Tag

Tạo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường

Lao động - Việc làm 21/07/2020 12:01
aa
TTTĐ - Đại dịch Covid-19 trong nước cơ bản được kiểm soát, các hoạt động tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp đã trở lại bình thường, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang tập trung tăng tốc tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Tạo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường

Nhiều sinh viên đã tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp nhờ những chương trình tuyển dụng của các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm

Bài liên quan

Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh đồng hành kết nối lao động

Lai Châu: Tăng cường hỗ trợ giải quyết việc làm từ nguồn vốn chính sách

Ngày hội tuyển dụng trực tuyến: "Điểm chạm" thú vị giữa sinh viên và doanh nghiệp

Sinh viên kinh tế cần chuẩn bị gì trong thời đại 4.0?

Phát triển nhân lực có kỹ năng nghề

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Chỉ thị đã đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng cho cả hệ thống giáo dục nghề nghiệp về đẩy mạnh nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Nhận định về vấn đề này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội0 cho rằng Việt Nam sẽ gặp những thách thức về sự thay đổi trong cấu trúc việc làm, nhiều công việc mới sẽ xuất hiện, trong đó có cả những công việc truyền thống cũng thay đổi và đòi hỏi nhiều kỹ năng mới. Công việc trong tương lai không chỉ là chuyển đổi số mà còn là xanh hóa nền kinh tế, là chuỗi giá trị toàn cầu, sự thay đổi nhân khẩu một cách rõ rệt...

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian tới, người lao động phải được đào tạo bài bản, có nhiều kỹ năng tích hợp; bên cạnh kỹ năng chuyên môn còn có kỹ năng mềm, kỹ năng về công nghệ thông tin và ngoại ngữ.

Đặc biệt, trong thời kỳ Cách mạng công nghệ lần thứ tư, con người cạnh tranh với robot trong môi trường làm việc số hóa, tự động hóa. Để cạnh tranh được thì người lao cần có kỹ năng ứng phó với sự thay đổi và những kỹ năng không thể thuật toán hóa, như kỹ năng thích nghi, hợp tác, sáng tạo, kiên trì... do đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phải mạnh dạn, chủ động thay đổi chương trình và phương pháp đào tạo.

Trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh, hầu hết các trường đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các công cụ truyền thông và mạng xã hội vào công tác tuyên truyền, tư vấn và làm công tác tuyển sinh.

Nhiều trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đào tạo, đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo, đẩy mạnh đào tạo trực tuyến đối với các nội dung, môn học, mô đun phù hợp; một số trường đã đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp như: học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở...

Doanh nghiệp bắt tay với các cơ sở đào tạo

Tính đến cuối năm 2019, cả nước có trên 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm các trường cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp rộng khắp cả nước đã góp phần thực hiện công tác tuyển sinh năm 2019 đạt hơn 2,3 triệu học viên; tỷ lệ học viên tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có việc làm đạt trên 80% với mức lương từ 5,5 triệu - 12 triệu đồng/lao động/tháng.

Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là một trong những chỉ số đo lường chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, làm thế nào để sinh viên ra trường có việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo là nỗi băn khoăn lớn.

Nhóm nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Văn Thắng – Viện trưởng Viện Châu Á – Thái Bình Dương (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) đã khảo sát nghiên cứu về tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm. Theo đó, có 90% sinh viên tìm được việc làm sau 6 tháng, nhưng chỉ có 50% sinh viên có việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Mặc dù tỷ lệ sinh viên có việc làm lớn nhưng mức thu nhập không cao hơn mức trung bình của người lao động và không cao hơn mức sống trung bình của người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Cụ thể: Có 44% sinh viên tìm được việc làm có mức thu nhập dưới 7 triệu/tháng (tương đương mức thu nhập trung bình của người dân); 75% sinh viên có mức thu nhập dưới 10 triệu/tháng (đáp ứng mức sống cơ bản của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp, sinh viên có xu hướng "nhảy việc" thường xuyên. Mặt khác, đa số sinh viên tìm được việc làm ở khu vực tư nhân, có đầu tư nước ngoài; trong khi đa số các trường đại học muốn liên kết với doanh nghiệp lớn, hoặc doanh nghiệp Nhà nước.

Ngoài ra, nhiều sinh viên tìm được việc làm thông qua mạng lưới quan hệ cá nhân và Internet. Đây là kênh tìm việc thông dụng nhất, còn dịch vụ tư vấn việc làm của các trường đại học ít khi được sinh viên sử dụng. Nhiều sinh viên thiếu kinh nghiệm thực tiễn, hiểu biết về bối cảnh và chuẩn mực nghề nghiệp. Đây là trở ngại trong quá trình tìm kiếm việc làm của các em.

Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các địa phương đang tạo nhiều cơ chế, chính sách hướng nghiệp, phân luồng để tăng gấp đôi quy mô học giáo dục nghề nghiệp trong vài năm tới để đáp ứngnhu cầu nhân lực có trình độ kỹ thuật cao cho thị trường lao động đang ngày càng phát triển.

Về công tác tuyển sinh các hệ cao đẳng, trung cấp, năm nay vẫn tiếp tục tạo cơ hội thuận lợi tối đa cho các em học sinh ở cả 3 giai đoạn. Đó là tìm hiểu thông tin về trường, nghề, phân tích rõ vị trí việc làm của nghề, cơ hội việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp, chi phí học tập. Thủ tục nộp hồ sơ tuyển sinh đơn giản, tiện lợi với các hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Các chương trình đào tạo bảo đảm cho học sinh sinh viên có đủ năng lực làm việc ngay sau tốt nghiệp.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hơn 196.000 người lao động ở Hà Nội được giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Hơn 196.000 người lao động ở Hà Nội được giải quyết việc làm

TTTĐ - 10 tháng của năm 2024, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 196.260 người lao động, đạt 118,9% kế hoạch.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên Lao động - Việc làm

Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên, kế toán
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản Lao động - Việc làm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Trong hai ngày 29 - 30/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Tổng hợp, Đại học Kyushu và Tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản tổ chức“Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
Five Grains với bài toán quản trị nhân sự vững mạnh và cởi mở Lao động - Việc làm

Five Grains với bài toán quản trị nhân sự vững mạnh và cởi mở

TTTĐ - Five Grains hiểu rằng việc tuyển dụng không chỉ đơn thuần là tìm kiếm người có năng lực mà còn phải phù hợp với văn hóa của công ty. Mỗi ứng viên đều được đánh giá dựa trên cả kỹ năng chuyên môn lẫn sự đồng điệu với tầm nhìn chung của doanh nghiệp.
Tăng cường xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động Lao động - Việc làm

Tăng cường xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới (Kế hoạch)
Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp Kinh tế

Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Nơi giao lưu, kết nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp Lao động - Việc làm

Nơi giao lưu, kết nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn Lao động - Việc làm

Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn

TTTĐ - Được tham gia công đoàn nhưng người lao động nước ngoài tại Việt Nam không thể trở thành cán bộ công đoàn.
Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân Kinh tế

Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân

TTTĐ - Sáng 11/10, tại hội trường Huyện ủy Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.
Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản Lao động - Việc làm

Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản

TTTĐ - Nằm trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tại các địa phương tại Nhật Bản, chiều 10/10, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi Hội thảo xúc tiến về lao động tỉnh Long An, Việt Nam với TP Okayama, Nhật Bản.
Xem thêm