Thanh niên góp sức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biên
Phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa đậm bản sắc Hà Nội, cạnh tranh được với các nước trong khu vực |
Theo Ban tổ chức vùng biên giới ở nước ta có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều sắc thái văn hóa đặc sắc, hấp dẫn. Nơi đây cũng là “phên dậu” của Tổ quốc với vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đồng bào sinh sống tập trung thành từng thôn, bản, có khi rải rác, đan xen nhưng vẫn tạo thành nhiều dân tộc với bản sắc văn hóa riêng, còn lưu giữ được các giá trị văn hóa đặc sắc.
Tiết mục văn nghệ tại tọa đàm |
Tuy nhiên trong dòng chảy của đời sống hiện đại, bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào đang ít nhiều bị mai một, thậm chí còn có hiện tượng lãng quên trong một bộ phận lớp trẻ. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biên là vấn đề cần được quan tâm.
Tọa đàm “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biên” cũng là hoạt động thiết thực góp phần thực hiện chủ trương mới của Đảng, Nhà nước về văn hóa; Phát huy vai trò xung kích sáng tạo của tuổi trẻ trong sự nghiệp chấn hưng văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy văn hóa vùng biên. Qua đó tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức tôn trọng, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam cho mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của các dân tộc anh em.
Đại diện Trung tâm Tư vấn Tình yêu Hôn nhân và Gia đình và Tỉnh đoàn Hà Giang ký kết hợp tác về các nội dung đồng hành, hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang |
Tọa đàm tập trung vào 4 nội dung chính gồm: Về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc; Chính sách hiện nay của Đảng và nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biên; Các nội dung về văn hóa với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và an ninh vùng biên và vai trò của thanh niên trong bảo tồn, xây dựng, phát huy giá trị văn hóa bản địa.
Đại diện Ban Tổ chức cho biết: Trong quá trình chuẩn bị đã nhận được sự quan tâm, tham gia rất tâm huyết, trách nhiệm của các nhà khoa học; chuyên gia về văn hóa; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Ủy ban Dân tộc; các nghệ nhân; các doanh nghiệp về văn hóa và đoàn viên thanh niên Hà Giang.
Đại biểu tham luận tại tọa đàm |
Các tham luận đều được đầu tư công phu, kỹ lưỡng, tâm huyết và có nhiều góc nhìn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biên; Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc; Phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; Chính sách phát triển toàn diện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới;
Đặc biệt, các đại biểu cho ý kiến về: Thanh niên tham gia phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và tham gia bài trừ hủ tục lạc hậu; Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, xây dựng, phát huy giá trị văn hóa bản địa; quảng bá các giá trị truyền thống, văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế.
Chương trình thu hút sự quan tâm của đông đảo thanh thiếu nhi |
Mỗi tham luận là một chủ đề cụ thể về những vấn đề có tính chất bổ sung lý luận, bài học thực tiễn sinh động cũng như đề xuất giải pháp, nhiệm vụ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biên trong giai đoạn hiện nay; Đồng thời, gửi gắm nhiều tâm huyết, tình cảm của tác giả đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong khuôn khổ chương trình “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biên”, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội, tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa các dân tộc tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang như: Thăm, tặng quà tại Đồn Biên phòng Xín Cái; Thăm, tặng quà và khảo sát việc thực hiện Đề án “Đưa văn hoá truyền thống vào trường học” tại trường Tiểu học xã Cán Chu Phìn; Lễ khởi công xây dựng “Nhà vệ sinh trường học” tại trường Tiểu học xã Cán Chu Phìn; Khởi công xây dựng “Nhà hạnh phúc cho em” thôn Lũng Lừ A, xã Lũng Pù và trao hỗ trợ kinh phí đến năm 18 tuổi cho 2 thiếu nhi mồ côi; Thăm mô hình thanh niên khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế giỏi và trao 200 triệu đồng kinh phí hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp huyện Mèo Vạc. Tổng kinh phí tổ chức các hoạt động an sinh xã hội tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là gần 500.000.000 đồng. |