìn giữ, trao truyền qua các thế hệ tiếp nối.
Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc Người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam. 80 gia đình văn hóa tiêu biểu được vinh danh đã góp phần làm rạng danh truyền thống ấy, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.
Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng Người Hà Nội

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

TTTĐ - Hà Nội đang vào những ngày nóng nhất của mùa hè. Cái oi bức, hầm hập của ánh mặt trời chói chang và sự đông đúc, ngột ngạt của đô thị dễ khiến người ta nổi quạu hơn so với lúc khí trời mát mẻ, ôn hòa. Vì thế, cần lắm sự bình tĩnh, ứng xử có văn hóa để làm dịu mát đi những bất lợi của thời tiết, mang đến bầu không khí mát lành, xoa dịu đi mùa hè nóng bỏng.
Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội Người Hà Nội

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

TTTĐ - Trong công cuộc phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, tạo nên một diện mạo Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, vai trò của nhà báo không hề nhỏ. Họ vừa là người phát hiện ra vấn đề, phản ánh vấn đề vừa là cầu nối để chính quyền và Nhân dân kịp thời điều chỉnh những điều chưa được, nhân lên những điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ cũng chính là những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Không cần những tuyên ngôn phô trương, Hà Nội chinh phục lòng người bằng nhịp sống an yên, lòng hiếu khách và chiều sâu văn hóa. Nơi đây, những nguyên thủ quốc gia đến không chỉ để dự hội nghị, mà thong dong đạp xe, dạo hồ, nhâm nhi ly cà phê phố cổ… giữa một Hà Nội rất đỗi thân quen, đáng yêu và đầy sức sống.
Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn Người Hà Nội

Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn

TTTĐ - Giá trị của hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu xương của lớp lớp tiền nhân. Đến kính cẩn nghiêng mình trước hương linh các Anh hùng liệt sĩ, cúi đầu mặc niệm và suy ngẫm, chúng ta càng cảm nhận rõ ràng, sâu sắc hơn giá trị của hòa bình và không có việc đền ơn đáp nghĩa nào có ý nghĩa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu Người Hà Nội

Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt với chủ đề "Phụ nữ Thủ đô tự tin - hội nhập - kết nối thành công" năm 2025.
Xem thêm