Tag
Đan Phượng, Hà Nội

Phát huy những phẩm chất, truyền thống quý báu của huyện anh hùng

Người Hà Nội 28/11/2024 16:13
aa
TTTĐ - Trong công tác tuyên truyền Chỉ thị 30 của Thành ủy Hà Nội, huyện Đan Phượng tích cực phản ánh đa dạng, sinh động mọi hoạt động của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình triển khai những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Hoạt động nhằm phát huy những phẩm chất quý báu, truyền thống quê hương Đan Phượng anh hùng, làm cho những giá trị văn hóa giàu truyền thống đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
Đan Phượng tự hào dẫn đầu về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực

Xây dựng môi trường văn hóa đậm đà giá trị

Thời gian qua, huyện Đan Phượng đã tập trung tuyên truyền phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm xây dựng Người Hà Nội thanh lịch văn minh theo tinh thần Chỉ thị 30-CT/TU gắn với các quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện đã triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ năm 2024 với 5 nội dung tuyên truyền, 7 nội dung phong trào; trong đó tập trung triển khai xây dựng các tiêu chí “Gia đình văn hóa”, “Thôn, Tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.

Đan Phượng - miền quê đáng sống
Đan Phượng - miền quê đáng sống

Huyện cũng triển khai thực hiện Nghị quyết số 61/NQ-CP về xây dựng và thực hiện quy ước, hương hương ước; tổ chức tập huấn về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước đến 100% cán bộ xã, thị trấn và đại diện các thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện.

Đan Phượng đã thực hiện xét công nhận thị trấn Phùng đạt chuẩn đô thị văn minh; xây dựng kế hoạch triển khai cuộc thi “Xã, thị trấn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn” trên địa bàn huyện thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô cũng như tập trung hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trong xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao, xã thành phường, huyện thành quận đến năm 2025.

Các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6); cuộc thi Gia đình đọc sách - Phát triển văn hóa đọc trong gia đình - kết nối yêu thương do thành phố triển khai được huyện tổ chức thiết thực, ý nghĩa. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã triển khai xây dựng mô hình nhà trường hạnh phúc đến 100% các trường trên địa bàn huyện, kết hợp chặt chẽ môi trường “Gia đình - nhà trường - xã hội”.

Lễ hội truyền thống tại Đan Phượng
Lễ hội truyền thống tại Đan Phượng

Năm 2024, toàn huyện đã tổ chức 39 lễ hội truyền thống tại cơ sở vào dịp đầu xuân, các di tích tổ chức lễ hội theo đúng Quy chế lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chỉ đạo của UBND huyện, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, không xảy ra hiện tượng sử dụng sai mục đích, không hoạt động mê tín dị đoan, đảm bảo công tác phòng chống dịch, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa của Nhân dân và phát huy được ý nghĩa giáo dục truyền thống.

Trong đó có xã Hồng Hà tổ chức lễ hội vật; lễ hội làng Bá Dương Nội có hội thi thả diều truyền thống, thi giã bánh dày, liên hoan ẩm thực… thu hút hàng nghìn người dân khắp các tỉnh và du khách nước ngoài đến tham quan.

Phát huy những phẩm chất, truyền thống quý báu của huyện anh hùng

Năm 2024, bên cạnh công tác tu bổ, tôn tạo, toàn huyện Đan Phượng có thêm 10 di tích được xếp hạng di tích cấp thành phố gồm: Di tích đình Thượng Thôn xã Liên Hà; đình, chùa Hoa Chử xã Thượng Mỗ; chùa Bãi Tháp xã Đồng Tháp; chùa Bảo Lâm xã Thọ Xuân; đền Tri Chỉ, miếu Hàm Rồng xã Hạ Mỗ.

Đến nay, toàn huyện có 88/155 di tích được xếp hạng, trong đó có 37 di tích cấp quốc gia, 1 di tích quốc gia đặc biệt; 50 di tích cấp thành phố.

