Tag

Phi vụ thâu tóm 145 ha "đất vàng"ở Bình Dương

Bạn đọc 24/10/2019 09:21
aa
'Đất vàng' nhà nước qua những phi vụ góp vốn, sang tay... để rồi rơi vào 'công ty gia đình'.

Phi vụ thâu tóm 145 ha

45 ha "đất vàng" nay trở thành sân golf thuộc quyền quản lý, khai thác của Công ty Tân Thành; Trụ sở Tổng công ty Bình Dương tại P. Lái Thiêu, TX Thuận An (ảnh nhỏ)

Bài liên quan

Chuyển nhượng 43 ha đất công ở Bình Dương: Có dấu hiệu thất thoát hàng nghìn tỷ đồng

Tỉnh Đồng Nai có “khuất tất” với Địa ốc Thuận Lợi ?

Khánh Hòa: Đất "vàng" giao cho doanh nghiệp giá bèo không qua đấu thầu!

TP HCM: Hoán đổi 14,8 ha “đất vàng” quận 2 lấy 3,4 km đường BT song hành cao tốc, ai hưởng lợi?

Vợ nguyên Bí thư Quảng Nam mua “đất vàng" trái pháp luật

Hải Phòng: Kỳ quặc phương án bồi thường “đất vàng” giá 0 đồng

Tỉnh ủy Bình Dương vừa họp báo thông tin về thanh tra việc chuyển nhượng “giá bèo” 43 ha “đất vàng” thuộc khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương tại thành phố mới Bình Dương (P Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) từng gây xôn xao dư luận.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, cũng trong phạm vi khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương (khu liên hợp) còn 1 phi vụ “đất vàng” khác, với quy mô lên đến 145 ha (làm tròn), liên quan trực tiếp đến Tổng công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (gọi tắt là Tổng công ty Bình Dương, trụ sở tại A128 đường 3.2,KP Đông Tư, P Lái Thiêu, TX Thuận An, Bình Dương).

Tổng công ty Bình Dương từ 2017 trở về trước là doanh nghiệp (DN) 100% vốn nhà nước, đơn vị kinh tế đảng trực thuộc Tỉnh ủy Bình Dương. Vào thời điểm tháng 12.2017, theo quyết định của UBND tỉnh Bình Dương về phê duyệt phương án cổ phần hóa, giá trị thực tế tổng tài sản DN này hơn 5.481 tỉ đồng, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN lên đến hơn 1.773 tỉ đồng. Như vậy, về nguyên tắc, hoạt động của Tổng công ty Bình Dương khi chưa cổ phần hóa, bắt buộc phải tuân thủ quy định pháp luật đối với DN nhà nước (DNNN); các giao dịch, hoạt động đầu tư, chuyển nhượng dự án... đều phải tuân thủ các quy định pháp luật đối với DNNN. Thế nhưng, thực tế tại Tổng công ty Bình Dương đã có những “biến hóa bất thường”.

Đất chưa được giao đem liên doanh, không đấu giá

Là đơn vị kinh tế đảng trực thuộc Tỉnh ủy Bình Dương, nên ngay từ khi Thủ tướng phê duyệt đề án khu liên hợp quy mô khoảng 4.200 ha vào năm 2003, với mục tiêu xây dựng thành phố mới Bình Dương trở thành nơi hội tụ những ý tưởng về xây dựng thành phố công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo dựng được diện mạo đô thị và hình thành các loại hình dịch vụ hỗ trợ theo hướng kỹ thuật cao cho quá trình phát triển của cả tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Bình Dương đã được “chọn mặt gửi vàng”. Minh chứng là vào năm 2004, Tổng công ty Bình Dương (100% vốn nhà nước) được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương cho tham gia đền bù và đầu tư khu dịch vụ khoảng 567 ha tại khu liên hợp có vị trí đắc địa (ngay trung tâm) để tạo động lực.

Tuy nhiên, đến ngày 12.10.2007, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Bình Dương, làm đại diện ký hợp đồng liên doanh với 2 công ty Hàn Quốc là IC Corporation và K Source Solutions để lập ra Công ty CP đầu tư và phát triển Tân Thành (Công ty Tân Thành), vốn điều lệ 30 triệu USD nhằm thực hiện dự án “CLB sân golf và khu nghỉ dưỡng Đảo Hồ Điệp”, gồm: sân golf 18 lỗ, CLB giải trí, khu căn hộ cao tầng, khu nhà ở cao cấp và khu thương mại trên khu đất tọa lạc tại khu liên hợp. Phía Tổng công ty Bình Dương góp 30% vốn điều lệ 9 triệu USD bằng quyền sử dụng đất (QSDĐ) diện tích 150 ha, phía 2 công ty của Hàn Quốc góp 21 triệu USD (70% vốn điều lệ).

Quá trình liên doanh này có nhiều bất thường. Điển hình nhất là việc Tổng công ty Bình Dương “qua mặt” UBND tỉnh Bình Dương đã tự ý ký trước hợp đồng liên doanh với đối tác nước ngoài, nhưng 6 ngày sau (ngày 17.10.2007) mới có văn bản xin chủ trương, và đến ngày 24.10.2007 mới được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương liên doanh.

