Tag

Văn hóa đọc - nét đẹp người Hà Nội

Người Hà Nội 05/10/2023 11:22
aa
TTTĐ - Là trung tâm chính trị, văn hóa nhiều đời, Thăng Long xưa, Hà Nội nay luôn tập trung đông đảo đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ. Với môi trường đậm đà văn hóa và bản sắc riêng, văn hóa đọc đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc bồi đắp tâm hồn, tính cách và tri thức cho những công dân Thủ đô.
Lan tỏa văn hóa đọc với tủ sách thiếu nhi ở khu chung cư Hà Nội Hà Nội miễn phí sử dụng thư viện để phát triển văn hóa đọc "Lớp học" ngoại ngữ và văn hóa độc đáo mang tên hướng dẫn viên du lịch "0 đồng"

Nếp nhà, nếp người

Thăng Long - Hà Nội có bề dày ngàn năm văn hiến. Thành phố ẩn chứa trong mình những nét đẹp văn hóa được duy trì qua từng nếp nhà, nếp người. Đó là truyền thống hiếu học, ham mê đọc sách, khám phá những chân trời kiến thức.

Bởi không có một người nào muốn giỏi, nắm bắt được tri thức "túi khôn" của nhân loại mà không thông qua con đường học tập và đọc sách. Dù xã hội có hiện đại đến đâu, dù các phương tiện nghe nhìn có phát triển đến đâu thì đối với những người ham đọc, ham học vẫn có những phương pháp, cách thức để thu nhận kiến thức của mình dưới nhiều hình thức.

Tủ sách được duy trì trong các gia đình Hà Nội
Tủ sách được duy trì trong các gia đình Hà Nội

Chẳng hạn, hiện nay, sách nói cũng khá phổ biến và cung cấp thêm một kênh cho những người bận rộn, tranh thủ nghe sách khi làm việc nhà, thư giãn trước khi ngủ, tránh hại mắt khi phải nhìn quá lâu vào thiết bị điện tử. Chị Thu Lê (ở quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết có một thời gian dài thị lực chị kém, chị rất buồn khi tưởng mình phải từ bỏ thói quen đọc sách hàng ngày. Vậy nên khi tìm được sách nói chị mừng rỡ "như bắt được vàng".

"Giống như chương trình "Đọc truyện đêm khuya", giống như có một người đọc sách hộ mình vậy. Vừa làm việc nhà, vừa đi bộ thể dục hoặc tranh thủ trước khi ngủ, nghe sách mình cảm thấy vừa thu nạp thêm được kiến thức vừa như có người trò chuyện cùng, rất thú vị", chị Lê tâm sự.

Dù vậy, sau khi chạy chữa, mắt chị đã phục hồi trở lại, chị vẫn ưu tiên quay trở về cách đọc truyền thống. Chị cho biết: "Cầm trực tiếp quyển sách, mở từng trang, mắt đọc, trí não tiếp nhận và suy nghĩ, cảm giác vẫn "thấm" hơn. Mình vẫn duy trì cả hai cách đọc sách bằng mắt và nghe bằng tai. Mỗi thứ có một sự thú vị riêng. Sách với mình như một người bạn không thể thiếu hàng ngày".

Thói quen đọc sách mọi lúc mọi nơi
Thói quen đọc sách mọi lúc mọi nơi

Với nhiều gia đình tại Hà Nội dù diện tích căn nhà khá khiêm tốn nhưng vẫn luôn giành trang trọng một góc cho chiếc tủ sách. Nơi đó không phải chỉ là một nơi để trưng bày mà là nơi ghé thăm thường xuyên. Chị Hoàng Oanh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết cứ mỗi cuối tuần chị và các con lại cùng nhau dọn dẹp tủ sách.

"Tôi sẽ hỏi các con về những cuốn sách đọc được trong tuần, cùng bàn luận xem có điều gì hay, điều gì khác những cuốn mà cả nhà đã đọc trước đó. Rồi sau đó chúng tôi dọn những cuốn sách đã đọc, có thể là cất đi để đọc lại, cũng có thể sẽ mang quyên góp, tặng các bạn khác. Tuần nào nhà tôi cũng bổ sung thêm những cuốn sách mới vào giá sách. Chỉ mất khoảng 30 phút thôi nhưng đó là nếp sinh hoạt duy trì đều đặn nhiều năm nay và các con tôi rất thích điều này", chị Hoàng Oanh cho biết.

