Tag

Nợ xấu tăng cao, ACB chi dự phòng rủi ro tăng đột biến

Doanh nghiệp 27/10/2021 06:00
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh nợ xấu tăng vọt, Ngân hàng Á Châu (ACB) do ông Trần Hùng Huy làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã phải chi dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến.
Ngân hàng ACB vay nợ hàng chục nghìn tỷ đồng từ trái phiếu, đề phòng lách luật Ngân hàng thứ hai giảm lãi vay sau “hiệu lệnh” của Ngân hàng Nhà nước Hơn 3,7 triệu cổ phiếu ACB của Bầu Kiên được rao bán để thi hành án

Ngân hàng TMCP Á Châu (mã CK: ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021.

Theo đó, trong quý III/2021, hoạt động chính đem về cho ACB 4.520 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái; Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt gần 636 tỷ đồng, tăng 29%.

Trong kỳ, ACB lãi thuần từ chứng khoán như lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng gấp 10,7 lần so với cùng kỳ, đạt 183 tỷ đồng; Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng gấp 2,4 lần, đạt 92 tỷ đồng.

Trong quý III/2021, các khoản lãi tăng mạnh song ACB phải dành hơn 820 tỷ đồng để trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, cao gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái. Do đó, nhà băng này chỉ lãi trước thuế gần 2.616 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái.

Nợ xấu tăng cao, ACB chi dự phòng rủi ro tăng đột biến
Ngân hàng TMCP Á Châu (mã CK: ACB)

Tính chung 9 tháng năm 2021, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 11.780 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 2.812 tỷ đồng, cao gấp 4 lần.

Kết quả, ACB lãi trước và sau thuế đạt lần lượt 8.968 tỷ đồng và 7.174 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, so với kế hoạch 10.602 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2021, nhà băng này đã thực hiện được 85% chỉ tiêu sau 9 tháng.

Tính đến cuối tháng 9/2021, tổng tài sản của ACB ở mức 479.309 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước đạt 33.532 tỷ đồng, cho vay các tổ chức tín dụng khác 5.707 tỷ đồng, giảm 32%; Cho vay khách hàng 336.491 tỷ đồng, tăng 8%.

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng của ACB ghi nhận 365.770 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm; Tiền vay các tổ chức tín dụng khác còn 4.733 tỷ đồng, giảm 46%; Phát hành giấy tờ có giá ở mức 32.469 tỷ đồng, tăng 47% chủ yếu là trái phiếu kỳ hạn 3 năm tăng mạnh.

Về chất lượng dư nợ, nếu không tính gần 4.526 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), tổng nợ xấu của ACB tính đến cuối tháng 9/2021 ở mức gần 2.822 tỷ đồng, tăng 53% so với đầu năm.

Trong đó, ACB có nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất, hơn 200%, từ 212,5 tỷ đồng lên 638,8 tỷ đồng; Nợ nghi ngờ tăng 76% lên mức 723,9 tỷ đồng; Nợ có khả năng mất vốn tăng 20% lên 1.459 tỷ đồng.

Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ngân hàng tăng từ mức 0,6% đầu năm lên 0,85%.

Đọc thêm

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Nghị quyết đặc biệt Doanh nghiệp

Nghị quyết đặc biệt

TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.018 tỷ đồng.
Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân

Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường? Doanh nghiệp

Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường?

TTTĐ - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương đã lý giải những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Xem thêm