Tag

Tiêu thưởng “sướng tay”, ăn vay sau Tết

Nhịp sống trẻ 11/01/2020 18:44
aa
TTTĐ - Cuối năm là thời điểm dân văn phòng rôm rả bàn chuyện thưởng Tết. Nếu vấn đề thưởng Tết được bao nhiêu là thứ khiến mọi người trông ngóng, háo hức thì bài toán chi tiêu thưởng Tết thế nào lại là điều khiến nhiều người trăn trở.

Tiêu thưởng “sướng tay”, ăn vay sau Tết

Nhiều bạn trẻ cho biết, dịp Tết Nguyên đán là lúc mọi người chi tiêu rộng rãi nhất trong năm

Bài liên quan

Hà Nội: Đảm bảo công tác y tế phục vụ Tết Dương lịch năm 2020

Tặng 26 cặp vé Tết đến các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Cạn tiền vì mua sắm

Nhiều bạn trẻ cho biết, dịp tết Nguyên đán là lúc mọi người rộng rãi, hào phóng hơn với bản thân cho những chi tiêu sau một năm tiết kiệm, nhất là khi nghe thấy “ting ting”, tiền thưởng tết đã về. Nhìn cái gì cũng muốn mua, thấy gì khuyến mại cũng hấp dẫn, không ít người mua sắm quá tay, dẫn tới lúc ra tết cạn tiền, phải ăn mỳ tôm hay đi vay mượn chi tiêu, đợi đến kỳ lĩnh lương.

Bạn trẻ Nguyễn Thị Hoa ở quận Long Biên cho biết, năm nào công ty của cũng thưởng Tết vài chục triệu đồng, dù lĩnh một cục nhiều như thế nhưng chưa năm nào mà cô gái trẻ lại không phải đi vay mượn lung tung sau Tết để duy trì cuộc sống đợi đến kỳ lĩnh lương. “Tết đến trăm thứ phải mua sắm, từ quần áo, giày dép đến quà cáp, tiền mừng tuổi và tiền Tết biếu bố mẹ... Tuy nhiên chưa năm nào tôi biếu nổi bố mẹ quá 3 triệu và cứ hết 5 ngày Tết là trong ví không còn đồng nào. Khi xuống Hà Nội hoặc ăn bánh chưng mang từ nhà đi, hoặc ăn mỳ tôm và vay mượn bạn bè để sống qua ngày đợi đến kỳ lĩnh lương” – Hoa nói.

Tiêu thưởng “sướng tay”, ăn vay sau Tết
"Vung tay" tiêu tiền thường, ra Tết, nhiều bạn trẻ hết tiền,phải đi vay mượn để duy trì cuộc sống cho đến kỳ lĩnh lương

Ra trường được 3 năm, Phạm Văn Thành quê ở Hải Dương đi làm cho một công ty du lịch ở Hà Nội. Tết năm nào lương thưởng của chàng trai trẻ cũng được gần 30 triệu nhưng hết Tết cũng là lúc cậu nhẵn túi.

Thành cho biết: “Tôi về nhà thấy thiếu gì lại đi mua, Tết năm ngoài đi siêu thị thấy khuyến mại cái TV màn hình phẳng, dù nhà có rồi nhưng là loại bé nên tôi lại mua sắm. Thế rồi sắm sửa lung tung, đi chơi với bạn bè, mừng tuổi các em nhỏ… nhẵn túi lúc nào chẳng hay. Ra Tết đi làm và lại vay tạm bạn bè để duy trì cuộc sống đợi đến kỳ lĩnh lương”.

Giải pháp tiết kiệm

Thưởng Tết cầm về một cục nhưng chi tiêu sao cho hợp lý để khoản tiền đó hết sạch hết sau những ngày đầu năm mà vẫn “sinh sôi” thì không phải ai cũng biết.

Nhiều ý kiến cho rằng, các bạn trẻ chi tiêu tiền thưởng trong dịp Tết nhưng nhất thiết phải để dành môt khoản phòng lúc khẩn cấp. Các chuyên gia về tài chính cá nhân cũng đưa ra lời khuyên, mỗi người nên để dành từ 3 đến 6 tháng lương để phòng trường hợp bất ngờ như bệnh tật hay nghỉ việc.

Nguyễn Chiến Thắng, nhân viên ngành ngân hàng cho rằng, cuối năm, công ty nào cũng sẽ trả một khoản tiền thưởng tương đối lớn. Nhiều bạn trẻ hiện nay thường ghi nợ thẻ tín dụng, các bạn nên dùng một khoản trong số tiền thưởng để trả nợ. Sau đó bạn có thể tự đề ra một mục tiêu tiết kiệm mới như tiết kiệm để mua xe, mua nhà... Hãy dành một phần tiền thưởng Tết để làm tiền đề cho kế hoạch tiết kiệm này. Nếu bạn có thể tiếp tục kiên trì, bạn sẽ được thành quả mong muốn sau vài tháng hoặc vài năm.

