Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu

BHXH & Đời sống 29/04/2017 08:51
Đó là lý do tại sao có nhiều công thức nước lẩu khác nhau gắn liền với từng tên gọi của các loại lẩu.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu

Nước lẩu là linh hồn của các món lẩu. Nước lẩu ngon tạo hương vị đặc trưng và tinh tế của từng loại lẩu riêng biệt. Đó là lý do tại sao có nhiều công thức nước lẩu khác nhau gắn liền với từng tên gọi của các loại lẩu. Trong bài viết này, Ẩm thực Gia đình Việt xin tổng hợp và giới thiệu cho bạn những kí bíp nhất để chế các loại nước lẩu ngon và những chú ý cơ bản để nấu lẩu ngon đúng điệu.

Lựa chọn nguyên liệu

Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu thật tươi, ngon rồi sau đó dùng kỹ thuật chế biến phù hợp. Chẳng hạn, với nước dùng gà và lợn không nên sử dụng xương đầu nấu vì hôi. Xương hom và xương đuôi sẽ thích hợp hơn vì vừa ngọt vừa thơm.

Mỗi loại nước dùng cần gia vị đặc trưng, do đó tùy từng loại nguyên liệu mà có gia vị phù hợp kèm theo. Ví dụ, lẩu gà phải làm nguyên chất bằng xương heo và xương gà, không cho thêm vị chua ngọt vì khi nhúng ngải cứu sẽ không ngon.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Lẩu thịt cần có gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm, dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Lẩu chanh leo dùng 3 quả chanh leo lấy ruột bỏ máy xay vắt lấy nước cốt bỏ vào 1 bên nồi nếm thấy chua chua là được .

Lẩu kim chi lấy khoảng 100g kim chi cải thảo và 100g nước kim chi cho vào nồi.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Đối với lẩu gà bạn nướng hành khô và gừng rồi đập dập bỏ vào, nêm nếm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng, thêm 1 – 2 cây sả, dứa, cà chua. Khi chế vào nồi lẩu thì bỏ thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.

Hải sản cần có dứa, gừng, sả, cần tây, sa tế… vị ăn tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Lẩu hải sản thường hơi cay, chua và ngọt. Với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Với nước lẩu này không cho sả và gừng nướng, tuy nhiên tăng vị chua so với những loại khác. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ. Khi chế vào nồi lẩu bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng.

Chế biến đúng cách

Trước khi ninh xương, bạn nhất định phải chần qua xương cục bằng nước sôi cho hết chất bẩn rồi rửa sạch. Đổ nước lạnh và bật lửa to để đun sôi nhanh. Sau đó nồi nước xương sôi thì hạ nhỏ lửa, chờ bọt cứng lại thì vớt ra và tiếp tục đun liu riu. Nếu nước còn bọt bẩn, bạn phải vớt hết để nồi nước dùng sạch và trong. Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng thơm, trong và ngon hơn.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Khi nướng gừng, hành khô chú ý không để cháy vỏ, lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, đẹp màu. Hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm, dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.

Với nồi nước dùng lẩu gà, khi chế vào nồi lẩu thì bỏ thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.

Với món lẩu hải sản thì cho thêm vào một chút dấm bỗng hoặc cà chua đã xào qua để tạo vị chua.

Chế nước dùng lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào. Với nước lẩu này không cho sả và gừng nướng. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ, sau đó bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng …

Nồi nước dùng sau khi thành phẩm phải trong, không bị đục. Các nguyên liệu trong nồi lẩu phải giữ được màu sắc tươi ngon. Khi nếm thử, nồi nước dùng có vị ngon ngọt của các loại xương hầm, với món lẩu hải sản phải có vị chua thanh, thơm mùi các loại gia vị đã nêm nếm.

Chú ý thời gian đun

Cho xương đã chần vào nước lạnh, đun lửa to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn vài phút để các bọt cứng lại rồi hớt sạch. Cả quá trình còn lại đun sôi liu riu.

Thời gian nấu các loại nước dùng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu. Ví dụ, nước dùng gà và lợn thường nấu 4 – 6 giờ. Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Nước dùng thủy hải sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.

Cách khắc phục nước dùng đục

Lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.

Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong và vừa ngon hơn.

Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


BÍ QUYẾT NẤU LẨU THẬP CẨM

Nguyên liệu:

  • 500g xương ống lợn, hoặc đầu cổ cánh gà , vịt, ngan để làm nước dùng
  • Ngao, tôm, cua, thịt bò, lòng non, đậu phụ, nấm rơm, nấm kim chi,cà chua, xả, ớt, sa tế, bột nêm, các loại rau như rau cần, rau muống, rau cải thảo….
  • Hoa hồi khô, thảo quả, quế bẻ nhỏ, dứa (quả thơm), váng đậu

Cách làm:

  • Nước dùng cho nồi lẩu thập cẩm là bước chuẩn bị quan trọng nhất để có một nồi lẩu thập cẩm ngon. Đầu tiên bạn hãy cho vào nồi lẩu tất cả phần xương ống, xương gà, ngan vịt luộc sơ qua và đổ nước luộc đi để hạn chế mùi hôi tanh.

  • Tiếp sau đó, nếu bạn có nồi áp suất hãy cho nước và xương cùng một lượng muối nhiều một chút, để nước dùng có vị đậm đà, hãy hầm trong khoảng 1-2 tiếng. Nếu bạn không có nồi áp suất thì chỉ cần cho xương vào chảo và đảo qua cháy cạnh cùng một vài thìa nước mắm và xả băm nhỏ để xương được sấm gia vị .

  • Tiếp theo, hãy cho phần xương vào nồi lẩu, đổ lượng nước gần đầy nồi lẩu, cho các gia vị như muối, hạt nêm, cà chua thái lát, hoa hồi, thảo quả, quế và dứa thái lát, cho 1 thìa cafe sa tế và bắt đầu đun sôi trong 15 phút.

  • Khi nước sôi bạn hãy bật nhỏ lửa và cho ngao vào và đun tiếp trong 15 để nước dùng ngọt hơn. Vậy là bạn có thể bắt đầu cho các nguyên liệu khác vào để bắt đầu ăn lẩu thập cẩm rồi.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


BÍ QUYẾT NẤU LẨU NẤM CHUA CAY

Nấm là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi đi mua nấm, các chị em cũng cần phải lựa chọn kỹ càng vì nấm để lâu không thể dùng được. Màu sắc của nấm đã bị để lâu có thể chuyển màu, từ trắng sang vàng, hoặc khi sờ vào sản phẩm cảm thấy nấm bị nhớt và mùi bị chua hoặc lên men, rất khó chịu. Những sản phẩm đã có những dấu hiệu này thì chị em không nên mua về chế biến nhé.

Giữa tiết trời mùa đông lạnh lẽo, được cùng cả nhà ngồi thưởng thức nồi lẩu nấm cay, tận hưởng cảm giác nóng ấm lan tỏa dần vào trong cơ thể thật là thích thú.


Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Nguyên liệu:

  • Nước lẩu: 2kg xương ống lợn, 150g ớt sa tế, 120g hạt nêm nấm, 10ml dầu vừng, táo tàu, kỷ tử, tỏi, đầu hành, đẳng sâm, 150g nấm tiên, 150g nấm măng hoa, 150g nấm đùi gà.
  • Thịt ăn kèm: thịt bò, dê, gà…
  • Rau ăn kèm: tùy thích
  • Nước chấm lẩu: dầu vừng, hành, rau mùi thái nhỏ, vừng rang, lạc rang, tỏi xay, gừng xay, ớt xay, hạt nêm gà, tiêu. Bún hoặc mì để dùng kèm với lẩu.

Cách làm:

  • Hầm xương ống 60 – 90 phút cho ra hết chất ngọt, vớt bọt thường xuyên.
  • Cho vài tép tỏi đã bóc vỏ, táo tàu, kỷ tử, đầu hành, đẳng sâm, dầu vừng, ớt sa tế vào nồi nước dùng, nấu khoảng 5 phút. Nêm hạt nêm nấm vừa ăn.
  • Nấm tiên, nấm măng hoa, nấm đùi gà rửa sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn. Cho nấm vào nước dùng, nấu thêm 10 phút.
  • Trộn đều các nguyên liệu làm nước chấm lẩu. Khi thưởng thức, húp bát nước cốt nấm đầu tiên, tiếp theo là các loại nấm. Cho các loại thịt, rau vào nồi lẩu, ăn kèm mì hoặc bún tùy thích.

BÍ QUYẾT NẤU LẨU XÍ QUÁCH


Xí quách thường dùng làm lẩu xí quách, một loại lẩu có hương vị mới lạ, ít xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng. Lẩu xí quách được chế biến từ nước xương hầm kết hợp với các nguyên liệu như táo đỏ, lê, nấm tuyết nhĩ… nên nước lẩu thơm mùi rau quả rất tinh khiết… Có nhiều người còn cho thêm vào lẩu thịt gà, tôm… cũng rất ngon. Cái này tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình.