Phong trào sôi nổi, toàn dân đoàn kết

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương đã tạo nên không khí sôi nổi, tích cực, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia, phát triển phong trào đồng thời tăng tính đoàn kết, gắn bó giữa Nhân dân trong vùng. Cụ thể, liên hoan nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội niềm tin và hy vọng" chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô đã thu hút 100% xã, thị trấn tham gia.

Phát huy những phẩm chất, truyền thống quý báu của huyện anh hùng
Các đơn vị tham dự "Tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong"

Các ngành, đoàn thể của huyện đã tốt liên hoan “Tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong” cấp huyện và tham gia cấp thành phố; tổ chức ngày hội văn hoá thể thao công nhân viên chức lao động, tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc “Thanh âm Hà Nội”, cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội; phối hợp với Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội tổ chức chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị tại các trường học trên địa bàn huyện với 10 buổi, trên 10.000 lượt giáo viên học sinh tham gia.

Trong lĩnh vực du lịch văn hóa, hai điểm đến du lịch cấp thành phố của huyện Đan Phượng đã tổ chức tốt các hoạt động thu hút khách đến tham quan trải nghiệm.

Điểm du lịch xã Hạ Mỗ tổ chức các hoạt động: Lễ kỷ niệm ngày sinh danh nhân Tô Hiến Thành; lễ hội truyền thống làng Hạ Mỗ; tìm hiểu văn hóa làng Hạ Mỗ; trải nghiệm chế biến cháo se Vạn Xuân; trò chơi dân gian... Ước năm 2024, hai điểm đến du lịch đón 40.000 lượt khách.

Đình Vạn Xuân (Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội)
Đình Vạn Xuân (Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội)

Thời gian qua, Đan Phượng cũng đã triển khai quay video giới thiệu ẩm thực đặc trưng của các xã, thị trấn quảng bá trên các trang mạng xã hội và đạt hiệu quả đáng khích lệ. Một số đặc sản của các xã có nhiều lượt khách đặt hàng và cung cấp ra ngoài huyện và các tỉnh thành khác như: Nem Phùng, bánh tẻ Đan Phượng, bánh gio Liên Hồng, bánh gấc Tân Lập, cháo se Hạ Mỗ...

Trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, huyện tập trung phát huy loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống chèo tàu Tân Hội, ca trù Thượng Mỗ, tham gia biểu diễn tại tại các hoạt động do thành phố tổ chức, tập trung xây dựng đề án quy hoạch và phát triển quảng cáo trên địa bàn huyện và phát triển làng nghề truyền thống diều Bá Dương Nội.

Làng diều Bá Dương Nội
Làng diều Bá Dương Nội

Bên cạnh đó, Đan Phượng cũng tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao sôi động, diễn ra an toàn, tiết kiệm, được đông đảo Nhân dân tham gia như giải cờ tướng, Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 2024, giải cầu lông, giải bóng bàn, giải bóng rổ học sinh, các giải thể thao học sinh trong chương trình Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024, tổ chức lớp dạy bơi hè; tham gia nhiều hoạt động của thành phố và đạt nhiều thành tích cao.

Phát huy những kết quả đó, trong thời gian tới, huyện Đan Phượng tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Nem Phùng đặc sản của Đan Phượng
Đặc sản Nem Phùng của Đan Phượng

Huyện cũng sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành uy; Chương trình số 10-CTr/HU của Huyện ủy về phát triển văn hóa - xã hội; xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh; đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025. Địa phương đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hướng dẫn các xã, thị trấn nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa; đẩy mạnh xây dụng, phát triển mô hình “tang văn minh, tiến bộ”, phấn đấu tỷ lệ hỏa táng năm 2024 đạt 85%.

Đan Phượng sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 45-NQ/HU ngày 15/7/2022 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.

CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 182/KH-UBND VỀ TRIỂN KHAI CHỈ THỊ 30-CT/TU NGÀY 19/2/2024 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm