Mùa xuân - mùa nở bừng hi vọng
Mùa xuân - mùa lộc biếc xanh Những cung đường mùa xuân Cho mùa xuân thêm nồng thắm… |
Mùa vui nay đã về
Một năm, thời gian tuy chỉ có 12 tháng trong 4 mùa, nói ngắn thì không phải ngắn, dài thì cũng không phải dài nhưng mang lại biết bao ý nghĩa. Những cây xanh cao hơn, những đứa trẻ lớn lên, mỗi người thêm một tuổi, nhiều dự định được hoàn thành, nhiều bước tiến mới được đánh dấu…
Sự lặp lại của một năm không bao giờ khiến người ta cảm thấy nhàm chán bởi lẽ 12 tháng là thời gian vừa đủ để người ta thấy cần phải bắt đầu một nhịp mới. Đó là lí do mùa xuân quay về.
![]() |
Mùa xuân khởi đầu cho năm mới với nhiều hi vọng |
Qua hạ nắng chói chang, qua mùa thu man mác, hết đông tàn lạnh lẽo, mùa xuân trở về như tiếng reo vui của chim hót trên đầu cành, như ánh nắng nở bừng trên giọt sương long lanh, như nụ cười chúm chím duyên dáng…
Mùa xuân về cũng là lúc đánh dấu sự đổi thay của đất trời, nhen lên trong lòng mỗi người niềm vui, sự náo nức tưng bừng như mở hội.
Vẫn là cái cây đó thôi nhưng năm nay đã cao hơn năm xưa. Vẫn là đứa trẻ ấy năm ngoái vừa bi bô tập nói nay đã có thể hát được một bài. Còn chúng ta, mục tiêu của năm cũ đã hoàn thành, lại những dự định mới được vạch ra trong đầu.
![]() |
Đối với mỗi thành phố, đất nước, sự đổi thay không chỉ là những con đường, tòa nhà cao tầng mọc lên, cuộc sống người dân được đầy đủ, ấm no hơn mà còn ở những quyết sách mang tính chiến lược trong các nhiệm vụ công tác, các chương trình hành động và cả những mục tiêu phát triển trong tương lai…
Có một điều, ai cũng có thể cảm nhận được, mùa xuân chính là mùa vui. Khi cây lên lộc, cành lên chồi, đơm bông, khi những công trình mới được khởi công, khi nước đổ về đồng, khi khai bút, khi khai xuân… tất cả đều mang dấu ấn mở ra một vòng quay mới, gói ghém rất nhiều hi vọng.
![]() |
Đây là lúc chúng ta mong muốn rằng những việc năm trước chưa làm được phải thực hiện được trong năm nay, những việc năm cũ đã làm tốt rồi năm nay phải làm tốt hơn nữa. Đó là quy luật của sự phát triển. Bởi vậy, không mùa xuân nào giống mùa xuân nào. Dẫu vạn vật ngàn năm vẫn xoay tròn trong bốn mùa xuân hạ thu đông, trong một năm như từ thuở sơ khai đến mãi mãi sau này.
Mùa xuân đến cũng là lúc chúng ta cất lại những chuyện buồn, những tâm nguyện chưa hoàn thành của năm qua để hứng khởi mới, quyết tâm mới khi đường rộng hơn, trời ấm và sáng hơn.
Chuẩn bị tâm thế thật tươi mới
Dù cuộc sống hiện đại, nhiều người có xu hướng tối giản, đơn giản hóa để mọi thứ thuận tự nhiên hơn nhưng dường như những “thủ tục” nhằm hưởng thụ mùa xuân trong không khí đầu năm mới theo phong tục truyền thống bao năm qua vẫn bất biến theo thời gian.
![]() |
Đó là việc sửa soạn đón mâm cơm năm mới đầm ấm bên gia đình, là việc chuẩn bị chu đáo những phần cúng lễ tổ tiên trên bàn thờ gia tiên. Đó là lí do tại sao ngày Tết người ta chăm lo nhất đến mâm ngũ quả, mâm cơm tất niên.
Sau phần cúng sang canh, năm mới sẽ bắt đầu bằng mâm cơm dâng lên tổ tiên trong ngày mùng Một Tết. “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”, không một ai sống đến ngày hôm nay mà không có dòng họ, có gia đình, có ông bà cha mẹ tạo dựng, nuôi dạy, yêu thương chúng ta.
![]() |
Do đó, mâm cơm tất niên, mâm cơm đầu năm cùng lễ vật dâng lên bàn thờ chính là để thể hiện tấm lòng tri ân, có trước có sau, biết ơn tiên tổ, nhớ về những giá trị truyền thống để mình có được như ngày hôm nay. Đó cũng là cách để chúng ta giáo dục truyền thống, dạy cho lớp lớp con cháu thế hệ sau về lòng biết ơn, về dòng dõi, nguồn gốc của mình.
Tiếp đó, nhiều gia đình sẽ mặc quần áo trang trọng, cùng nhau đi lễ tại đình, đền, chùa gần nhà.
Trong khói hương man mác của mùa xuân, trong mùi thơm của những bông hoa nở dọc đường, những tà áo dài bay phấp phới, trong lòng ai nấy như có bản nhạc xuân rộn rã.
Lên chùa là lúc con người được buông bỏ mọi muộn phiền, được hướng thiện đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân cho cả một năm mới vừa bắt đầu. Người cầu sức khỏe, người cầu công danh, người cầu con cái, người cầu đỗ đạt… Mỗi một ước vọng gửi vào năm mới đều là những mục tiêu mà chúng ta đặt ra cho mình, cho những người xung quanh.
Có người chỉ cầu bình an, bởi lẽ, tâm có an thì việc mới thành.
Dù cầu mong gì, dù bước vào năm mới thế nào, có lẽ trong mỗi chúng ta đều sửa soạn bản thân, chuẩn bị cho mình một tâm thế thực sự vững vàng. Trong đó, niềm tin chính là “kim chỉ nam” cho mọi phương hướng, hành động.
Niềm tin vào bản thân, niềm tin vào gia đình, bè bạn, niềm tin vào điều mình đang làm, niềm tin vào cấp trên, niềm tin vào thành phố, vào đất nước… sẽ là “chiếc mỏ neo” khiến chúng ta vững vàng qua mọi bão tố, sóng gió của cuộc đời.
Tin rằng, mỗi người đã chọn cho mình một con đường, một hướng đi để gặt hái thêm nhiều thành công trong con đường mở ra từ mùa xuân.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Những chuyển biến tích cực trong nhận thức về vị trí của văn hóa

Mùa xuân vui hội Đống Ba

Nâng cao chất lượng trong tuyên truyền, thực hiện Luật Thủ đô 2024

NSƯT Cao Ngọc Ánh và những "ngọn lửa" từ tình yêu Hà Nội

Thêm kỳ vọng về ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Khoanh vùng bảo vệ 4 di tích mới được xếp hạng của Hà Nội

Hà Nội: Thêm một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Vinh dự, tự hào khi được vào vai đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ

Văn hóa người Hà Nội tỏa sáng trong thực hiện Nghị định 168