Nguyên liệu:

  • Nước dùng heo, xương heo (còn thịt)
  • Nấm tuyết, củ năng
  • Cà rốt, Ngô Mỹ, gừng, hành Boarô
  • Hành tím, tần ô, xà lách xoong, cải thảo
  • Bún


Cách làm:

  • Xương làm sạch. Nấm tuyết ngâm và cắt vừa ăn. Củ năng: cắt vừa ăn. Cà rốt: tỉa hoa và cắt lát. Ngô Mỹ và hành tím cắt khoanh. Gừng cắt sợi, hành Boarô cắt khúc xéo.

  • Các loại rau: làm sạch và trình bày ra đĩa.

  • Xương nấu chín mềm sau đó cho nấm tuyết, củ năng, bắp Mỹ và gừng, nấu thêm 10 phút.

  • Nêm gia vị vừa ăn

  • Trình bày nồi lẩu ngon với cà rốt, hành tím và hành Boarô.

    Món lẩu này cực kỳ được các quý ông yêu thích vì vị ngọt của nước lẩu lẫn những xí quách cực ngon.


Tin liên quan
Đọc thêm
Cảnh báo tình trạng mạo danh BHXH lừa đảo người dân BHXH & Đời sống

Cảnh báo tình trạng mạo danh BHXH lừa đảo người dân

TTTĐ - Thời gian gần đây, nhiều người dân đã phản ánh với Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội về việc bị đối tượng mạo danh người của cơ quan Nhà nước gọi điện thông báo tặng quà do đóng BHXH, BHYT nhằm lừa đảo.
Nhiều lợi ích từ chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Nhiều lợi ích từ chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Hà Nội đi đầu về chuyển đổi số với việc có số người cài đặt ứng dụng VssID - BHXH số lớn nhất toàn quốc. BHXH Hà Nội đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm y tế.
Kiểm tra cơ sở chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường Xã hội

Kiểm tra cơ sở chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường

TTTĐ - Theo báo cáo của bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội, 3 tháng đầu năm 2024, tại Hà Nội phát sinh 3.093.214 lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), bằng 107,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Công ty Dệt Hòa Khánh đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Công ty Dệt Hòa Khánh đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Thông tin từ Bảo hiểm Xã hội TP Đà Nẵng cho biết, Công ty CP Dệt Hòa Khánh vừa thanh toán 1,350 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động.
Bảo hiểm xe máy và những giá trị nhân văn cao cả BHXH & Đời sống

Bảo hiểm xe máy và những giá trị nhân văn cao cả

TTTĐ - Trả lời tại phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, thời gian vừa qua, tai nạn xe máy chiếm khoảng 63% trong các vụ việc. Vì vậy, bảo hiểm xe máy là bảo hiểm bắt buộc vì quyền lợi người dân.
Cách lấy lại mật khẩu trên ứng dụng VssID BHXH & Đời sống

Cách lấy lại mật khẩu trên ứng dụng VssID

TTTĐ - Nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội và cài đặt ứng dụng bảo hiểm xã hội (VssID) trên điện thoại nhưng sau thời gian sử dụng lại quên mật khẩu và không biết cách nào để lấy lại...
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã phối hợp với UBND các phường, Bưu điện Trung tâm 6 và ban, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến Nhân dân trên địa bàn quận.
Bệnh nhân sử dụng ứng dụng VssID, CCCD gắn chip hoặc VNeID BHXH & Đời sống

Bệnh nhân sử dụng ứng dụng VssID, CCCD gắn chip hoặc VNeID

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Mất thẻ, quên mã số in trên thẻ BHYT có được thanh toán? BHXH & Đời sống

Mất thẻ, quên mã số in trên thẻ BHYT có được thanh toán?

TTTĐ - Nhiều người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) băn khoăn nếu đi bệnh viện nhưng mất thẻ BHYT, quên mã số in trên thẻ thì có được đảm bảo quyền lợi, mức hưởng hay không?
Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH BHXH & Đời sống

Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH

TTTĐ - Trong năm 2023, Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã ký kết quy chế phối hợp với Liên đoàn Lao động quận, Hội Liên hiệp phụ nữ quận và UBND 8 phường trên địa bàn nhằm phát triển số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Xem thêm

MultiMedia

ẢnhVideoEmagazineInfographic
Tác hại của nắng nóng đến sức khỏe con người

Tác hại của nắng nóng đến sức khỏe con người

TTTĐ - Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, say nắng, thậm chí ngất xỉu. Dưới đây là những tác động tiêu cực của nắng nóng đến cơ thể, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn và tìm cách khắc phục.
Hơn 94.000 công trình được triển khai trong Tháng Thanh niên

Hơn 94.000 công trình được triển khai trong Tháng Thanh niên

TTTĐ - Với chủ đề "Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng", tuổi trẻ cả nước đã để lại nhiều dấu ấn, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng bằng nhiều việc làm thiết thực.
6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) năm nay, Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa với 7 trận địa tầm cao kết hợp tầm thấp.
Giúp học sinh chọn đúng ngành, đúng nghề

Giúp học sinh chọn đúng ngành, đúng nghề

TTTĐ - Ngày 20/4, Hơn 1.000 học sinh dành những ngày cuối tuần đến với chương trình "Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế" tại trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Chân dung 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023

Chân dung 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023

TTTĐ - Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu, trong đó có nhiều tấm gương học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sáng tạo.
Vượt trùng khơi, báo Tuổi trẻ Thủ đô đến với Trường Sa

Vượt trùng khơi, báo Tuổi trẻ Thủ đô đến với Trường Sa

TTTĐ - Những ngày tháng 4, thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đón “vị khách” đặc biệt đến từ Hà Nội - những ấn phẩm đặc biệt Tuổi trẻ Thủ đô.
Sẵn sàng cho Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024

Sẵn sàng cho Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024

TTTĐ - Tối 11/4, tại Đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã diễn ra buổi Tổng duyệt Chương trình khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô và hành trình 39 năm phụng sự bạn đọc

Báo Tuổi trẻ Thủ đô và hành trình 39 năm phụng sự bạn đọc

TTTĐ - Trong hành trình 39 năm bản lĩnh vững bước chuyển mình, Báo Tuổi trẻ Thủ đô vẫn luôn kiên trì với sứ mệnh, khẳng định vị thế trong lòng bạn đọc.
Thành phố Bến Cát phát triển vượt bậc

Thành phố Bến Cát phát triển vượt bậc

TTTĐ - Thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 234,35km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 364.578 người.
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội "Sinh viên 5 tốt"

Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội "Sinh viên 5 tốt"

TTTĐ - Ngày 23/3, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội phối hợp với trường Đại học Phenikaa tổ chức Ngày hội "Sinh viên 5 tốt" lần thứ V, năm 2024.
Bài 3: Thực tập nơi đảo xa, đi để học cách trưởng thành

Bài 3: Thực tập nơi đảo xa, đi để học cách trưởng thành

TTTĐ - Với nhóm sinh viên tình nguyện ra xã đảo Thạnh An thực tập, chắc chắn khi quay về, trong hành trang của họ không chỉ có chuyên môn...
Bài 2: Họ đã "vác tù và" thế nào?

Bài 2: Họ đã "vác tù và" thế nào?

TTTĐ - Những đoàn viên đang làm nhiều công việc mà người đời hay bảo là “vác tù và hàng tổng” nhưng mặc ai nói ra nói vào, họ có lý tưởng, có mục tiêu của mình.
Thu gom phế liệu, gieo mầm hy vọng

Thu gom phế liệu, gieo mầm hy vọng

TTTĐ - Chị Vũ Thị Sáp (ở xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội) đã lượm lặt phế liệu nhằm tạo kinh phí để giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống tròn vẹn hơn.
Bài 1: Biến những điều không thể thành có thể

Bài 1: Biến những điều không thể thành có thể

TTTĐ - Hôi thối, mất trật tự, dân cư ca thán vì ô nhiễm nhiều năm vẫn không thay đổi… rồi đến một ngày, cái nhếch nhác lộ thiên đó đột nhiên biến mất, thay và
Tuổi trẻ Transerco thắp sáng miền quê Cam Lâm

Tuổi trẻ Transerco thắp sáng miền quê Cam Lâm

TTTĐ - Trong 3 ngày 22-24/3, Đoàn Thanh niên Tổng công ty Vận tải Hà Nội Transerco đã tới thăm và thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An.
Tác hại của nắng nóng đến sức khỏe con người

Tác hại của nắng nóng đến sức khỏe con người

TTTĐ - Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, say nắng, thậm chí ngất xỉu. Dưới đây là những tác động tiêu cực của nắng nóng đến cơ thể.
Hơn 94.000 công trình được triển khai trong Tháng Thanh niên

Hơn 94.000 công trình được triển khai trong Tháng Thanh niên

TTTĐ - Với chủ đề "Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng", tuổi trẻ cả nước đã để lại nhiều dấu ấn, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) năm nay, Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa với 7 trận địa tầm cao kết hợp tầm thấp.
Chân dung 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023

Chân dung 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023

TTTĐ - Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu, trong đó có nhiều tấm gương học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sáng tạo.
Hà Nội hai năm liên tiếp lọt tốp 3 PAR Index

Hà Nội hai năm liên tiếp lọt tốp 3 PAR Index

TTTĐ - Năm 2023, thành phố Hà Nội xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), đạt 91,43%.