Tag

Thế hệ thanh niên mới nói không với quấy rối

Nhịp sống trẻ 18/10/2021 13:00
aa
TTTĐ - Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Plan International Vietnam đã thực hiện buổi trò chuyện trực tuyến với chủ đề “Thế hệ mới: Nói không với quấy rối”.
Khởi động chiến dịch “Em không lẻ loi” hỗ trợ trẻ em mất người thân do dịch Covid-19 Chung tay “chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới” Để trẻ em Việt Nam là công dân "chuẩn" thời đại số… Cùng hành động và lên án các hành vi bạo lực giới nơi công cộng
An toàn cho trẻ em gái - phòng tránh quấy rối, xâm hại trẻ em

Không đề cập quá nhiều hay đi sâu vào những vấn đề mang tính chuyên môn, lý thuyết, buổi trò chuyện với sự tham gia của những người trẻ thế hệ gen Y, Z đã chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm thực tế về vấn đề quấy rối phụ nữ, trẻ em gái ở nơi công cộng và trên môi trường mạng. Từ đó, các bạn trẻ cùng nhau đưa ra những gợi ý, sáng kiến góp phần vào việc giảm thiểu, chấm dứt hành vi quấy rối phụ nữ và em gái, tạo nên cộng đồng an toàn.

Các diễn giả của chương trình
Các diễn giả của chương trình

Buổi trò chuyện có sự tham gia của anh Trung Anh và Việt Anh - nhóm YouTuber 1977 Vlog; Bạn Nguyễn Trọng Tiến, đại diện Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi (CLB COC) trường Đại học Giao thông vận tải; Bạn Nguyễn Ngọc Nhi, đại diện Câu lạc bộ COC trường THPT Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) và chị Chu Thu Hà, Quản lý truyền thông Viện MSD.

Im lặng trước các hành vi quấy rối liệu có là “vàng”?

Sự kiện “Thế hệ mới: Nói không với quấy rối” nằm trong khuôn khổ dự án "Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” do Tổ chức Plan International Việt Nam tài trợ nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hướng tới tháng Hành động quốc gia vì bình đẳng giới.

Theo khảo sát của CLB COC trường Đại học Giao thông vận tải với 100 thanh thiếu niên thì 75% người được hỏi đã từng bị quấy rối, xâm hại. Trong đó, 58.3% thủ phạm là đàn ông xa lạ và 23.7% người được hỏi sẽ im lặng khi bị quấy rối hoặc chứng kiến các hành vi này.

Lý giải cho sự im lặng của nạn nhân và cộng đồng, anh Việt Anh cho rằng: “Theo mình, đa phần sự im lặng đến từ cảm giác yếu thế. Nạn nhân bị quấy rối cảm thấy không có khả năng phản kháng hoặc lên tiếng cũng không giải quyết được vấn đề nên im lặng.

Những người chứng kiến xung quanh có thể cũng lo sợ việc lên tiếng sẽ ảnh hưởng đến bản thân. Tuy nhiên, chúng ta chỉ yếu thế khi im lặng. Nếu chúng ta lên tiếng tố giác, chính kẻ quấy rối, xâm hại mới là người yếu thế”.

Anh Nguyễn Việt Anh - 1977 Vlog (bên phải)
Anh Nguyễn Việt Anh, nhóm 1977 Vlog (bên phải)

Bạn Nguyễn Ngọc Nhi cũng chia sẻ câu chuyện của bản thân và đưa ra gợi ý cho các bạn nữ: “Cá nhân em từng chứng kiến những trường hợp, câu chuyện bạn nữ bị quấy rối, đặc biệt là trên phương tiện công cộng như xe buýt. Sự im lặng của các bạn vô tình khiến những hành động này tiếp diễn.

Nếu không may là nạn nhân, các bạn có thể lên tiếng bằng cách yêu cầu thủ phạm dừng ngay hành động; Chủ động đứng ra tố cáo thủ phạm hoặc lên tiếng nhờ lái xe, phụ xe, những người xung quanh giúp đỡ”.

Bàn về ranh giới giữa những lời tán thưởng, khen ngợi và trêu ghẹo, quấy rối, bạn Nguyễn Trọng Tiến nêu quan điểm: “Thực ra ranh giới này rất mong manh nhưng hoàn toàn có thể nhận biết được. Điều đó thể hiện qua ánh mắt, lời nói và cử chỉ. Đó sẽ là lời khen ngợi nếu đi kèm với những cử chỉ, ánh mắt thân thiện nhưng nhìn chằm chằm, cử chỉ đùa cợt, từ ngữ khiếm nhã thì sẽ là quấy rối”.

Bạn Nguyễn Trọng Tiến - Trường ĐH Giao thông vận tải
Bạn Nguyễn Trọng Tiến, đại diện Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi (CLB COC) trường Đại học Giao thông vận tải

Cùng quan điểm với bạn Tiến, anh Trung Anh bổ sung: “Dù là mối quan hệ nào cũng cần sự khen ngợi khéo léo, tránh những câu trêu đùa liên quan đến tình dục và cơ thể người khác”.

Các khách mời cùng thống nhất rằng những hành vi như đụng chạm, nhìn chằm chằm, dùng từ nhạy cảm khiến đối phương cảm thấy khó chịu, không thoải mái, không an toàn đều được coi là hành vi quấy rối.

Các diễn giả cũng cùng đồng ý, phụ nữ và trẻ em gái nên được trang bị thêm kỹ năng để nhận diện, phòng tránh và đối phó với những kẻ quấy rối. Tuy nhiên, các em gái không bao giờ là người có lỗi vì không tự bảo vệ được mình. Anh Trung Anh bổ sung: Nạn nhân sợ kẻ quấy rối, ngược lại kẻ quấy rối cũng sợ bị phát giác và lôi ra ánh sáng. Do đó, các em gái và người chứng kiến hãy sẵn sàng lên tiếng yêu cầu thủ phạm dừng những hành vi xấu; Tìm kiếm sự trợ giúp của những người xung quanh. Điều này sẽ góp phần ngăn chặn và giảm thiểu những hành vi quấy rối, xâm hại.

Anh Nguyễn Trung Anh - 1977Vlog
Anh Nguyễn Trung Anh, nhóm 1977Vlog

Cần phổ biến kỹ năng sử dụng Internet an toàn

Thời đại 4.0, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh là đã có thể tiếp cận internet dễ dàng và nhanh chóng thì phụ nữ và trẻ em gái còn đứng trước nguy cơ là nạn nhân của quấy rối trên môi trường mạng. Những hành vi quấy rối thông thường có thể là lời bình luận khiếm nhã, bình phẩm về ngoại hình phụ nữ, gạ gẫm, tán tỉnh, chia sẻ hay gửi những hình ảnh, clip nhạy cảm, bị tung tin sai sự thật... Internet là ảo nhưng có thể để lại những tổn thương, hậu quả thật với nạn nhân.

Bạn Nguyễn Ngọc Nhi - Trường THPT Vân Nội
Bạn Nguyễn Ngọc Nhi, đại diện Câu lạc bộ COC trường THPT Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội)

Là thành viên tích cực của CLB COC với nhiều hoạt động, nỗ lực góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, bạn Ngọc Nhi chia sẻ: “Chúng ta không thể chọn việc mình có là nạn nhân của quấy rối hay không nhưng có thể học cách ứng phó và phản kháng. Em sẽ không trò chuyện với người lạ, không click vào những hình ảnh, đường link được gửi từ người lạ, chặn tài khoản đó và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, thầy cô giáo và cơ quan chức năng nếu sự việc nghiêm trọng hơn”.

Chia sẻ về vấn đề này, chị Chu Thu Hà, quản lý truyền thông Viện MSD đã nêu ra một số kỹ năng an toàn Internet như: Không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội: Sử dụng mật khẩu bảo mật an toàn để hạn chế rò rỉ thông tin, hình ảnh cá nhân; Không tham gia các nhóm có nội dung không lành mạnh... để giảm thiểu tối đa việc trở thành mục tiêu công kích, quấy rối hay trở thành những người quấy rối trên Internet.

Chị Chu Thu Hà - Quản lý truyền thông Viện MSD
Chị Chu Thu Hà, quản lý truyền thông Viện MSD

Là thành viên tích cực với những nỗ lực thúc đẩy "Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” của CLB COC trường Đại học Giao thông vận tải, bạn Nguyễn Trọng Tiến cho biết: “Chúng em sẽ tận dụng mặt tích cực của mạng xã hội để thực hiện các chiến dịch, sản phẩm truyền thông với thông điệp tích cực lan tỏa đến các bạn trẻ. Ai cũng có thể đồng hành trong việc chấm dứt quấy rối, xây dựng xã hội an toàn đơn giản bằng cách like, bình luận, chia sẻ những thông tin tích cực và hữu ích”.

Là nhà sáng tạo nội dung, có ảnh hưởng đến giới trẻ, anh Việt Anh nhận định: “Việc thay đổi nhận thức và hành động của cả cộng đồng không thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Khi xây dựng các video, nhóm 1977 Vlog đưa những thông điệp tích cực tới người xem một cách nhẹ nhàng, hài hước, giống như bắt đầu gieo một hạt mầm nhỏ.

Cũng giống như việc tưới nước, chăm bón cho hạt mầm, chúng mình hy vọng việc liên tục, thường xuyên lồng ghép thông điệp tích cực vào sản phẩm, dự án sẽ dần thay đổi suy nghĩ, nhận thức của mỗi người. Chúng ta sẽ cùng hướng đến một xã hội không còn quấy rối, không còn những tiêu cực”.

Các diễn giả tham gia thử thách Equal for girls - Equal for all
Các diễn giả tham gia thử thách Equal for girls - Equal for all

Khép lại chương trình, các diễn giả và các khán giả xem livestream đã cùng nhau đưa ra thông điệp và cử chỉ thể hiện sự cam kết trong việc bảo vệ em gái khỏi mọi hành vi quấy rối trong đời thực và trên môi trường mạng. “Chúng ta đừng là những chiếc đũa đứng riêng rẽ mà hãy cùng nhau trở thành một bó đũa chắc chắn, không thể bẻ gãy. Khi chúng ta đồng lòng lên tiếng, mọi hành vi quấy rối phụ nữ, em gái dù ở đâu, dưới hình thức nào cũng đều sẽ phải chấm dứt. Sự nhiệt huyết, sức mạnh và khả năng lan tỏa thông điệp tích cực của những thanh niên thế hệ mới sẽ giúp thực hiện hiện điều đó”, chị Chu Thu Hà đưa ra thông điệp.

Đọc thêm

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi Đối thoại với Thanh niên

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi

TTTĐ - Chiều 2/7, trong khuân khổ Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thanh Oai, lãnh đạo huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức đối thoại với đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển tuổi trẻ trong thời gian tới.
Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên...

TTTĐ - Ngày 2/7, 169 đại biểu chính thức đại diện cho gần 20.000 hội viên, thanh niên từ các cơ sở Đoàn - Hội đã tụ hội dự khai mạc Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Thanh Oai (Hà Nội) lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tự hào một dải non sông... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào một dải non sông...

TTTĐ - Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, các cấp bộ Đoàn, Hội từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa rộng rãi tới các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội, đặc biệt đối với đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future Camera 360 trẻ

Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future

TTTĐ - 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Hội đồng Anh tại Luân đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai – một thế giới phát triển bền vững.
Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện” Bản tin công tác Đội

Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện”

TTTĐ - Hơn 500 thiếu nhi được trải nghiệm không gian vui chơi cùng sắc màu, tô vẽ để tạo nên những vật dụng cá nhân hữu ích và tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em vẽ sắc màu tình nguyện”.
Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố

TTTĐ - Biểu trưng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được thiết kế cách điệu số La Mã VIII bằng những hình khối đan xen, tạo hiệu ứng thị giác không gian đa chiều, tượng trưng cho sự chuyển động của nhịp sống chuyển đổi số mà thanh niên là lực lượng nòng cốt.
Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng

TTTĐ - Từng bị gia đình bắt nghỉ học 3 năm để làm rẫy, cô gái người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá (xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) Chảo Thị Yến đã không ngừng đấu tranh để được quay lại trường. Hành trình quyết tâm đến trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng của Yến đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều bạn trẻ khác.
“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò

TTTĐ - Các bạn ấy là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của các tỉnh, thành phố. Mỗi người có quê hương, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là tài năng, học giỏi vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà trong những ngày diễn ra kỳ thi THPT 2024, thể hiện tinh thần "Chung tay sẻ chia - Tiếp sức thí sinh".
Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi… Bản tin công tác Đội

Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi…

TTTĐ - Chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm” là một tâm huyết rất lớn của Hội đồng Đội Trung ương với mong muốn tạo môi trường để các em làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi, thành thói quen liên tục hàng ngày.
Xem thêm