Với nhiều gia đình Hà Nội, tủ sách là nơi "phân chia thế hệ" và thể hiện truyền thống văn hóa trong gia đình rất rõ rệt. Hàng sách về nghiên cứu, văn học kinh điển thường sẽ là của ông bà, bố mẹ. Các phương pháp gìn giữ tổ ấm gia đình, dạy con tuổi dậy thì, dinh dưỡng, làm đẹp thường là của các bậc phụ huynh. Những tác phẩm văn học thiếu nhi, khám phá khoa học kì thú... sẽ là của các cháu nhỏ.

Các thế hệ cùng nhau đọc sách
Các thế hệ cùng nhau đọc sách

"Phân chia là thế nhưng đôi khi chính các con tôi cũng đọc sách nghiên cứu của ông bà và bản thân tôi cũng phải đọc sách thiếu nhi để biết các con đọc gì, nắm bắt được tâm lý, tình cảm của các con", anh Tuấn Linh (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.

Bồi đắp tâm hồn

"Không thể duy trì thói quen đọc sách, nề nếp đọc sách trong các gia đình nếu như ông bà, bố mẹ không nêu gương. Vì thế, mua sách bất cứ lúc nào có cơ hội và đặc biệt cuối tuần đi nhà sách đã thành thông lệ của nhà mình", chị Hồng Ánh (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) tâm sự. Thực tế cho thấy, vào những ngày cuối tuần, rất đông các gia đình Hà Nội, đặc biệt là gia đình trẻ tìm đến với các nhà sách, không gian đọc sách và mua sắm sách.

Sách - cây cầu nối đến tri thức
Sách - cây cầu nối đến tri thức

Những địa điểm lý tưởng cho việc bồi đắp văn hóa đọc của người Thủ đô là Phố Sách Hà Nội, Nhà sách Tân Việt (Roal City), Nhà sách Kim Đồng (55C Quang Trung), phố Đinh Lễ... Đặc biệt, không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm từ lâu đã thành một điểm hẹn, một nơi đọc sách, thư giãn lý tưởng với người Hà Nội.

Rất nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ mua sách tại Đinh Lễ xong mang sách ra lòng đường ngồi đọc. Mặc kệ sự ồn ào náo nhiệt xung quanh kia, mặc kệ những hoạt động tưng bừng mang tính tập thể, đọc sách là chìm vào một thế giới riêng. Chính vì thế, không gian phố đi bộ càng trở thành một địa điểm lý tưởng để người Hà Nội trải qua những ngày nghỉ cuối tuần quý báu của mình.

Hồ Gươm cũng là nơi lý tưởng cho việc đọc
Hồ Gươm cũng là nơi lý tưởng cho việc đọc

Năm nay, Hội sách Hà Nội được tổ chức tại đây vào 3 ngày cuối tuần cho thấy thành phố mang tinh hoa hội tụ, tô thêm nét đẹp cho phố đi bộ nói riêng và văn hóa người Hà Nội nói chung. Năm nào cũng vậy, háo hức mong chờ Hội sách từ những kì tổ chức ở Công viên Thống Nhất, Hoàng thành Thăng Long, năm nay nhóm bạn của chị Hồng Lam (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) lại ríu rít rủ nhau "đi Hội sách".

"Đi Hội sách giống như là một dịp hẹn hò, vừa thoải mái lựa chọn những cuốn sách mình yêu thích vừa có thể cùng bạn bè ngồi lại bên nhau, kể về những cuốn sách mình mua được, đọc được trong thời gian qua, tâm tình bao nhiêu chuyện đời. Mình nghĩ đó là một nét sinh hoạt văn hóa rất đáng tự hào của người Thủ đô", chị Hồng Lam tâm sự.

Hội sách - ngày hội để phát triển văn hóa đọc
Hội sách - ngày hội để phát triển văn hóa đọc

Bạn trẻ Hải Yến, sinh viên Đại học Hà Nội cũng chia sẻ rằng cuộc sống hiện nay có quá nhiều điều vội vã, gấp gáp. Ai nấy đều cắm mặt vào cái điện thoại, sống nhanh, cảm xúc nhanh, mọi thứ cứ trôi tuột đi rất nhanh, chẳng để lại điều gì. Nếu không thong thả chậm rãi đọc sách thì chẳng những kiến thức của mình ngày càng hạn hẹp mà tâm hồn cũng chai cứng, thô sần đi, không còn biết rung cảm nữa. Bởi thế, rất cần những Hội sách để thêm một dịp chúng ta được tăng cường văn hóa đọc.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm