Tag
Những “quái kiệt” làm lay động lòng người:

Thầy Nguyễn Văn Bôn - Anh hùng giáo dục đầu tiên của Việt Nam

Phóng sự 19/11/2020 14:00
aa
TTTĐ - Một mùa tựu trường nữa lại đến trong niềm xúc động đặc biệt của nhà giáo cao niên “cây sử sống” của nền giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Văn Bôn. Ông là Anh hùng giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam ta, Bảng vàng Danh dự (phong Anh hùng) do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí (năm 1962), giờ ông Bôn treo ở nơi trang trọng nhất tại ngôi nhà của mình tại TP. Hải Phòng
Hải Phòng: Đầu tư mạnh cho giáo dục và đào tạo để bứt phá Vĩnh Phúc: Học sinh được bày tỏ lòng biết ơn qua cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” Ký kết phối hợp giữa ngành giáo dục và Trung ương Đoàn
Nhà giáo Anh hùng Nguyễn Văn Bôn, thứ 2 từ trái sang, trong hành trình đi bộ leo núi trở lại Mù Cả huyền thoại
Nhà giáo Anh hùng Nguyễn Văn Bôn, thứ 2 từ trái sang, trong hành trình đi bộ leo núi trở lại Mù Cả huyền thoại

Dùng máu mình viết thư xin đi dạy học

Thầy Nguyễn Văn Bôn là một nhân vật đặc biệt, người đã được bà con Hà Nhì trên đất Việt Nam, thuộc vào vùng Ngã ba biên giới ba quốc gia Việt Nam – Trung Quốc – CHDCND Lào vinh danh với các “hình thức” xúc động và ý nghĩa nhất.

Từ năm 1959, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chàng thanh niên Nguyễn Văn Bôn đã rời thành cổ Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), dùng máu mình viết huyết thư, xin đi dạy học đưa “miền núi tiến kịp miền xuôi”. Anh xin đi đến nơi xa xôi, vất vả nhất.

Từ 61 năm trước mà đến nơi gian khổ nhất của Tây Bắc, khỏi phải nói thì cũng hiểu vất vả thế nào. Ông được đưa đi bằng xe tải suốt vài ngày trời vượt rừng xanh núi đỏ để đến được trung tâm Khu tự trị Thái Mèo (nay là tỉnh Sơn La), đi bộ, đi ngựa, ngủ dọc bờ núi 3 đêm nữa thì mới vào đến khu vực có người đón bằng ngựa. Từ đây, “vượt dốc Mường Mô nghe trời rửa bát”, để bắt đầu đẵn tre lập trường lớp, gọi học trò từ các bản làng xa xôi về học.

Đó là ngôi trường đầu tiên từng được lập với một căn phòng tranh tre nứa lá của xã Mù Cả, nay thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Thầy Bôn gọi học trò từ hang núi về, dạy con gái cập kê cách mặc xu chiêng (nịt ngực), khuyên con trai và bố mẹ chúng bỏ trồng và hút thuốc phiện, mỗi nhà nộp một cái bàn đèn gia truyền vào để lập bảo tàng Tội ác của Ma tuý.

Thầy đối mặt với thú dữ ăn thịt gia súc mỗi ngày, chống chọi với lũ phỉ rình rập khắp nơi, khuyên người dân vượt qua các hủ tục (kiểu như lối sống “quần hôn”) đến mức… các nhà sử học, nhà văn hoá phải theo chân anh giáo Bôn để nghiên cứu.

Cuối cùng, sau 5 năm, thầy Bôn đã đưa Trường Mù Cả trở thành nơi đầu tiên của rẻo cao Việt Nam tuyên bố hết nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Nhiều học trò của thầy Bôn làm lãnh đạo, cán bộ, tỉnh huyện, có người lên trung ương, như các biểu tượng về hiếu học của người Hà Nhì. Bản thân thầy Bôn được bà con đặt tên bằng cả một ngọn núi, tỉnh Lai Châu đến nay đã có nghị quyết là sẽ đặt tên một con đường mang tên nhà giáo huyền thoại Nguyễn Văn Bôn. Đến nay, lòng biết ơn vô hạn của bà con Hà Nhì các thế hệ, nhiều chuyến “về nguồn” với quê hương thứ hai Mường Tè, Mường Nhé của thầy Bôn, vẫn làm thổn thức nhiều nhà văn, nhà báo, đạo diễn, nhà chính trị trên cả nước.

