Tag

Công nghiệp văn hóa nhìn từ "vùng đất Tổ" Thanh Oai

Người Hà Nội 15/04/2024 15:55
aa
TTTĐ - Thành công rực rỡ của lễ hội Bình Đà 2024 (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là minh chứng hùng hồn cho thấy "vùng đất Tổ" đang đi đúng hướng trên hành trình phát triển công nghiệp văn hóa. Từ đó, nội lực từ trầm tích văn hóa, lịch sử của Thanh Oai trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân.
Nét đẹp văn hóa Thanh Oai qua ống kính nhiếp ảnh gia Sẵn sàng cho Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 Khai mạc Lễ hội Bình Đà xuân Giáp Thìn 2024

Không khí lễ hội tại vùng đất lưu dấu Lạc Long Quân

Ngày 13/4, phóng viên hòa vào biển người chật như nêm cối dự lễ hội Đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai). Gương mặt hàng ngàn người đều bày tỏ sự kính ngưỡng đối với Đức Lạc Long Quân - vị Quổc tổ được thờ phụng từ vạn năm qua tại Đình Nội Bình Đà.

Bên cạnh sự thành kính và linh thiêng, người viết còn cảm nhận tinh thần hưng phấn, nỗi lòng hân hoan qua từng nụ cười của du khách. "Vùng đất Tổ" đang sống trong không khí đặc trưng của lễ hội.

đồng chí: Phạm Tất Thắng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thị Tuyến - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội;

Đồng chí Phạm Tất Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tham dự lễ khai hội Bình Đà 2024

Theo ghi nhận của phóng viên, du khách nườm nượp đổ về Đình Nội Bình Đà để chiêm bái Đức Quốc Tổ từ ngày 12 -14/4 vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Bên cạnh người dân Thanh Oai và các huyện lân cận, rất đông du khách từ trung tâm Thủ đô, các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ... cũng tham dự lễ hội đặc biệt này.

Bà Nguyễn Thị Ngát (ở xã Thanh Cao), đang say mê nghe làn quan họ vẳng lên từ thuỷ đình, rộn ràng khoe: "Từ tối hôm qua, các con cháu đã đưa tôi tới Đình Nội Bình Đà chứng kiến lễ khai hội.

Tôi đã từng này tuổi rồi nhưng chưa bao giờ thấy hội được tổ chức quy mô, lớp lang như thế. Màn hình to khổng lồ được dựng ở khắp nơi để khách thập phương có thể theo dõi lễ khai mạc và chương trình văn nghệ. Lễ hội còn truyền hình trực tiếp trên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ở nhà, người dân cũng được hòa mình vào không khí thiêng liêng trong ngày khai hội Bình Đà".

Công nghiệp văn hoá nhìn từ "vùng đất Tổ" Thanh Oai
Bầu không khí lễ hội tưng bừng tại Thanh Oai - Hà Nội

Đến hết ngày 14/4, theo thống kê sơ bộ, đã có hàng vạn du khách tham dự lễ hội Bình Đà 2024. Các chuyên gia du lịch đáng giá, lễ hội đã thành công về mọi mặt, qua đó, tạo điểm nhấn cho "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".

Quan trọng hơn nữa, thành công của lễ hội Bình Đà 2024 là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy huyện Thanh Oai hội tụ đủ các điều kiện để phát triển văn hoá trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương.

Biến nội lực văn hóa thành động lực phát triển

Đồng chí Bùi Văn Sáng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết, Thanh Oai là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử lâu đời. Những lợi thế sẵn có về giao thông, điều kiện tự nhiên và đặc biệt là sự phong phú của các loại hình di sản văn hóa, tạo điều kiện để huyện Thanh Oai đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút khách trong thời gian tới.

Chùa Bình Đà là điểm đến quan trọng trong
Đình Nội Bình Đà là điểm đến quan trọng trong hành trình "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội"

Cụ thể, huyện Thanh Oai sở hữu nhiều tiềm năng du lịch phong phú. Trên địa bàn hiện có 266 di tích, 146 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó 70 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, 76 di tích được xếp hạng cấp thành phố.

Các di tích tiêu biểu và đặc sắc như: Đình Nội, Đình Ngoại Bình Đà, xã Bình Minh; chùa Bối Khê, xã Tam Hưng; Đình Sàn Tảo Dương, xã Hồng Dương; nhà thờ lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực...).

Đáng chú ý, Thanh Oai có tới 51 làng nghề truyền thống, tiêu biểu như: Nón làng Chuông, giò chả Tân Ước, kim khí, điêu khắc Thanh Thùy; lồng chim Dân Hòa; tương miến Cự Đà. Huyện cũng có nhiều sản vật nông nghiệp thương hiệu như: Nếp cái hoa vàng Tam Hưng, gạo Bồ Nâu xã Thanh Văn...

Đặc biệt, Thanh Oai là huyện vinh dự được đón Bác Hồ 6 lần về ở, thăm và làm việc.

"Thực hiện Chương trình số 06 của Thành ủy và Chương trình 04 của Huyện ủy về phát triển văn hóa, du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Thanh Oai - Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025 để khai thác các tiềm năng du lịch của huyện, bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng", Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai phấn khởi cho hay.

Nghệ nhân làng nghề điều khắc gỗ truyền thống Dư Dụ (xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai). Ảnh: Hoài Nam
Nghệ nhân làng nghề điều khắc gỗ truyền thống Dư Dụ, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Ảnh: Hoài Nam)

Được biết, trong chiến lược xây dựng và phát triển huyện Thanh Oai giai đoạn tới, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Những năm qua, huyện Thanh Oai đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như phát triển thị trường, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch…

Đáng chú ý, huyện Thanh Oai có nhiều sáng kiến trong phát triển các sản phẩm du lịch, tìm ra những sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách, trong đó, lấy du lịch văn hóa làm nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác như: Du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm.

Công nghiệp văn hoá nhìn từ
Thanh Oai đang đi đúng hướng trên hành trình phát triển công nghiệp văn hóa

Mới đây nhất, tại lễ khai mạc Lễ hội Bình Đà 2024, Thanh Oai trở thành điểm kết nối trong tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".

Sự kiện quan trọng này được đánh giá sẽ đưa tới đông đảo du khách đến tham quan "vùng đất Tổ", từ đó, tiến thêm một bước dài trong hành trình biến nội lực từ trầm tích văn hóa, lịch sử của Thanh Oai trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân.

"Kết nối trung tâm Hà Nội với ba huyện: Thanh Oai, Ứng Hòa và Mỹ Đức thông qua trục quốc lộ 21B sẽ tạo ra những nét đầu tiên của bức tranh du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”; kết hợp với nhiều tuyến du lịch đường bộ, đường thủy, thậm chí là đường sắt trong khu vực phía Nam Hà Nội, từ đó, chúng ta sẽ có đầy đủ chi tiết và sắc màu cho bức tranh phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô", bà Hoàng Thị Mai, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khám phá Châu Á cho hay.

Đọc thêm

Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn... Người Hà Nội

Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn...

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động năm nay kéo dài, mỗi người, mỗi gia đình đều có kế hoạch cho riêng mình. Để chuyến đi hay những ngày nghỉ thực sự vui trọn vẹn, chúng ta cần chú ý giữ gìn và nâng cao ý thức mọi lúc, mọi nơi.
Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công trình nghệ thuật cầu đi bộ Trần Nhật Duật vừa hoàn thiện và đi vào sử dụng góp thêm cho Hà Nội một không gian đặc sắc trong việc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Khi mùa xuân "chín"... Người Hà Nội

Khi mùa xuân "chín"...

TTTĐ - Tháng Tư về, đó là lúc mùa xuân đã "chín". Trong không khí vẫn còn đậm hơi nước, trong cái mát mẻ của ngày "con én đưa thoi" còn sót lại, dư vị xuân vẫn còn đây cho người Hà Nội thưởng thức trước khi bước vào mùa hè nóng bức và sôi động.
Bài 5: Chung tay tạo môi trường ứng xử văn hóa Người Hà Nội

Bài 5: Chung tay tạo môi trường ứng xử văn hóa

TTTĐ - Tạo môi trường ứng xử văn hóa cho các thế hệ trẻ nối tiếp nhau lớn lên cần sự chung tay, vào cuộc của cả xã hội. Trong quá trình ấy, những người lớn trong gia đình, nhà trường, các cơ quan chức năng cũng nhìn lại mình, tự chỉnh sửa mình. Đó là cách chúng ta thường xuyên và liên tục tạo dựng, duy trì nếp sống văn minh của người Hà Nội.
Huyền thoại về cầu ngói và những dấu ấn lịch sử Người Hà Nội

Huyền thoại về cầu ngói và những dấu ấn lịch sử

TTTĐ - Làng Bình Vọng (Thường Tín, Hà Nội) nổi bật với cầu ngói xưa, như một biểu tượng của vùng Đồng bằng Bắc Bộ mang dấu ấn lịch sử và vẻ đẹp vượt thời gian.
Hà Nội có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Người Hà Nội

Hà Nội có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hà Nội có 2 di sản nằm trong danh sách này.
Chính thức công bố “Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội” Người Hà Nội

Chính thức công bố “Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội”

TTTĐ - Tối 12/4, Sở Du lịch Hà Nội chính thức công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Mỹ Đức với chủ đề "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".
Bài 4: Người lớn cần nêu gương trước khi uốn nắn con trẻ Người Hà Nội

Bài 4: Người lớn cần nêu gương trước khi uốn nắn con trẻ

TTTĐ - Thực tế, việc sử dụng ngôn từ thô tục không chỉ ảnh hưởng đến việc giao tiếp mà còn đặt ra câu hỏi lớn về giá trị và đạo đức trong cộng đồng. Trẻ con là tấm gương phản chiếu người lớn. Do vậy, vai trò của người lớn trở nên rất quan trọng, định hướng lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày, chốn công cộng của người trẻ.
Độc đáo nghi thức rước kiệu Lễ hội Bình Đà Người Hà Nội

Độc đáo nghi thức rước kiệu Lễ hội Bình Đà

TTTĐ - Lễ hội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội là một trong những lễ hội cổ truyền lớn nhất trong vùng được tổ chức hàng năm.
Nét đẹp văn hóa Thanh Oai qua ống kính nhiếp ảnh gia Người Hà Nội

Nét đẹp văn hóa Thanh Oai qua ống kính nhiếp ảnh gia

TTTĐ - Ngày 11/4, nằm trong khuân khổ Lễ hội Bình Đà xuân Giáp Thìn năm 2024, Ban Tổ chức Lễ Hội Bình Đà tổ chức Khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề "Nét đẹp văn hóa Thanh Oai" và trao giải cuộc thi vẽ tranh "Lễ hội quê em" tại Đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội).
Xem thêm