Tag

Sĩ tử đổ về Văn Miếu cầu may trước “giờ G”

Nhịp sống trẻ 24/06/2019 15:57
aa
TTTĐ - Nhiều thí sinh và phụ huynh đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội để thắp hương, cầu mong một mùa thi THPT Quốc gia thành công.

Sĩ tử đổ về Văn Miếu cầu may trước “giờ G”

Rất đông thí sinh và phụ huynh đổ về Văn Miếu – Quốc Tử Giám để thắp hương cầu may ngày 24/6

Bài liên quan

Thành đoàn Hà Nội chủ động, triển khai sớm chương trình tiếp sức mùa thi năm 2019

Hà Nội tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019

Đã thành thông lệ, trước mỗi kỳ thi quan trọng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám lại tấp nập các thí sinh đến để cầu may mắn. Năm nay cũng không phải ngoại lệ. Từ sáng ngày 24/6, đã có rất đông sĩ tử và người nhà đứng xếp hàng dài cùng với khách tham quan để mua vé vào cửa ngôi trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. “Trung bình mỗi ngày có tới gần nghìn thí sinh, phụ huynh tới mua vé để tham quan và thắp hương lễ bãi, càng đến sát ngày thi số lượng càng đông”, chị Minh nhân viên bán vé chia sẻ.

Sĩ tử đổ về Văn Miếu cầu may trước “giờ G”

Bên trong chính điện Đại Thành, nơi thờ Khổng Tử và 4 vị học trò là nơi đông đảo nhất các thí sinh và phụ huynh đến khấn vãi, tỏ lòng ngưỡng vọng, gửi gắm những ước nguyện đỗ đặt. Em Kiều Trúc Linh (trường THPT Trương Định, Hà Nội) chia sẻ: “Kỳ thi THPT Quốc gia là kỳ thi quyết định bước ngoặt trong cuộc đời của em nên những ngày qua em tập trung ôn luyện khá kỹ, nhưng càng đến sát ngày thi em càng cảm thấy hồi hộp. Đến Văn Miếu Quốc Tử Giám thắp hương em mong sẽ giúp em trấn an tinh thần, làm bài thật suôn sẻ, đỗ vào trường đại học mình đã lựa chọn”.

Bên cạnh đó cũng không ít phụ huynh tới để dâng lễ cầu mong cho con em mình “vượt vũ môn” được tốt đẹp.

Chị Minh Thi (Hà Đông, Hà Nội) hồi hộp chia sẻ: “Tôi cầu mong cho con trai được thuận buồm xuôi gió trong những ngày thi sắp tới. Đây cũng là dịp để tôi đưa cháu đi tham quan, nghỉ ngơi thư giãn đầu óc cho bớt căng thẳng trước kỳ thi lớn của cuộc đời”.

Nhiều phụ huynh cẩn thận còn đánh máy lời cầu nguyện, số báo danh, tên tuổi, điểm thi của con em mình khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Có cùng tâm lý chị Kiều Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết những ngày qua cả gia đình luôn cập nhật tin tức về thi cử mỗi ngày, từng quyết định, thay đổi nhỏ cũng làm chị và gia đình cảm thấy lo lắng hồi hộp thay cho cô con gái đầu lòng. “Mỗi thay đổi về kỳ thi THPT Quốc Gia đều làm tôi cũng như hàng triệu phụ huynh khác cảm thấy lo lắng thay cho con em mình, nhưng tôi nghĩ những thay đổi đó là cần thiết để các con có được một sự an tâm về tính công bằng, chất lượng của kỳ thi 2 trong 1. Hai mẹ con đến Văn Miếu cũng để cầu mong mọi điều được suôn sẻ”, chị Kiều Anh nói.

Ở nhà Thái Học, nơi thờ Dược sư Chu Văn An, nhiều học sinh dùng ngón tay viết mong ước của mình lên tấm bảng đỏ khắc chữ “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia” vì các em tin rằng làm vậy điều ước sẽ thành hiện thực.

Trần Khánh Trang, học sinh trường THPT Trần Phú (Hà Nội) chia sẻ: “Năm em thi vào cấp 3, em cùng mẹ cũng đến Văn Miếu cầu may và đã thi đỗ nên năm nay, em quyết định tới cầu may lần nữa với mong muốn trúng tuyển Đại học Ngoại Thương”.

Không chỉ có các thí sinh tại Hà Nội, nhiều nhóm học sinh ở ngoại thành cũng đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám để thắp hương cầu mong sự may mắn.

Em Lưu Đăng Việt, học sinh trường THPT Thanh Oai B (Hà Nội) bày tỏ, em hay bị áp lực tâm lý trước mỗi kỳ thi nên em đến Văn Miếu thắp hương để cầu được khai thông trí tuệ, làm bài tỉnh táo.

Sau khi thắp hương, cầu nguyện các thí sinh cùng cha mẹ ra khu vực gian hàng lưu niệm để mua những vật phẩm may mắn: phong bút, đồng tiền may mắn,… Nhiều thí sinh khác thì lựa chọn việc tới xin chữ của thầy đồ, đa phần các em đều lựa chọn xin chữ “Đăng Khoa”, “Đỗ Đạt”, “Thuận”… với mong muốn bản thân sẽ vượt qua kỳ thi 2 trong 1 thành công và đỗ đạt.