Tổng công ty Bình Dương còn tự ý định giá QSDĐ 6 USD/m2 để ký kết liên doanh, trong khi thời điểm này 150 ha đất (nằm trong khoảng 567 ha tại khu liên hợp) chưa được UBND tỉnh Bình Dương giao đất, chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Mặc dù ngay từ đầu đã có sự bất thường đó, nhưng UBND tỉnh Bình Dương vẫn cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Tân Thành vào ngày 2.11.2007.

Chuyển nhượng vốn, góp thay vốn...

Dấu hiệu bất thường chưa dừng lại ở thời điểm đầu khi Tổng công ty Bình Dương được “chọn mặt gửi vàng”, mà trong quá trình liên doanh còn có những bất thường khác. Theo hợp đồng liên doanh mà Tổng công ty Bình Dương ký kết với 2 đối tác Hàn Quốc (cùng là 3 cổ đông sáng lập để hình thành liên doanh Công ty Tân Thành), tại điều 4.10 quy định “không cổ đông sáng lập nào được phép chuyển nhượng vốn góp trước khi các cổ đông sáng lập hoàn tất việc đóng góp đầy đủ vốn điều lệ là 30 triệu USD và trước khi công ty thanh toán đầy đủ giá trị còn lại của khu đất là 15 triệu USD cho Tổng công ty Bình Dương”.

Thế nhưng, liên doanh này “đứt gánh giữa đường” khi vào tháng 2.2011, phía 2 công ty Hàn Quốc đã lập “Hợp đồng chuyển nhượng vốn và nhận góp thay vốn” với Công ty TNHH Phát Triển và Công ty CP Hưng Vượng. Theo đó, Công ty TNHH Phát Triển và Công ty CP Hưng Vượng nhận chuyển nhượng phần vốn đã góp của phía Hàn Quốc là 5,2 triệu USD (đã góp tính đến thời điểm 2011) và nhận góp thay phần vốn chưa góp của phía 2 công ty phía Hàn Quốc là 15,8 triệu USD (tương đương 52,67% vốn điều lệ). Như vậy, phi vụ chuyển nhượng này đã vi phạm hợp đồng liên doanh, nhưng Tổng công ty Bình Dương vẫn để việc “chuyển nhượng vốn góp cũng như góp thay vốn” diễn ra.

Sau phi vụ chuyển nhượng này, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (vào thời điểm này là ông Lê Thanh Cung) cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 46122000080 thay đổi lần thứ 1 (ngày 20.4.2011) cho Công ty Tân Thành (trụ sở chính P Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một). Theo đó, Công ty Tân Thành được chuyển đổi từ DN có vốn đầu tư nước ngoài thành DN 100% vốn trong nước, theo loại hình công ty cổ phần.

Đọc thêm

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh Bạn đọc

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh

TTTĐ – Vụ việc Công ty TNHH MTV 732 cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho hộ ông Ngô Sỹ Ngạn đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan ban ngành xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay hộ ông Ngô Sỹ Ngạn vẫn chưa chấp hành bàn giao đất lại cho Nhà nước quản lý theo quy định.
Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch Bảo vệ người tiêu dùng

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch

TTTĐ - Với lời hứa có khách sẵn mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc sang nhượng nhưng đã nhiều tháng trôi qua, ông P cùng nhiều khách hàng khác vẫn trông ngóng vô vọng dù tiền đã đóng đủ cho công ty môi giới.
Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Đường dây nóng

Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Đoàn công tác yêu cầu VEC thực hiện ngay việc sửa chữa các biển báo để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Hàng loạt khách hàng đã đồng loạt tố cáo Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với nhiều nội dung liên quan dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao căn hộ…
Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT Đường dây nóng

Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT

TTTĐ - Đường ĐH15 đã được sửa chữa, thảm nhựa nhưng các phương tiện ô tô vẫn bị cấm lưu thông để ra vào quốc lộ 1 qua phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bạn đọc

Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Với tốc độ cho phép phương tiện chạy tối đa 120 km/h trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều biển báo hiệu đường bộ rách nát “trắng” thông tin, khiến người điều khiển phương tiện không nắm được thông tin phía trước, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động Nhịp sống phương Nam

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động

TTTĐ - Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam và người lao động đang trong quá trình giải quyết các phản ánh liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, về hưu sớm…
Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông" Đường dây nóng

Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông"

TTTĐ - Gần 10.000m2 đất công nằm ở vị trí “vàng” thuộc phường Cổ Nhuế 2 đang được biến thành sân bóng, chỗ trông xe thu lợi bất chính nhưng chính quyền lại nói không hề hay biết.
Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng Đường dây nóng

Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng

TTTĐ - Hệ thống thang máy tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà bị "tê liệt" một phần mặc dù chưa được chủ đầu tư bàn giao chính thức theo quy định.
Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái? Đường dây nóng

Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái?

TTTĐ - Hàng chục vụ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công, trong đó có 2 trưởng thôn nhưng lãnh đạo xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên không chỉ đạo xử lý. Trong khi đó, dòng họ Bùi dựng bia tưởng niệm cụ thủy tổ có công với xã ngay lập tức bị cưỡng chế.
Xem thêm