Xúc động gặp lại bà con người Hà Nhì ở Mường Tè
Xúc động gặp lại bà con người Hà Nhì ở Mường Tè

Sau đây, TT&ĐS xin được trích các cuộc trò chuyện xúc động với Anh hùng, Nhà giáo Nguyễn Văn Bôn, như một cách để tri ân vị “quái kiệt” có sức truyền cảm hứng đặc biệt cho lối sống cống hiến vì cộng đồng ấy… Chúng tôi cũng là những người đầu tiên viết về ông Bôn sau gần nửa thế kỷ ông “mai danh ẩn tích” trước các “bí ẩn” về thời gian xả thân ở Mù Cả, Mường Tè; đồng thời đưa ông “về nguồn” nơi con sông Đà chảy vào đất Việt để tìm hiểu thêm về “tượng đài” giáo dục này.

Nhà giáo Nguyễn Văn Bôn là tấm gương rơi nước mắt về một người thầy. Trong những ngày sương muối phủ trắng rừng Mù Cả, ông đã xé đôi chiếc chăn chiên của mình, chia cho mỗi em học trò một nửa! Ông mày mò một mình chặt gỗ dựng trường, đóng bàn ghế; nặn núi, nặn sông, khoét lạch suối làm giáo cụ trực quan dạy học cho cộng đồng người Hà Nhì ở Mù Cả chưa bao giờ biết đến con chữ.

Vùng đất ngã ba biên giới thuộc huyện Mường Tè (cũ) mà ông xông pha cống hiến, nay thuộc 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Đó thực sự là vùng đất trước đây bị bỏ quên trong đói nghèo, mông muội. Ánh sáng cách mạng rọi tới, lực lượng đi tiên phong khai sáng là các chiến sĩ công an vũ trang và giáo viên. Và, trong những ngày xung phong vào nơi rừng thiêng nước độc ấy, có 2 người đã được người Hà Nhì dựng tượng thờ, đặt tên núi tên đồi để bày tỏ lòng biết ơn: Đó là Liệt sĩ Công an vũ trang Trần Văn Thọ và Nhà giáo Nguyễn Văn Bôn.

Còn nhớ, trong khi những câu chuyện của người Hà Nhì vẫn kể về ông Bôn như kể về một nhân vật của sử thi, khi ngọn núi đầu bản mang tên ông, thì ông vẫn lặng lẽ sống trong căn nhà nhỏ ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Hải Phòng. Tôi từ ngã ba biên giới về, chỉ với một thông tin: Thầy Bôn đang ở Hải Phòng. Suốt quá trình dò tìm của tôi, Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng dù rất nhiệt tình, nhưng hầu như họ không có thông tin gì về vị Anh hùng này.

Tôi đành nhờ cô tổng đài 1080 Hải Phòng. Toàn bộ TP. Hải Phòng thời mới này có 7 người đăng ký số điện thoại với tên Nguyễn Văn Bôn. Tôi gọi đến số máy thứ 7 thì đúng là ông Bôn “già”. Ông bảo: “Cái số tôi nó vậy! Cuộc đời tôi ở ngã ba biên giới kể ra thì nó như chuyện cổ tích, chẳng có ai người ta tin được, nên tôi cũng chán, chả kể với ai”.

Lời dặn dò của Hồ Chủ tịch và cuộc hành trình gian khổ vào Mù Cả

Thầy Bôn kể: “Tôi sinh ra tại Bắc Ninh, ở chỗ cổng hậu thị xã bây giờ ấy. Bố mẹ mất khi tôi mới 6 tuổi đầu, khi đó, cô em gái tôi chỉ mới 5 tháng tuổi. Chúng tôi ở với bà ngoại (ông ngoại cũng mất sau mẹ tôi 1 năm). Khi học đến lớp đệ ngũ (nay là lớp 9), tôi sang Hà Đông ở với bác và công tác tại Ty Thủy lợi Hà Đông, làm Bí thư Chi đoàn thanh niên, chuyên chỉ đạo anh em đi hút bùn ở ngoài sông Nhuệ. Tuổi trẻ của chúng tôi lúc bấy giờ hăng lắm. Tôi cảm tưởng mình có thể bốc bùn ở sông Nhuệ lên đắp kín thị xã Hà Đông mà không cần phải quan tâm đến ai trả lương hoặc sau này mình có được “bảo hiểm xã hội” hay không?

Khóc với học trò xưa
Khóc với học trò xưa

Năm 1956, tôi học Trường Sư phạm sơ cấp Trung ương, được điều về công tác tại Thái Bình. Năm 1959, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, đưa một đội ngũ giáo viên xung phong lên dạy học ở Tây Bắc. Lúc đó, giới trẻ chúng tôi ai cũng coi nhân vật Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” là thần tượng. Chúng tôi bảo nhau, không thể để phí hoài tuổi thanh xuân, hãy phấn đấu đóng góp thật nhiều cho xã hội, dù phải hy sinh.

Trước khi đi, chúng tôi đã được lệnh tập trung tại Trường Bổ túc Công nông Trung ương, tại đó, chúng tôi đã được gặp Hồ Chủ tịch. Tôi còn nhớ từng lời nhắc nhở của Bác, Bác bảo: “Nếu cháu nào sức yếu, có những bệnh tim mạch hay thấp khớp thì nên ở lại”. Bởi vì đi vùng sâu quá vất vả. Cũng chính vì thế mà tôi đã viết thư chia tay cô giáo làng (sau này là diễn viên của Đoàn chèo Quân khu Tả Ngạn và là vợ ông Bôn, bà đã mất – TG) để ngẩng cao đầu đi lên vùng cao, nước độc của khu tự trị.

Nghe nói từ Hà Nội lên Sơn La bây giờ chỉ mất vài tiếng đồng hồ; nhưng độ ấy, chúng tôi đi mất hơn 2 ngày trời ngồi trên ô tô. Qua Hà Nội một khúc là hết đường đá, còn lại là toàn đường đất gồ ghề. Càng đi càng vắng vẻ, vắng đến rợn người. Suối Rút (Hòa Bình) thật kinh khủng, lội qua một lần đủ rụng hết lông chân.

Những câu chuyện ma thiêng nước độc còn lẩn quất. Đèo chênh vênh, thỉnh thoảng gặp một cái quán hoang sơ ven đường. Trên cái chõng tre cũ có nhiều thứ ăn được ngay: từ khúc sắn, bắp ngô, đẵn mía đến vài quả dưa…. Nghe nói, ai ăn gì cứ tự giác bỏ tiền vào ống tre treo ở bên vách quán. Nghe nói thế, chúng tôi chỉ biết tò mò quan sát, chứ tuyệt nhiên không ai dám sờ vào đồ vật gì, chúng tôi sợ bị chài.

Xe toàn đi bên vực thẳm. Có lúc ở bờ suối ven đường có mấy cô gái Mường, gái Thái “tắm tiên” rất tự nhiên. Xe qua, họ cứ đứng tênh hênh rồi chỉ trỏ và cười. Anh em rất ngạc nhiên, nhiều người đỏ mặt nín thinh như người có lỗi. Xe đi qua một đoạn dài mới dám cười nói, cũng tuyệt nhiên không dám đả động gì đến mấy cô ấy.

Thị xã Sơn La bấy giờ là thủ phủ của cả khu tự trị. Thấp thoáng những mái nhà tranh nép mình trong các dãy núi cao dựng trời, suối chảy róc rách suốt đêm ngày. Chúng tôi nghỉ chân tại trường Ký túc xá Sơn La, tại đây các đồng chí lãnh đạo khu giới thiệu về sự gian khổ của Tây Bắc, và những khó khăn chết người mà những giáo viên xung phong như chúng tôi phải đối mặt.

Tôi không sợ, mà chỉ thấy thương bà con sống ở sau núi cao và mây mù. Tôi viết đơn gửi lãnh đạo khu xin đi vào vùng nào gian khó nhất, thiệt thòi nhất của toàn khu. Lập tức, tôi nhận quyết định về xã Mù Cả của huyện Mường Tè ở ngã ba biên giới.

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Phóng sự

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm