Tag
Hà Nội

Quận Đống Đa tăng cường công tác quản lý tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa

Người Hà Nội 01/04/2023 10:44
aa
TTTĐ - Vừa qua, UBND quận Đống Đa đã có văn bản số 494/UBND-VHTT về tăng cường quản lý, tu bổ tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn quận.
Đưa di sản văn hóa phi vật thể thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện đúng quy định về tu bổ di tích

Hoạt động này nhằm tiếp tục thực hiện và triển khai hiệu quả các quy định, tránh tình trạng sai phạm, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn quận.

Theo đó, UBND quận yêu cầu các đơn vị, các phòng, ban và các phường trên địa bàn quận cần thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo di tích đảm bảo đúng các nội dung sau:

Đối với các đơn vị được giao Chủ đầu tư các dự án tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn quận cần nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật cũng như Nghị định của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của UBND thành phố và hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh…

Quận cũng thành lập hội đồng đánh giá di tích và ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng, thực hiện các quy định về tu bổ di tích tại Thông tư số 15/2019/TTBVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Đền Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội)
Đền Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội)

Đối với công trình kiến trúc gỗ, Đống Đa đảm bảo giữ gìn tối đa các cấu kiện gỗ cổ, gỗ cũ có khả năng tái sử dụng, các bức chạm khắc có giá trị về mỹ thuật, đảm bảo tính kế thừa; Ưu tiên sử dụng các biện pháp thi công, giải pháp kỹ thuật truyền thống trong quá trình hạ giải, tu bổ, lắp dựng; Bảo vệ an toàn hiện vật, di vật, cổ vật, đồ thờ và cảnh quan di tích trong suốt quá trình thi công; Triệt để sử dụng biện pháp chắp - nối - vá đối với các cấu kiện hư hỏng một phần; Chỉ thay thế cấu kiện gỗ cũ, gỗ cổ đã hư hỏng hoàn toàn khi có sự đồng ý của Hội đồng đánh giá di tích.

Các đơn vị là Chủ đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về thực hiện đúng quy định về tu bổ di tích theo nhiệm vụ được giao, không để xảy ra sai phạm, tu bổ sai phép tại các dự án di tích dưới bất kỳ hình thức nào.

Các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền rộng rãi và công khai nội dung dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt theo quy định nhằm tạo sự đồng thuận trong Nhân dân; Rà soát, lựa chọn đơn vị đủ điều kiện hành nghề thiết kế tu bổ di tích, tư vấn giám sát, thi công tu bổ di tích; Đảm bảo hoạt động tu bổ tôn tạo di tích đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Đồng thời, quận Đống Đa cũng tăng cường phát huy vai trò giám sát cộng đồng, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, tránh để xảy ra sai phạm, sai phép mới xử lý.

Quận quán triệt quá trình lập dự án, các đơn vị chức năng cần khảo sát chi tiết về các vấn đề lịch sử, khảo cổ, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, quá trình xây dựng, tu bổ, kỹ thuật, vật liệu xây dựng di tích; Đánh giá tình trạng kỹ thuật, tình trạng quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích và các kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật về xây dựng, đáp ứng đúng quy mô, mục tiêu đầu tư.

Trong trường hợp sự cố, sự vụ liên quan đến việc làm hư hỏng, mai một yếu tố gốc, ảnh hưởng hoặc xâm hại giá trị di tích thì đơn vị thực hiện cần báo cáo ngay với UBND quận để có biện pháp chỉ đạo, khắc phục, xử lý kịp thời.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước

Đối với các phòng ban, đơn vị liên quan thuộc quận cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích theo chỉ đạo của HĐND - UBND thành phố tại Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 6/5/2022 về công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích; Tránh tình trạng sai phạm, khắc phục những tồn tại hạn chế trong hồ sơ thiết kế các dự án tu bổ, tôn tạo di tích.

Các đơn vị chức năng hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình, thủ tục triển khai các dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích theo nội dung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa (di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia), Sở Văn hóa và Thể thao (di tích xếp hạng cấp thành phố, di tích chưa xếp hạng nhưng nằm trong danh mục kiểm kê) thẩm định chuyên ngành của cấp xếp hạng.

Trong quá trình triển khai dự án tu bổ di tích các đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động tham mưu UBND quận bố trí kế hoạch vốn, phê duyệt hồ sơ quyết toán; Thực hiện rà soát, đề xuất chủ trương đầu tư triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích (đối với các di tích chưa nằm trong kế hoạch đầu tư công).

Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội)
Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội)

Quận chỉ đạo trong quá trình triển khai dự án cần điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công phải thực hiện theo đúng quy trình sau: Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được điều chỉnh, bổ sung khi có phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích. Việc điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt.

Các đơn vị chức năng chỉ được phép tiếp tục thi công khi hồ sơ điều chỉnh, bổ Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, đơn vị chức năng chủ động kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện hoạt động tu bổ di tích, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, kiên quyết xử lý vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích.

UBND quận Đống Đa cũng yêu cầu các phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động Nhân dân chấp hành các quy định hiện hành của nhà nước về bảo vệ di sản văn hóa, nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường tại các di tích trên địa bàn phường.

Đồng thời, UBND các phường phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn thuộc thành phố, quận thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo trên địa bàn quản lý theo đúng nội dung hồ sơ dự án đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, các văn bản quy phạm Pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật và quy định của thành phố liên quan.

Các phường cũng tăng cường kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thi công, thanh quyết toán, không được để xảy ra tình trạng sai phạm tu bổ tôn tạo sai phép; Chỉ đạo, đôn đốc Ban giám sát cộng đồng quản lý, giám sát chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà thầu thi công không được tự ý “bỏ cũ thay mới”, thay đổi tỉ lệ, kích thước, biến đổi hiện trạng di tích; Không đảm bảo chất lượng công trình; không đúng, sai mục tiêu, sai quy mô đầu tư của dự án.

Đọc thêm

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Người Hà Nội

Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TTTĐ - Giáo dục đạo đức trong nhà trường không những ngăn chặn bạo lực học đường mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai cho Thủ đô và đất nước. Bởi lẽ, như khi nói chuyện với học sinh, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đức và tài là hai điều kiện cần và đủ để mỗi cá nhân phát huy năng lực, cống hiến trí tuệ và tâm sức, sống sáng tạo và có trách nhiệm, xây dựng Tổ quốc ngày càng phát triển.
Xem thêm