Đầu giờ chiều, số lượng thí sinh cùng bạn bè, phụ huynh vẫn tấp nập đổ về Văn Miếu – Quốc Tử Giám để cầu nguyện đỗ đạt trước kỳ thi THPT Quốc Gia 2019 sẽ chính thức bắt đầu vào ngày mai 25/6.

Một số hình ảnh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội ngày 24/6:

Sĩ tử đổ về Văn Miếu cầu may trước “giờ G”

Sĩ tử đổ về Văn Miếu cầu may trước “giờ G”
Sĩ tử đổ về Văn Miếu cầu may trước “giờ G”
Sĩ tử đổ về Văn Miếu cầu may trước “giờ G”
Empty

Đọc thêm

Nam vương ĐH Công nghiệp: Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội Camera 360 trẻ

Nam vương ĐH Công nghiệp: Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội

TTTĐ - “Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội, họ thắp sáng ước mơ của mình trên đó” là thông điệp được Lê Gia Bảo - Nam vương cuộc thi “Sinh viên thanh lịch - tài năng” trường Đại học Công nghiệp Hà Nội truyền tải đến các bạn trẻ.
Tổ chức Đoàn và vai trò thanh niên tiên phong trên “mặt trận số” Nhịp sống trẻ

Tổ chức Đoàn và vai trò thanh niên tiên phong trên “mặt trận số”

TTTĐ - “Tăng cường lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên trên không gian mạng” là chủ đề bài tham luận của anh Nguyễn Tiến Hưng – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tại chương trình “Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên Việt – Trung lần thứ 24, năm 2025”.
Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc năm 2025 Nhịp sống trẻ

Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc năm 2025

TTTĐ - Sáng ngày 14/4, tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc và “Năm giao lưu nhân văn Việt – Trung”; đặc biệt nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, tuổi trẻ hai nước hân hoan tổ chức Chương trình Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên Việt – Trung lần thứ 24 năm 2025.
Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Tại chương trình “Tiếp sức đến trường”, Đoàn Thanh niên Cục CSGT phía Nam đã tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) và trao tặng 84 suất học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường THCS Phan Bội Châu (Quận 12, TP Hồ Chí Minh).
Thắp lửa truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước cho thiếu nhi Thủ đô Bản tin công tác Đội

Thắp lửa truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước cho thiếu nhi Thủ đô

TTTĐ - Sáng 14/4, trong không khí hào hùng của tháng Tư lịch sử, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu nhân chứng lịch sử “Kể chuyện lịch sử – Tiếp lửa truyền thống” tại Trường Tiểu học Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm). Đây là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, lan tỏa giá trị lịch sử và tinh thần yêu nước cho thế hệ măng non Thủ đô.
Gần 1.000 bạn trẻ được tư vấn hướng nghiệp Nhịp sống trẻ

Gần 1.000 bạn trẻ được tư vấn hướng nghiệp

TTTĐ - 1.000 học sinh huyện Ứng Hòa, Hà Nội tham gia Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp – Tuyển sinh năm 2025. Sự kiện diễn ra ngày 14/4, do Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ thanh thiếu niên Hà Nội phối hợp với Huyện đoàn Ứng Hòa và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Ứng Hòa tổ chức.
Thanh niên Việt - Trung dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhịp sống trẻ

Thanh niên Việt - Trung dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Trong không khí thắm tình hữu nghị, đoàn kết của tuổi trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc, trước thềm khai mạc "Gặp gỡ thanh niên Việt Nam Trung Quốc" năm 2025, đoàn đại biểu thanh niên hai nước thành kính dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tuổi trẻ Huế ra quân chung tay làm sạch môi trường biển Camera 360 trẻ

Tuổi trẻ Huế ra quân chung tay làm sạch môi trường biển

TTTĐ- Hơn 800 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên và người dân địa phương ra quân tuần cao điểm, tham gia dọn dẹp môi trường, làm sạch bãi biển Thuận An (quận Thuận Hóa) và Phú Thuận (huyện Phú Vang).
Hướng nghiệp để thay đổi tư duy “học yếu mới học nghề” Nhịp sống trẻ

Hướng nghiệp để thay đổi tư duy “học yếu mới học nghề”

TTTĐ - Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ Thanh thiếu niên Hà Nội (CSS) tổ chức hội thảo “Vai trò của giáo dục hướng nghiệp trong việc phân luồng học sinh tại các nhà trường” chiều 13/4. Tại hội thảo, các diễn giả đã thẳng thắn đi sâu phân tích một số vấn đề như tình trạng phân luồng giáo dục hiện thường bị hiểu lầm là “học yếu mới phải học nghề".
Đà Nẵng: Ứng dụng AI truyền thông sáng tạo, quảng bá lịch sử Nhịp sống trẻ

Đà Nẵng: Ứng dụng AI truyền thông sáng tạo, quảng bá lịch sử

TTTĐ - Thông qua tập huấn kỹ năng ứng dụng AI, thúc đẩy nhiều sản phẩm truyền thông sáng tạo, mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ Đà Nẵng, trách nhiệm của thanh thiếu niên trong việc giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của địa phương.
Xem thêm