Còn bạn trẻ Trần Lan Hương, nhân viên tài chính trên địa bàn quận Hoàn Kiếm lại đưa ra ý kiến: “Khi có tiền thưởng Tết, phải tự biết lên kế hoạch chi tiêu thật chi tiết, phần nào là mua sắm cho bản thân, phần nào mua sắm cho gia đình, biếu bố mẹ… Tôi đặc biệt sẽ dành ra một khoản để đi làm từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Đây là cách rất tốt để vừa giúp mang lại cái Tết ấm áp hơn cho người khác, vừa giúp Tết của chính tôi thêm đáng nhớ và ý nghĩa” – Lan Hương nói.

Đọc thêm

Tình nguyện có thêm những điều đẹp đẽ, trái tim nhân ái Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tình nguyện có thêm những điều đẹp đẽ, trái tim nhân ái

TTTĐ - Nhiều bạn trẻ Thủ đô đã tích cực tham gia hoạt động tình nguyện, công tác xã hội. Hoạt động này mang lại ý nghĩa cho cộng đồng, vừa giúp giới trẻ tích luỹ thêm kỹ năng, những điều đẹp đẽ, trái tim nhân ái.
Hub Challenge 2024: Bệ phóng khởi nghiệp công nghệ số toàn cầu Camera 360 trẻ

Hub Challenge 2024: Bệ phóng khởi nghiệp công nghệ số toàn cầu

TTTĐ - Hub Challenge 2024, sân chơi hấp dẫn và đầy thử thách dành cho bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp sẽ chính thức mở cổng đăng ký vào ngày 22/7 tới. Đây là cũng là cơ hội để startups Việt tiếp cận với các nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới.
Gần 800.000 lượt thí sinh tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Gần 800.000 lượt thí sinh tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Vòng sơ khảo giai đoạn 2 cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024) có 345.371 lượt thí sinh tham gia; trong đó, huyện Quốc Oai là đơn vị có số lượng thí sinh tham gia đông nhất với 80.488 lượt thí sinh.
Nhiều học sinh chủ động chọn "rẽ lối" sang trường nghề Nhịp sống trẻ

Nhiều học sinh chủ động chọn "rẽ lối" sang trường nghề

TTTĐ - Vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024-2025. Nhiều học sinh đã không đỗ lớp 10 trường công lập đã chủ động “rẽ lối” sang học nghề.
Phát huy nghề truyền thống, chàng trai Phú Xuyên thu về cả tỉ đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Phát huy nghề truyền thống, chàng trai Phú Xuyên thu về cả tỉ đồng

TTTĐ - Quyết định khởi nghiệp với hướng đi riêng khiến Nguyễn Mạnh Hiếu (sinh năm 1991), chủ cơ sở sản xuất giày dép Huy Hoàng, Chủ tịch Hội nông dân xã Phú Yên (Phú Xuyên, Hà Nội) phải trải qua rất nhiều khó khăn, thậm chí đã có lúc chàng trai muốn trẻ muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên với tình yêu làng nghề, khát vọng đưa sản phẩm truyền thống vươn xa đã giúp Hiếu vượt qua, thu hái trái ngọt.
Cống hiến, sáng tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cống hiến, sáng tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

TTTĐ - Chiều 2/7, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Đoàn và phong trào Thanh niên khối Công nhân viên chức (CNVC) Thủ đô 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Chị Tạ Thu Sa tái cử chức Chủ tịch Hội LHTN huyện Thanh Trì Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chị Tạ Thu Sa tái cử chức Chủ tịch Hội LHTN huyện Thanh Trì

TTTĐ - Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) huyện Thanh Trì, Hà Nội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 diễn ra trong hai ngày 2 – 3/7, với sự tham gia của 156 đại biểu.
Nam sinh “trường làng” xuất sắc đỗ 3 trường chuyên của Hà Nội Nhịp sống trẻ

Nam sinh “trường làng” xuất sắc đỗ 3 trường chuyên của Hà Nội

TTTĐ - Em Nguyễn Tư Hoằng Quyền, học sinh lớp 9A4, trường THCS Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm xuất sắc đỗ 3 trường chuyên lớn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
239 đội hình tình nguyện đến địa bàn khó khăn trong “Mùa hè xanh” Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

239 đội hình tình nguyện đến địa bàn khó khăn trong “Mùa hè xanh”

TTTĐ - 239 đội hình với sự tham gia của 12.389 tình nguyện viên từ các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô sẽ đến với những địa phương khó khăn trong Chiến dịch “Mùa hè xanh” 2024. Các đội hình sẽ phát huy tinh thần phong trào “Ba Sẵn sàng” và “Hà Nội cùng cả nước, vì cả nước” để thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực.
Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi Đối thoại với Thanh niên

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi

TTTĐ - Chiều 2/7, trong khuân khổ Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thanh Oai, lãnh đạo huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức đối thoại với đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển tuổi trẻ trong thời gian tới.
Xem thêm