Tag

Vui Xuân trong không khí đầm ấm gia đình

Người Hà Nội 12/02/2025 10:27
aa
TTTĐ - Mùa Xuân, mùa đoàn tụ, mùa sum vầy. Với mỗi người Hà Nội, không khí đầm ấm bên gia đình chính là nguồn động lực dồi dào, là niềm hạnh phúc đầu năm để chúng ta có thêm sức mạnh, sự tự tin cho cả một năm nỗ lực, phấn đấu và gặt hái thành công.
Doanh nhân Thuỷ Tiên tươi trẻ sánh đôi với con gái du Xuân Mùa lễ hội - mùa vui xuân náo nức Mùa xuân - mùa nở bừng hi vọng

Nguồn năng lượng gốc…

Gia đình chính là “nguồn năng lượng gốc”, tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta sau mỗi thăng trầm của cuộc đời. Ngôi nhà cũng là tổ ấm để đàn chim đủ lông đủ cánh dù bay xa đến đâu cũng muốn quay về với hơi ấm thân thương.

Thật trùng hợp, mùa Xuân chính là mùa chim làm tổ, cũng là mùa mà mỗi chúng ta đều trở về bên gia đình với người thân yêu của mình sau một năm bươn chải ngoài cuộc sống. Gia đình Hà Nội vừa có những điểm tương đồng mà cũng có những điểm khác biệt so với mái ấm chung của đất nước Việt Nam.

Với những miền quê, các tỉnh, thành khác, rất nhiều người đi khắp muôn phương trong đó có Hà Nội để làm ăn, mưu sinh, lập nghiệp. Ngày Tết họ trở về quê hương bản xứ mang theo rất nhiều nguồn lực, hi vọng và cả nỗi nhớ nhung người ruột thịt.

Nhạc sĩ Giáng Son với những mùa Xuân đong đầy kỷ niệm
Nhạc sĩ Giáng Son với những mùa Xuân đong đầy kỷ niệm

Hà Nội là miền đất hứa của biết bao ước mơ, của bao người từ các tỉnh thành trên cả nước. Trong khi đó, cũng có rất nhiều người Hà Nội đến với các vùng miền và nhiều nơi trên thế giới.

Ngày Tết trong không khí náo nức của mùa xuân, trở về bên gia đình chính là được tìm lại tuổi thơ, được “nạp lại năng lượng” cho tâm hồn, được ùa vào những địa danh, những món ăn và cả bầu không gian “rất Hà Nội” thường trực trong trái tim, trong mỗi giấc mơ khi xa xứ.

Với nhạc sĩ Giáng Son, tác giả của “Hà Nội 12 mùa hoa”, “Giấc mơ trưa” và rất nhiều ca khúc nổi tiếng khác, Dù là Tết trong ký ức hay hiện tại, đó luôn là dịp để sum họp, để trân trọng những khoảnh khắc bên gia đình và làm mới chính mình. Tết không chỉ là sự bắt đầu của một năm mới mà còn là nơi lưu giữ những yêu thương, niềm hy vọng và cả những dự định lớn lao.

Tuổi thơ của chị gắn liền với những ngày tháng khó khăn, khi gia đình và cả xã hội đều thiếu thốn. Vì thế, chị luôn mong chờ Tết không chỉ bởi không khí rộn ràng, mà còn vì những niềm vui giản dị: Được ăn thịt gà, được mặc quần áo mới...

Vui Xuân trong không khí đầm ấm gia đình

Chị nhớ nhất chính là chiếc bánh chưng nhỏ xíu mà mẹ gói riêng cho mình. “Tôi rất nhớ cảm giác mang cái bánh chưng đấy đi khoe khắp nơi, với đám bạn. Cái bánh chưng bé tí đáng yêu ấy, đến bây giờ tôi vẫn cứ nhớ mãi về nó”, chị chia sẻ.

Giáng Son nhớ ngày 30 Tết, khi mẹ làm mâm cúng cỗ Tất niên xong, bố mới rời bàn làm việc và mặc quần áo chỉnh tề, thắp hương khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, rồi cả nhà cùng ăn cỗ. “Những món ăn bình thường mình vẫn ăn, nhưng mà đến ngày Tết vẫn thấy khác, đặc biệt hơn hẳn. Có lẽ đó là sự sum vầy, đoàn tụ”, Giáng Son tâm sự.

Trừ những lúc đi biểu diễn ở nước ngoài không thể về được, Giáng Son thường đón năm mới trọn vẹn với gia đình. Chị cố gắng dẹp bỏ công việc để cùng mẹ đi sắm Tết, đi chợ hoa. Chị rất thích không khí nhộn nhịp sắm Tết ở chợ truyền thống vào những ngày từ 27 tháng Chạp Âm lịch.

“Nó đáng yêu vô cùng. Mọi người ai cũng hối hả, ai cũng mua bán rất nhanh. Và lúc đấy mình mới cảm nhận được không khí Tết”, chị bày tỏ.

Theo Giáng Son, mọi người đều muốn làm sao để mâm cỗ Tết nhà mình thật đầy đặn, chu đáo: “Các bà, các mẹ, các cô lúc nào mua sắm cũng nhiều. Như mẹ tôi, ngày 30 Tết lúc nào trong tủ lạnh cũng phải có 4 - 5 con gà, để dành cúng vào tất niên, giao thừa, mùng Một, hóa vàng...

Điều đó làm không khí đón Tết rất tất bật, rộn ràng, làm cho mình cảm thấy thật sự là mùa Xuân đang đến rồi, càng thêm mong chờ năm mới thật là tốt đẹp đến với gia đình mình”.

Mở ra những hy vọng mới

Hà Nội là nơi “đất lành chim đậu”, do đó, đây còn là nơi nhiều người đến để lập nghiệp, thành hôn và chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Họ làm nên lớp lớp những thế hệ gia đình mới của Hà Nội.

Là người Huế, làm rể Hà Nội, từ gần chục năm nay đạo diễn Trần Vũ Thủy thường xuyên đón Xuân cùng với đại gia đình nhà vợ. Mỗi một năm mới đến, anh càng cảm nhận sâu sắc hơn những nét đẹp của nếp nhà của người Thủ đô và càng thêm yêu quý mảnh đất anh đã trót "phải lòng" từ lần đầu tiên gặp gỡ này.

Đạo diễn Trần Vũ Thủy (ngoài cùng bên phải) đón Xuân cùng gia đình
Đạo diễn Trần Vũ Thủy (ngoài cùng bên phải) đón Xuân cùng gia đình

Biết ơn người thầy đồng thời là bố vợ - cố NSND Bùi Cường, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội Trần Vũ Thủy chọn Hà Nội làm quê hương thứ hai để hoạt động nghệ thuật. Anh vừa tập trung phát triển chuyên môn vừa lan tỏa nhiều hơn hoạt động ý nghĩa của thanh niên với cộng đồng, gắn kết những tấm lòng nghệ sĩ để mang đến nhiều việc làm có ý nghĩa cho xã hội. Dưới mái nhà đầm ấm trên con phố Đội Cấn, rất nhiều ý tưởng đã ra đời và trong năm 2025, Trần Vũ Thủy sẽ gửi gắm tới khán giả nhiều tác phẩm mang dấu ấn của Hà Nội hơn nữa.

Những ngày đầu năm mới, Hà Nội có nhiều “luồng” di chuyển khác nhau. Như gia đình chị Hải Yến (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) thì chọn đi đi về về giữa hai quê. Cả quê nội và quê ngoại đều gần nên chị đón Tết tại ba nơi. Cuối năm về lễ và cúng tất niên tại nhà nội rồi vòng sang đưa lễ bên ngoại, sau đó cả gia đình chị đón giao thừa tại căn hộ ở Thanh Xuân.

Sáng mùng Một cả nhà cùng về quê nội và sáng mùng Hai thì về chúc Tết bên ngoại. “Đi nhiều nhưng không thấy mệt bởi lẽ mỗi địa điểm cho mình một cảm xúc khác nhau. Điều quan trọng là luôn được hòa mình vào không khí đầm ấm của đại gia đình bên nội cũng như bên ngoại. Cùng với đó mình cũng có những khoảng thời gian riêng tư với gia đình nhỏ của mình trong tổ ấm ở nơi mình sống, sinh con đẻ cái và tạo dựng tương lai”.

Với anh Tùng Lâm (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội), ngày Xuân năm nay lại càng nhân lên niềm vui khi vợ chồng anh vừa sắm được ngôi nhà mới sau nhiều năm làm việc tại Hà Nội. “Dù nhỏ thôi nhưng mình rất vui. Lần đầu tiên được đón giao thừa tại Hà Nội, trong ngôi nhà của riêng mình, hai vợ chồng xúc động chỉ biết nhìn nhau tràn ngập hạnh phúc và đầy hy vọng.

Rồi từ đây những đứa trẻ con sẽ ra đời. Năm nay và những năm sau nữa cả hai sẽ phải cố gắng rất nhiều nhưng chỉ cần có mục tiêu và chăm chỉ lao động, cố gắng là chúng ta sẽ đạt được”, anh Tùng Lâm chia sẻ.

Vui Xuân trong không khí đầm ấm gia đình
Gia đình đầm ấm đón Xuân

Đón Xuân bên gia đình cũng là điều các bạn trẻ Hà Nội ngày nay chú trọng. “Quanh năm mình mải miết học hành, vui chơi với bạn bè rồi, ngày Xuân mình giành nhiều thời gian cho gia đình hơn một chút.

Đó có thể là những lúc cùng mẹ cắm một bình hoa, cùng các em trang trí nhà cửa. Đó có thể là khoảng thời gian cả nhà cùng dạo quanh Bờ Hồ, chụp với nhau những bức ảnh đánh dấu một mùa Xuân mới hạnh phúc, quây quần bên nhau.

Đó còn là những bữa cơm gia đình nhiều thế hệ tưng bừng chúc tụng, hỏi thăm nhau sau một năm ai nấy bận rộn học hành, làm ăn ít có dịp quan tâm nhau. Những lúc như thế, mình thấy không khí Xuân rất rộn ràng, trọn vẹn”, Hải Anh - một bạn trẻ tại quận Hoàn Kiếm tâm sự.

Mùa Xuân là mùa mở ra hy vọng và cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái. Cây nào cũng phải phát triển từ gốc và gia đình chính là “cái gốc” vững bền ấy để mang lại nguồn nhựa sống dồi dào. Đón Xuân bên gia đình rồi sau đó chúng ta tỏa đi muôn phương để lan tỏa đi sức sống căng tràn mình vừa được gia đình truyền cho.

Đọc thêm

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Xem thêm