Tag

Nhiều hoạt động đặc sắc đón chờ du khách tại hội làng Bát Tràng

Người Hà Nội 22/03/2024 14:00
aa
TTTĐ - Công tác chuẩn bị cho hội làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã hoàn tất, sẵn sàng đón Nhân dân và du khách thập phương tham dự với rất nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong 3 ngày diễn ra lễ hội.
Những trải nghiệm cuối tuần thú vị tại làng gốm Bát Tràng Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực, tạo dấu ấn cho điểm đến Bát Tràng Người giữ tinh hoa ẩm thực Hà thành trong mâm cỗ

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Sáng 22/3, báo cáo với đoàn kiểm tra do đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội), Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết, công tác chuẩn bị lễ hội tại Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã được tiến hành chu đáo, kĩ lưỡng.

Cụ thể, kế hoạch tổ chức lễ hội đình làng Bát Tràng, Giang Cao và Tuần lễ Du lịch Bát Tràng năm 2024 được xây dựng đảm bảo mục đích đề ra. Đó là thông qua Hội xuân truyền thống làng gốm, dân làng cầu mong “Mưa thuận gió hòa” “Quốc thái dân an”,“ Dân sinh an lành hạnh phúc “Sản xuất tiêu thụ hanh thông”, “Tăng cường khối đại đoàn kết”…

đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) phát biểu trong buổi kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại Bát Tràng
Đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) phát biểu trong buổi kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại Bát Tràng

Người dân cũng tiến hành tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng Làng, lòng biết ơn, tri ân công đức các bậc tiền nhân tiên tổ.

Lễ hội cũng nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng ngày càng giàu đẹp văn minh.

Đây là hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý và tổ chức lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt lễ hội; đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của Nhân dân trên địa bàn.

Nhân dân nô nức dự giải Cờ tướng trong khuôn khổ hội làng Bát Tràng
Người dân nô nức dự giải Cờ tướng trong khuôn khổ hội làng Bát Tràng

Thông qua lễ hội, Bát Tràng kì vọng quảng bá và thu hút Nhân dân, du khách đến lễ, dâng hương, tham quan lễ hội đình làng Bát Tràng; quảng bá “Điểm du lịch Bát Tràng” tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Với ý nghĩa đó, các hoạt động của lễ hội phải đảm bảo được diễn ra an toàn, thiết thực, hiệu quả, thu hút đông đảo Nhân dân và khách du lịch tham gia.

Hội làng Bát Tràng xưa kéo dài 15 ngày trong tháng Hai Âm lịch. Ngày nay, hội làng chỉ tổ chức trong 3 ngày 14-16 tháng Hai Âm lịch.

Hội làng Bát Tràng năm Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày 23 - 25/3/2024 (14 - 16 tháng Hai năm Giáp Thìn. Các hoạt động sẽ được tổ chức tại các di tích lịch sử đã được xếp hạng như: Kim Trúc Tự, Đền Mẫu Bản Hương, Văn Từ; trọng tâm là Đình làng Bát Tràng.

Những hoạt động chính của Lễ hội gồm có: Khai hội lúc 9 giờ ngày 14 tháng Hai. Dân làng dâng lễ Tam sinh (trâu, dê, lợn). Sau đó, hai đoàn rước thực hiện chương trình cấp thủy, rước nước và rước bộ. Đoàn cấp thủy, thực hiện nghi thức lấy nước dòng Nhị Hà vào chóe cúng dâng đại đình, dùng để cúng tế cả năm. Đoàn rước bộ, dâng hương tại Kim Trúc Tự, nhà thờ Bác Hồ, Đền Mẫu Bản Hương.

Hội làng Bát Tràng đã sẵn sàng với nhiều hoạt động đặc sắc

10 giờ, Nhân dân tập trung tại khu triển lãm 1.000 năm Thăng Long, thực hiện Lễ công bố và tiếp nhận quyết định của Sở Công thương; ra mắt mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia; giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch xã Bát Tràng.

Đúng 11 giờ, hai đoàn rước thủy bộ tập kết về đình dâng lễ Tế Thánh.

Ngày 15 tháng Hai: Từ 8 giờ các tổ chức doanh nghiêp và cộng đồng dân cư, quý khách dâng lễ, đến 11 giờ 30 thụ lộc.

Ngày 16 tháng Hai: Lễ tạ; 20 giờ cùng ngày thả hoa đăng, đốt pháo bông trên dòng Nhị Hà kính cáo trời đất thủy thần, lễ hội làng Bát Tràng đã thành công.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội còn có các hoạt động khác như giao hiếu với 4 làng; thi đấu thể thao, các trò chơi dân gian và 3 đêm liên hoan văn nghệ quần chúng.

Chung tay đưa quê gốm phát triển giàu đẹp văn minh

Hội làng Bát Tràng là ngày vui lớn của Nhân dân trong vùng. Hội có sự chung tay của các tổ chức, đoàn thể tại địa phương.

Theo đó, lực lượng Công an xã đã xây dựng kế hoạch, phương án phân luồng giao thông trong những ngày diễn ra các hoạt động, đặc biệt là ngày khai mạc lễ hội; bố trí địa điểm và lực lượng trông giữ phương tiện giao thông của Nhân dân và du khách; ứng trực đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông; trông giữ xe, đảm bảo bảo an ninh trật tự trong suốt tuần lễ du lịch và tổ chức lễ hội.

Hội làng Bát Tràng
Hội làng Bát Tràng gửi gắm nhiều tâm nguyện của người dân trong vùng

Lực lượng công an cũng tiến hành kiểm tra, xử lý các hộ kinh doanh bán hàng không đúng nơi quy định, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến khu vực diễn ra các hoạt động; kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về nếp sống văn hóa, các tệ nạn xã hội trong lễ hội.

Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Câu lạc bộ nghệ nhân thợ giỏi làng Bát Tràng, Câu lạc bộ nghệ nhân thợ giỏi làng Giang Cao tham mưu UBND xã phối hợp phòng Kinh tế huyện, Trung tâm Khuyến công Sở Công thương Hà Nội tổ chức ra mắt mô hình Trung tâm Thiết kế, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch làng Bát Tràng; tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ tiêu biểu.

Ngoài ra, các câu lạc bộ thể thao, văn nghệ xây dựng nội dung, kịch bản tổ chức các giải thi đấu thể thao, văn nghệ.

Hội làng Bát Tràng đã sẵn sàng với nhiều hoạt động đặc sắc

Các thôn tổ chức ra quân đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trước, trong, sau các ngày và tại các địa điểm diễn ra sự kiện lễ hội.

Những ngày gần đây, Nhân dân nô nức cùng nhau chuẩn bị các phần việc để lễ hội diễn ra tốt đẹp. Điều đó tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư và văn hóa lễ hội được nâng cao trong thời hiện đại, tạo nên nét đặc sắc của một lễ hội làng nghề truyền thống lâu đời bên bờ sông Hồng.

Tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) lưu ý, xã Bát Tràng tiếp tục quan tâm đến việc phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; đảm bảo an toàn đường thủy khi thực hiện nghi lễ cấp thủy; đồng thời kiểm tra sát sao an toàn vệ sinh thực phẩm... để lễ hội được diễn ra vui tươi trọn vẹn.

Đọc thêm

Những con đường tím biếc dưới mưa Người Hà Nội

Những con đường tím biếc dưới mưa

TTTĐ - Sau những giọt mưa trong trẻo và êm đềm của đầu hè, những nẻo đường, ngõ phố của Hà Nội tím biếc, mơ màng, đẹp đến mức ai cũng say mê ngắm mãi.
Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi Người Hà Nội

Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi

TTTĐ - Dù cách Điện Biên gần 500km, trái tim người Hà Nội vẫn hướng về vùng đất "Tây Bắc núi ngút ngàn trùng xa". Bởi cách đây 70 năm, rất nhiều công dân Thủ đô đóng góp cho chiến dịch "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" này. Có những người con của Hà Nội đã hi sinh xương máu trên những chặng đường chiến dịch. Có những người giờ ở Hà Nội nhưng tâm hồn vẫn chan chứa kỉ niệm "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm"...
Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội

TTTĐ - Là Thủ đô của nhà nước độc lập, cách đây 70 năm, mặt trận Hà Nội đã đóng góp những ý nghĩa quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiều năm qua, những dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội tiếp tục được gìn giữ, phát huy để không chỉ người Thủ đô mà Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đến nơi này đều được nhắc nhớ về chiến thắng “lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc ta.
Bản hòa ca ngày non sông thống nhất Nhịp điệu cuộc sống

Bản hòa ca ngày non sông thống nhất

TTTĐ - Là Thủ đô thiêng liêng, trái tim của cả nước, Hà Nội luôn mong muốn non sông liền một dải, hòa bình cho tất cả mọi người. Chính vì thế, Ngày Giải phóng miền Nam chính là ngày hạnh phúc của người Hà Nội nở hoa.
Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn... Người Hà Nội

Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn...

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động năm nay kéo dài, mỗi người, mỗi gia đình đều có kế hoạch cho riêng mình. Để chuyến đi hay những ngày nghỉ thực sự vui trọn vẹn, chúng ta cần chú ý giữ gìn và nâng cao ý thức mọi lúc, mọi nơi.
Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới Người Hà Nội

Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới

TTTĐ - Hà Nội được xếp hạng thứ 97 trong danh sách các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024.
Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công trình nghệ thuật cầu đi bộ Trần Nhật Duật vừa hoàn thiện và đi vào sử dụng góp thêm cho Hà Nội một không gian đặc sắc trong việc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Người Hà Nội

Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Song Phượng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã ra mắt mô hình điểm “Di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu”, “Thôn văn hóa kiểu mẫu” tại thôn Tháp Thượng. Đây là công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn lễ hội đền Kim Liên Người Hà Nội

Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn lễ hội đền Kim Liên

TTTĐ - Chiều 23/4, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra Lễ hội truyền thống di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Kim Liên (gọi tắt Lễ hội đền Kim Liên).
Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong... Người Hà Nội

Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong...

TTTĐ - Hà Nội những ngày cuối xuân, nắng mới bừng lên báo hiệu sự chuyển tiếp của mùa. Sự tươi trong, mới mẻ ấy mang đến sự nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng kéo theo một vài cái nhăn mặt, nhíu mày khi gặp phải những sự thiếu tế nhị nho nhỏ.
Xem thêm