Tag
Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023

Tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi

Người Hà Nội 26/10/2023 23:00
aa
TTTĐ - Tối 26/10, UBND quận Hà Đông (Hà Nội) đã tổ chức Lễ Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
Nghề dệt lụa Vạn Phúc được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc với nhiều hoạt động hấp dẫn
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học trao Bằng chứng nhận nghề dệt lụa Vạn Phúc là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới lãnh đạo phường Vạn Phúc

Với chủ đề “Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập”, Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023 diễn ra nhiều nội dung, chương trình đặc sắc, hấp dẫn, bao gồm: Lễ rước tôn vinh Tổ nghề với chủ đề “Cội nguồn văn hóa làng nghề”; Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống Hà Nội; Hội thi và trưng bày ảnh về Vạn Phúc; Hội thi sản phẩm thiết kế sáng tạo tiêu biểu; trình diễn áo dài với chủ đề “Duyên dáng lụa Hà Đông” cùng các hoạt động bảo tồn di sản và biểu diễn văn hóa đặc sắc ca trù, múa rối nước, thi và trải nghiệm viết thư pháp, trò chơi dân gian, trải nghiệm ẩm thực…

Tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Vạn Phúc được UBND TP Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Văn Chiến cho biết: Tuần Văn hóa là dịp để quảng bá với du khách trong và ngoài nước, Nhân dân các địa phương về nét văn hóa đặc sắc của làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc. Từ đó, sự kiện giúp phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của quận Hà Đông trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, nâng cao và phát triển vị thế của công nghiệp văn hóa Thủ đô và quận Hà Đông; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Hà Đông, các điểm đến hấp dẫn, lễ hội truyền thống, các di sản văn hóa phi vật thể, sản phẩm văn hóa ẩm thực…

Cũng theo ông Phạm Văn Chiến, Tuần Văn hóa Du lịch, Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023 cũng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức và Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023
Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch, Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023

Việc tổ chức các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo, Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam, trong đó lấy các làng nghề của Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác.

Tại lễ khai mạc, nghề dệt lụa Vạn Phúc đã được trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Vạn Phúc được UBND TP Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc.

Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có từ hơn 1.000 năm trước, do bà A Lã Thị Nương - một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc truyền dạy cho dân làng.

Từ khi mới ra đời, lụa Vạn Phúc đã trở thành một mặt hàng được ưa chuộng bởi sự khéo léo, tinh tế của bàn tay và tâm hồn người thợ kết tinh vào trong từng thước vải. Lụa Vạn Phúc có điểm kỳ lạ là mặc mùa hạ thì mát, mùa đông thì ấm. Vì vậy, không phải vô cớ mà lụa Vạn Phúc thường xuyên được dùng cung tiến cho các vua quan để may phẩm phục.

Lụa Vạn Phúc cũng đã 2 lần được người Pháp mang đi đấu xảo tại Paris và Marseille vào năm 1932 và 1938. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nghề dệt lụa Vạn Phúc vẫn trụ vững trong suốt 10 thế kỷ qua và ngày càng phát triển, trở thành nghề truyền thống nổi tiếng của đất Kinh Kỳ, niềm tự hào của người dân làng Vạn Phúc nói riêng và toàn quận nói chung.

Lụa Vạn Phúc giờ đây không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương.

Đọc thêm

Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô Người Hà Nội

Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô

TTTĐ - Tại thị xã Sơn Tây, trong vài năm gần đây, các sản phẩm kinh tế đêm hoạt động hiệu quả khiến bức tranh kinh tế sau 18h ở địa phương này có nhiều khởi sắc.
Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xem thêm