Văn hóa bán hàng - đừng để tiếng dữ đồn xa
Triển lãm ảnh nghệ thuật “Văn hóa Hà Nội - Những mạch nguồn tiếp nối” |
Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa
Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất ở Việt Nam. Trên địa bàn thành phố tập trung rất nhiều thư viện, bảo tàng, nhà hát cũng như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và cũng như các hàng quán đặc trưng, lâu đời. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội cũng diễn ra rất sôi nổi và đa dạng.
![]() |
Những nét đẹp của Kinh kì Kẻ Chợ còn tồn tại đến ngày nay |
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Nhắc đến Hà Nội xưa, là nhắc đến 36 phố phường tấp nập, với nét văn hóa buôn bán, kinh doanh Kẻ Chợ nức tiếng một thời. Những ký ức đẹp đó vẫn sống động trong trí nhớ của rất nhiều người Hà Nội.
Ngày nay, qua biến thiên của lịch sử, thời cuộc, Hà Nội vận động, đổi thay để thích nghi với nhịp sống hiện đại. Lối sống, văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội ngày nay đã có nhiều biến đổi, đặc biệt, văn hóa kinh doanh trên đất Hà Nội cũng có lúc khiến dư luận lên án.
Phải nói rằng, văn hóa không phải là một bức tranh hữu hình, dựng hôm nay mai đã rạng rỡ. Để ý trong những điều tưởng như vụn vặt của cuộc sống thường nhật sẽ thấy, văn hóa kinh doanh của người Hà Nội hôm nay đã được điều chỉnh rất nhiều, dù vẫn còn những điều chưa hẳn ưng ý.
![]() |
Ẩm thực cũng là nét văn hóa của xứ này |
Nhìn mặt bằng chung của người dân Thủ đô trong kinh doanh vẫn luôn niềm nở và hiếu khách, cả thành phố đều đang chung tay xây dựng, giữ gìn và phát triển một nền văn hóa văn minh thanh lịch. Bởi vậy nên lượng du khách để thăm thú và tận hưởng Thủ đô vẫn là một con số ấn tượng.
Nếu như các thành phố khác có cuộc sống vội vã tấp nập, mưu sinh và bon chen thì người ta lại ấn tượng với nét cổ kính, nét thơ mộng và chậm rãi của nhịp sống ở Hà thành.
Với hơn 1.000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất nước. Hà Nội từ xưa đến nay vẫn vậy, có thay đổi nhưng kiểu cách sống, cách kinh doanh, làm ăn hay văn hóa ứng xử vẫn điềm đạm và thanh lịch như thế.
Chớ đánh giá phiến diện
“Người Hà Nội sống bạc bẽo” là chia sẻ của một tiktoker khi không may gặp trải nghiệm không tốt khi đến với Thủ đô. Bên dưới bài đăng cũng có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau, người đồng tình, người gặp trường hợp tương tự nhưng cũng có người cho rằng, đây là đánh giá quá phiến diện, không thể vì một quán ăn mà thể hiện phẩm chất của con người cả Thủ đô.
![]() |
Nhiều người muốn đến để thưởng thức những món ăn độc đáo |
Về sau, khi nhận quá nhiều ý kiến, cô gái này cũng đã gỡ bài đăng và gửi lời xin lỗi vì đã có những lời nhận xét vội vã, chưa thấu đáo và quá phiến diện.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng cần nhìn lại khi có lời chê bai, đánh giá trong cung cách phục vụ của người Hà Nội, đặc biệt là tại các quán ăn trên phố cổ.
Nào là quán “bún chửi” ở phố Ngô Sĩ Liên, quán bún ốc nguội chảnh không bán cho những người không sành ăn, hay không ăn hết, quán bún chả không cho ngồi vì không mua nước mua cô bán hàng bên… và còn rất nhiều trải nghiệm không mấy ấn tượng tốt của du khách ghé tới Hà Nội.
![]() |
Những món ăn đại diện cho văn hóa vùng miền |
Nhiều du khách thập phương cũng hỏi về hiện tượng “bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội đã "nổi tiếng thế giới” vì nhiều hãng truyền thông quốc tế đã làm phim phóng sự về hiện tượng này. Đấy có phải là văn hóa kinh doanh của đất Kinh kỳ Thăng Long trong thời đại mới không?
Đó đây vẫn còn một vài trường hợp cân điêu nói thách, chèo kéo, ép giá khách du lịch, chưa hẳn đã hết những hàng quán lấn chiếm vỉa hè, hàng rong nghễu nghện trên phố. Hà Nội cũng đang trong hành trình kiềm chế hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và nỗ lực không ngừng để đảm bảo an toàn thực phẩm cho thức ăn đường phố.
Ngay khu vực phố cổ vẫn đôi lần gần đây rầm rĩ chuyện taxi, xích lô “ăn chặn” tiền của khách nước ngoài, khách sạn “ăn chặn” tiền tour; Vẫn còn những hộ gia đình chưa tự giác giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, kinh doanh văn hóa. Tuy nhiên phải nói rằng, việc xây dựng văn hóa kinh doanh cũng như một hành trình tạo dựng thói quen cho cư dân đô thị, nên nhất thiết phải như “mưa dầm thấm lâu” và không thể vì một vài trường hợp mà hủy bỏ nỗ lực chung của toàn thành phố trong việc nâng cao văn hóa kinh doanh nói chung và bán hàng ăn uống, dịch vụ nhỏ lẻ nói riêng.
![]() |
Đừng vội chỉ vì một vài “con sâu làm rầu nồi canh” mà đánh giá phiến diện |
Văn hóa của Hà Nội 1.000 năm văn hiến, không thể vì một vài thương nhân buôn bán mà bị ảnh hưởng. Họ cũng đã được chấn chỉnh để du khách không gặp phải trải ngại không tốt hay “sốc văn hóa” khi tới Hà thành. Đồng thời, du khách ghé thăm cũng nên có những góc nhìn tích cực hơn, vì ở vùng đất nào cũng sẽ có người này, người kia, nếu như gặp trải nghiệm không vui cũng đừng vội đánh giá chung hay phiến diện; Đừng quên ghé thăm vùng đất ngàn văn văn hiến để tận hưởng những nét lạ và riêng của nơi đây.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về
