Tag

Tinh thần Cách mạng tháng Tám luôn sáng ngời trong tim người Hà Nội

Người Hà Nội 19/08/2024 07:30
aa
TTTĐ - 79 năm đã trôi qua kể từ mùa thu thay đổi vận mệnh của cả dân tộc ấy, tinh thần Cách mạng tháng Tám vẫn luôn sôi sục, sáng ngời, thường trực trong trái tim mỗi người Hà Nội.
Cách mạng tháng Tám 1945: Mở kỷ nguyên mới cho đất nước Nhịp đập mạnh mẽ nơi trái tim hồng Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh

Hạnh phúc sáng tô non sông Việt Nam

"Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày

Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai

Mười chín tháng Tám khi quốc dân căm hờn kêu thét

Tiến lên cùng hô, mau diệt tan hết quân thù chung.

Mười chín tháng Tám, ánh sao tự do đem tới

Cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng

Máu pha tươi hồng trên lá cờ đi khắp chốn giang sơn.

Người Việt Nam đều thống nhất reo vang lời thề

Mười chín tháng Tám chớ quên là ngày khởi nghĩa

Hạnh phúc sáng tô non sông Việt Nam".

Khí thế ngút trời của Cách mạng tháng Tám tại Hà Nội
Khí thế ngút trời của Cách mạng tháng Tám tại Hà Nội

Những giai điệu hào hùng, ca từ đầy tự hào, giục giã của ca khúc "Mười chín tháng Tám" do nhạc sĩ Xuân Oanh như vẽ lại không khí tưng bừng của cả đất nước Việt Nam trong những ngày mùa thu lịch sử ấy bằng âm nhạc.

Khí thế ngút trời, hạnh phúc vô bờ của những người dân được vùng lên đấu tranh để giành lấy quyền quyết định cuộc đời của mình, đạp đổ ách thực dân, phong kiến khiến họ lầm than bao năm thực sự sôi sục, phấn khởi.

Có lẽ, đông đảo nhất, quyết tâm nhất, tạo thành "dòng chảy ý chí" của non sông mạnh mẽ nhất chính là cuộc vùng lên giành chính quyền của Nhân dân tại Hà Nội. Sau những năm tháng triền miên của đói khổ, nhất là sau nạn đói năm 1945 khủng khiếp làm khoảng 2 triệu người dân ta thiệt mạng, nỗi đau đớn và tinh thần phản kháng của Nhân dân ta đã lên đến cực độ.

Tinh thần Cách mạng tháng Tám luôn sáng ngời trong tim người Hà Nội

Ánh sáng soi đường của Đảng và việc Xứ ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hà Nội đã phát động Nhân dân Hà Nội nổi dậy giành chính quyền vào ngày 19/8/1945 đã tạo thành một cuộc thác lũ cuốn phăng đi chế độ phong kiến và thực dân đô hộ.

Theo cách tài liệu ghi lại: "Ngay từ sáng sớm, Hà Nội đỏ rực màu cờ cách mạng. Hàng vạn nông dân, dân nghèo, với các vũ khí thô sơ từ Láng, Mọc kéo ra chiếm đại lý Hoàn Long, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng khu vực Ngã Tư Sở, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa ở nội thành.

Hàng vạn quần chúng Nhân dân ngoại thành, từ các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm tiến vào nội thành với sức mạnh như thác đổ. Tất cả đều tập hợp trước Nhà hát Lớn.

Cả thành phố Hà Nội như rung chuyển trong tiếng hô khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh", “Chính quyền Nhân dân cách mạng", "Cách mạng thành công muôn năm", "Lập Ủy ban dân quân cách mạng", “Việt Nam hoàn toàn độc lập", “Đả đảo các cuộc xâm lăng", “Đả đảo mọi thế lực chống cách mạng Việt Nam”, “Chống xâm lăng"...

Tinh thần Cách mạng tháng Tám luôn sáng ngời trong tim người Hà Nội

Đúng 11 giờ, trước hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát Lớn, Ủy ban Khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có các đơn vị võ trang tự vệ dẫn đầu chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu: Phủ Khâm sai, Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát...

Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường hầu hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay nhân dân. Riêng ở trại lính bảo an, quân Nhật cho xe tăng chặn đầu đoàn biểu tình nhưng trước khí thế sôi sục của quần chúng, lại được các đồng chí ta thuyết phục, nói rõ chính sách của Đảng, Việt Minh, chúng phải rút lui.

