Tag

Phát triển mô hình du lịch cộng đồng từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

Nông thôn mới 16/06/2022 18:17
aa
TTTĐ - Mô hình du lịch cộng đồng tại huyện đảo Lý Sơn mang tên “Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn” góp phần thiết lập lại hệ thống sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác những câu chuyện kỳ bí từ thiên nhiên, văn hóa và con người nơi đây.
Du lịch nông thôn góp phần nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới Phát triển du lịch homestay kết hợp phát triển sản xuất hàng hóa HTX du lịch cộng đồng Nậm Hồng phát triển du lịch trong tình hình mới Hà Nội xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn Gắn phát triển sản phẩm OCOP với du lịch cộng đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Khai thác tiềm năng du lịch

Sáng nay (16/6), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị triển khai mô hình du lịch cộng đồng tại huyện đảo Lý Sơn mang tên “Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn”.

Mô hình này đã góp phần thiết lập lại hệ thống sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác những câu chuyện kỳ bí từ thiên nhiên, văn hóa và con người nơi đây. Thông qua mô hình du lịch cộng đồng này sẽ khơi gợi lại câu chuyện kỳ bí “thế lính Hoàng Sa”, đưa vào trong bộ tài liệu thuyết minh và từng điểm đến du lịch hấp dẫn.

Mô hình du lịch cộng đồng “Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn” thu hút hơn 120 thành viên tham gia từ các dịch vụ khác nhau như nhà hàng, khách sạn, homestay, dịch vụ trải nghiệm, xe ôm… Mô hình hoạt động với mục tiêu kết nối các dịch vụ cung cấp theo chuỗi các hoạt động tour, tuyến du lịch, gắn kết các tác nhân đảm bảo cho việc phát triển du lịch đi vào nề nếp không có tình trạng chèo kéo khách hoặc cạnh tranh giá cả như hiện tại.

Đặc biệt mô hình luôn nhắm đến việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và dịch vụ cung cấp cho du khách, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong cộng đồng tham gia vào mô hình du lịch “Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn”.

Phát triển mô hình du lịch cộng đồng từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương
TS Ngô Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Saemaul Undong

Thông qua mô hình du lịch cộng đồng này sẽ góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Lý Sơn, mang về nguồn thu cho cộng đồng từ du lịch. Nhờ đó sẽ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là đóng góp vào quá trình xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Lý Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

Mô hình du lịch cộng đồng “Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn” được xây dựa trên ưu thế về hoạt động nông nghiệp đặc trưng và kết hợp với hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp truyền thống, tài nguyên sinh thái biển và văn hóa đặc sắc.

Sản phẩm trải nghiệm thể hiện từng thế mạnh khác nhau như trồng, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp (hành, tỏi), hoạt động đánh bắt hải sản truyền thống (bắt ốc, đánh cá bằng lưới) và hoạt động ẩm thực (nấu ăn) bên cạnh các điểm tham quan thú vị kỳ bí của hòn đảo núi lửa.

Chủ thể của quá trình xây dựng mô hình là cộng đồng, phối hợp cùng các bên liên quan để vận hành mô hình hiệu quả, phân chia công bằng giá trị mang lại từ mô hình góp phần nâng cao đời sống văn hóa - kinh tế - xã hội của người dân và phát triển du lịch bền vững trên đảo.

Sẵn sàng cung cấp cho du khách các trải nghiệm hấp dẫn

Kết quả bước đầu mô hình đã xây dựng được cơ chế quản lý, bộ nhận diện thương hiệu mô hình, các tour - tuyến và bộ sản phẩm du lịch với hệ thống hoạt động và dịch vụ chi tiết để sẵn sàng cung cấp cho du khách tại các điểm thiên nhiên kỳ bí và điểm trải nghiệm của cộng đồng.

Các điểm tài nguyên tự nhiên gắn liền với đặc điểm địa mạo, địa chất độc đáo núi lửa và biển của Lý Sơn: Hang Cau, núi Thới Lới, cổng Tò Vò, bãi biển nham thạch... Các điểm tài nguyên nhân văn (đình, chùa, miếu, nhà cổ) gắn liền với truyền thống xây dựng và bảo vệ đảo trong suốt chiều dài lịch sử: Đình An Hải, Đình An Vĩnh, Chùa Hang, Chùa Đục, Âm linh tự, Nhà trưng bày Đội Hoàng Sa Bắc Hải…

Phát triển mô hình du lịch cộng đồng từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương
Đại diện các bên liên quan kí kết hợp tác triển khai mô hình du lịch cộng đồng "Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn"

Các điểm sinh cảnh văn hóa nông nghiệp, ngư nghiệp gắn liền cuộc sống của người dân trên đảo: Cánh đồng hành, tỏi, cảng biển, bãi biển đánh bắt... Hệ thống điểm cung ứng dịch vụ ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, trải nghiệm trên đảo.

Đặc biệt mô hình đã xây dựng bộ thuyết minh câu chuyện “Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn”. Bộ thuyết minh gắn liền với các điểm du lịch, dịch vụ, hoạt động đưa vào chương trình du lịch, là công cụ quan trọng để cộng đồng chuyển tải các giá trị mà sản phẩm du lịch chứa đựng đến du khách. Nhờ có bộ thuyết minh mà những câu chuyện, giá trị cốt lõi của sản phẩm được du khách tiếp thu, làm tăng sự trải nghiệm, tính lưu giữ và hiểu biết văn hóa khi sử dụng dịch vụ du lịch. Bộ thuyết minh vừa gắn liền với cuộc sống của cộng đồng, vừa mang tính khái quát hóa để thuận tiện cung cấp cho du khách.

Hiện nay ý nghĩa của mô hình đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp hỗ trợ các hoạt động quảng bá các tour, tuyến du lịch, đồng phục cho mô hình và đóng góp ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch cho mô hình trong thời gian tới. Đặc biệt nhiều thành viên tham gia mô hình đã và đang thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho mô hình.

Hy vọng mô hình du lịch cộng đồng “Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn” cùng với các chương trình tour du lịch đặc sắc sẽ được đông đảo du khách trong và ngoài nước quan tâm góp phần cho sự phát triển bền vững biển đảo quê hương.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm