Tag

17 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết ký, ghi chép "Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi"

Người Hà Nội 23/10/2020 18:31
aa
TTTĐ - Chiều 23/10, Báo Hànộimới tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết ký, ghi chép "Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi" trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới sau gần một năm phát động.
Trao giải cuộc thi “Viết về cuốn sách yêu thích của em” năm 2020 Phát động cuộc thi viết về “Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020”

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của thành phố Hà Nội chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chào mừng thành công Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và kỷ niệm 63 năm Ngày Báo Hànộimới ra số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2020).

17 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết ký, ghi chép
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát biểu tại lễ tổng kết và trao giải

Dự lễ tổng kết và trao giải có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Bùi Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Nguyễn Công Bằng - Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ Hà Nội); Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội.

Đánh giá tổng kết cuộc thi, ông Nguyễn Hoàng Long - Tổng Biên tập Báo Hànộimới, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, đây là một hoạt động hết sức thiết thực, nằm trong chuỗi hoạt động chung của thành phố để kỷ niệm, chào mừng các ngày lễ, sự kiện lớn của Thủ đô cũng như kỷ niệm 63 năm ngày Báo Hànộimới ra số hằng ngày đầu tiên.

17 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết ký, ghi chép
Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong và Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long trao Giấy chứng nhận, tiền thưởng cho các tác giả đoạt giải Nhì

Cuộc thi được phát động từ ngày 24/10/2019, kết thúc đăng bài ngày 31/8/2020. Trong 10 tháng diễn ra cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được hơn 200 bài, loạt bài tham gia, không chỉ của tác giả trên địa bàn Hà Nội, mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước và kiều bào nước ngoài cũng tham gia. Trong đó, có không ít tác giả ngoài 80 tuổi, thậm chí có 2 tác giả đã ngoài 90 tuổi. Một số cây viết sung sức gửi nhiều bài dự thi; Đặc biệt có tác giả gửi 8 bài và loạt bài... Ngoài ra, cuộc thi thu hút sự tham gia của những cây bút chuyên viết về Hà Nội, như: Trần Chiến, Văn Chinh, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Hà Nguyên Huyến...

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền và Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Nguyễn Công Bằng trao Giấy chứng nhận, tiền thưởng cho các tác giả đoạt giải Ba.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền và Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Nguyễn Công Bằng trao Giấy chứng nhận, tiền thưởng cho các tác giả đoạt giải Ba

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, cuộc thi đã thu hút nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng, phản ánh đa dạng các lĩnh vực văn hóa, di sản, kiến trúc, nghệ thuật dân gian, đời sống xã hội... Không chỉ đề cập đến bề dày lịch sử, văn hóa của thành phố nghìn năm tuổi, nhiều bài dự thi còn đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống hôm nay, những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại.

Ban tổ chức đã lựa chọn, thẩm định, biên tập 78 bài, loạt bài để đăng trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới. Trong đó, một số tác phẩm nổi trội như "Hà Nội của tôi" (Văn Chinh), "Khi làng lên phố" (Nguyễn Văn Học), "Như một phần máu thịt của Thủ đô" (Uông Thái Biểu), "Những dòng sông ngàn năm văn hiến" (Bằng Giang), "Tiếng Thủ đô" (Trần Chiến), "Vượng khí ngàn năm" (Giang Nam)...

17 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết ký, ghi chép
Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lương Chí Công và bà Trần Thị Thanh Hương, đại diện Vinaphone trao Giấy chứng nhận, tiền thưởng cho các tác giả đoạt giải Khuyến khích

Tuy nhiên, do thời gian diễn ra cuộc thi tương đối ngắn, đặc biệt trùng thời điểm xảy ra dịch Covid-19 nên đã hạn chế đến việc tác nghiệp của các tác giả. Có khá nhiều bài chưa đáp ứng thể lệ cuộc thi, nhiều bài viết nặng tính khảo cứu tư liệu lịch sử mà ít hiện thực cuộc sống...

Phát biểu tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đánh giá, cuộc thi viết ký, ghi chép "Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi" do Báo Hànộimới tổ chức là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa và con người Thủ đô qua 11 thế kỷ; Khơi dậy tình yêu và trách nhiệm trong mỗi người Hà Nội cũng như người dân cả nước đối với Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, trong định hướng phát triển Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Hà Nội luôn xác định lấy văn hóa và con người là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng Hà Nội ngày càng văn minh, giàu đẹp, hiện đại. Vì thế, thành phố rất quan tâm, chú trọng việc xây dựng nguồn lực văn hóa và con người. Cuộc thi của Báo Hànộimới được tổ chức thành công là hoạt động thiết thực để lan tỏa tình yêu Hà Nội, làm Hà Nội ngày càng đẹp hơn.

Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long và Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lương Chí Công trao tượng trưng 1.000 cuốn sách cho Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Sở GD&ĐT Hà Nội.
Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long và Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lương Chí Công trao tượng trưng 1.000 cuốn sách cho Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Sở GD&ĐT Hà Nội

Tại lễ trao giải, Ban Tổ chức đã trao 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 12 giải Khuyến khích; không có giải Nhất.

Cũng dịp này, Báo Hànộimới đã biên soạn, xuất bản cuốn sách "Thăng Long - Hà Nội: Vượng khí ngàn năm". Cuốn sách dày 336 trang, trong đó có nhiều trang in ảnh màu, tập hợp 66 bài viết (một con số rất ý nghĩa, tương ứng với 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô) được tuyển chọn từ các bài dự thi xuất sắc và bổ sung một số bài ký, ghi chép chất lượng về chủ đề Thăng Long - Hà Nội được đăng trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới thời gian gần đây.

Tại lễ tổng kết, trao giải, Báo Hànộimới bàn giao 1.000 cuốn sách "Thăng Long - Hà Nội: Vượng khí ngàn năm" tới Ban Tuyên giáo Thành ủy và 1.000 cuốn sách tới Sở GD&ĐT Hà Nội để đưa về thư viện các trường học trên địa bàn thành phố, nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ và các học sinh về truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô.

Đọc thêm

Người dân Mê Linh sẵn sàng cho lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc Người Hà Nội

Người dân Mê Linh sẵn sàng cho lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

TTTĐ - Được mệnh danh là “thủ phủ hoa hồng”, với 600ha trồng hoa các loại, huyện Mê Linh đã và đang tận dụng tối đa ưu thế từ các loại cây đầy màu sắc và giá trị kinh tế cao này.
Phát huy thế mạnh và sức trẻ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Người Hà Nội

Phát huy thế mạnh và sức trẻ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

TTTĐ - Chủ động, sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã phát huy sức trẻ và sự tiên phong trong thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội, góp phần tích cực vào xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực Nhịp điệu cuộc sống

Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực

TTTĐ - Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU đánh giá cao Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu, triển khai sáng tạo, có chiều sâu, nhiều chuyển biến tích cực những nội dung mới, khó và chưa có tiền lệ trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.
Lấy gia đình làm nền tảng để giữ gìn văn hóa, bản sắc Người Hà Nội

Lấy gia đình làm nền tảng để giữ gìn văn hóa, bản sắc

TTTĐ - Gia đình là một thiết chế văn hóa - xã hội đặc biệt, nơi sản sinh, nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người. Huyện Thanh Oai, Hà Nội, thời gian qua đã tích cực gìn giữ, vun đắp hệ giá trị gia đình, góp phần hình thành những con người mới đáp ứng với tình hình phát triển hiện nay của đất nước.
Góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững Người Hà Nội

Góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững

TTTĐ - Để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng thanh lịch và văn minh, việc triển khai thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ trọng yếu. Điều này không chỉ giúp giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống mà còn nâng cao chất lượng đời sống xã hội và xây dựng một cộng đồng vững mạnh, góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững.
Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Những làn điệu truyền thống đậm nét Thăng Long hay những giai điệu sôi động, rộn rã trong nhịp sống Hà Nội hiện đại, âm nhạc đã đồng hành, xây dựng và bồi đắp tâm hồn người Thủ đô, góp phần quan trọng vào nền văn hóa đặc trưng nơi này. Phát huysức mạnh của âm nhạc trong xây dựng chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, các chuyên gia đã cùng tham góp những ý kiến quý báu để tạo nên hệ giá trị vừa sâu sắc nhân văn vừa xứng tầm với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc Người Hà Nội

Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc

TTTĐ - Các tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh cần được xác định rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ thực hiện, nhằm phù hợp với bối cảnh mới. Những chuẩn mực này không chỉ là đích đến mà còn mà còn là kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc, vai trò trong thời đại hội nhập và phát triển.
Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi Người Hà Nội

Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, di sản văn hóa, nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi vẫn nguyên giá trị, trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy lịch sử văn học, nghệ thuật Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn tạo cảm hứng, khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát vọng độc lập, tự do; tình yêu thương con người và tình yêu Hà Nội.
Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa” Nhịp điệu cuộc sống

Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa”

TTTĐ - Phường Vạn Phúc, từ làng nghề sản xuất lụa thủ công, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nay đã có ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển du lịch trải nghiệm. Sự phát triển của phường Vạn Phúc hôm nay cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của vùng đất bên dòng Nhuệ giang hiền hoà, thanh bình.
Những chàng trai thôn Lam Sơn múa lân sư rồng bằng cả đam mê Người Hà Nội

Những chàng trai thôn Lam Sơn múa lân sư rồng bằng cả đam mê

TTTĐ - Hình ảnh những chàng trai, cô gái thôn Lam Sơn (huyện Thường Tín, Hà Nội) say sưa luyện tập múa Lân sư rồng đã khắc họa một bức tranh đẹp về tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống.
Xem thêm