Ngay khi chiếm được Phủ Khâm sai, đồng chí uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ có mặt tại đó gọi điện cho Thị trưởng, Tỉnh trưởng các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định báo tin cách mạng đã thành công ở Hà Nội, ra lệnh cho chúng phải nhanh chóng trao chính quyền cho Việt Minh địa phương. Tối ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi.

Tinh thần yêu nước, đấu tranh bất diệt

Ngày 20/8, Ủy ban Nhân dân cách mạng Hà Nội được thành lập, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ cũng được tổ chức.

Thắng lợi ở Hà Nội đã tạo điều kiện để Trung ương Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh chuyển về Hà Nội, từ đó chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước đi đến thắng lợi hoàn toàn, chuẩn bị các điều kiện đón tiếp quân Đồng minh.

Hà Nội xứng đáng là ngọn cờ đầu của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

Hà Nội cũng luôn là những lá cờ đầu của mọi phong trào kể từ ngày đó.

Hà Nội luôn là lá cờ đầu của các phong trào yêu nước (Ảnh minh họa)
Hà Nội luôn là lá cờ đầu của các phong trào yêu nước (Ảnh minh họa)

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Hà Nội là Thủ đô thiêng liêng, trái tim thân yêu của cả nước, chúng ta luôn phát huy những giá trị đầy tự hào đó.

Theo nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, trong “Tuần lễ vàng” khai mạc ngày 17/9 tại Hà Nội, các tầng lớp Nhân dân cả nước đã quyên góp được 370kg vàng và 20 triệu đồng Đông Dương. Riêng tại Hà Nội, các giới đã góp được 2.201 lạng vàng, 920 tạ thóc cùng tiền bạc và nhiều hiện vật khác, tổng trị giá lên 7 triệu đồng Đông Dương.

Cảm kích trước tấm lòng vì nước của giới công thương Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có buổi gặp gỡ với đại diện là các nhà tư sản ở Nhà hát Lớn Hà Nội và ngày đó đã trở thành “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

"Có một điều rất đáng khâm phục là các nhà tư sản Hà Nội biết rõ âm mưu của thực dân Pháp muốn quay lại chiếm Việt Nam và nếu họ quay lại tái chiếm Hà Nội thì chắc chắn công việc sản xuất, buôn bán của họ sẽ bị gây khó dễ nhưng họ vẫn chấp nhận. Có thể nói, công lao đóng góp của các nhà tư sản yêu nước Hà Nội cho cách mạng, cho kháng chiến chống Pháp là đáng trân trọng", nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến nhấn mạnh.

Trong suốt những năm tháng sau đó, từ "Toàn quốc kháng chiến" đến chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và các sự kiện lớn của đất nước sau này, tinh thần yêu nước, đoàn kết, đóng góp cho Tổ quốc vẫn được người Hà Nội hưởng ứng sớm, nhiệt tình và thu được nhiều kết quả đáng tự hào.

Nắng mùa thu Hà Nội
Nắng mùa thu Hà Nội

Không tiếc sức người và sức của, người Hà Nội tiêu thổ kháng chiến, mang hết tài sản quý giá trong nhà ra chặn đường địch, biết bao người "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" và rồi rút qua sông để "cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng" và ngày về:

"Trùng trùng quân đi như sóng

Lớp lớp đoàn quân tiến về

Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng

Cờ ngày nào tung bay trên phố"

(Tiến về Hà Nội - Văn Cao)

Tiếp đó, phong trào "Ba sẵn sàng" cũng là niềm tự hào, là mốc son chói lọi của thanh niên Thủ đô nói riêng và người Hà Nội nói chung. Hà Nội cũng là một trong những địa phương chi viện cho miền Nam, trở thành "hậu phương lớn" cho kháng chiến chống Mỹ...

Tinh thần ấy luôn được giữ vững trong suốt thời kì xây dựng và phát triển đất nước và cho đến ngày hôm nay Hà Nội vẫn tiếp tục là lá cờ đầu về văn hóa và nền tảng con người trong quá trình hội nhập sâu rộng.

Mỗi mùa thu về, ngày 19/8 với nắng vàng tươi và gió heo may thổi rộng khắp phố phường, người Thủ đô vừa ôn lại quá khứ hào hùng vừa khắc sâu trong lòng mình thêm những quyết tâm xứng đáng với các thế hệ cha ông đi trước.

Bởi thế, nắng thu nay vẫn như nắng thu xưa, người Hà Nội vẫn sẽ luôn phát huy tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào và khí thế tiến lên, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng cuộc sống hạnh phúc và hòa bình.

Đọc thêm

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Xem thêm