Bài 127: Các trường đại học Việt Nam nỗ lực hội nhập

Phóng sự 16/12/2016 15:28
TTTĐ - Trong thời đại toàn cầu hóa, vấn đề quốc tế hóa của ngành giáo dục cũng như nhiều lĩnh vực khác được xem là tất yếu. Các trường đại học (ĐH) nước ta đã và đang cố gắng xây dựng những kế hoạch để hướng tới hội nhập sâu rộng.

Bài 127: Các trường đại học Việt Nam nỗ lực hội nhập

>> Phát triển nguồn nhân lực trẻ- Nhiệm vụ chính trị cấp thiết
* Bài 124: “Khát” lao động chất lượng cao
* Bài 125: Đổi mới công tác đào tạo - Nhiệm vụ sống còn

* Bài 126: Đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài


Bài 127: Các trường đại học Việt Nam nỗ lực hội nhập

Các trường đại học nước ta đã và đang cố gắng xây dựng những kế hoạch để hướng tới hội nhập sâu rộng...

Nhu cầu bức thiết

Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, các trường ĐH Việt Nam đã phát triển về số lượng trường, số lượng sinh viên, sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các chương trình liên kết hợp tác… nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, trong lúc số lượng sinh viên tăng theo cấp số nhân thì số lượng giảng viên và chất lượng đào tạo không thể tăng kịp.

Chất lượng đào tạo thấp dẫn đến việc học sinh đi du học và những chương trình liên kết với nước ngoài như một giải pháp đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao để tham gia thị trường lao động toàn cầu. Tuy nhiên, việc du học kéo theo vấn đề chảy máu ngoại tệ và chảy máu chất xám…

Vì vậy, chưa bao giờ việc xây dựng những trường ĐH Việt Nam có chất lượng cao theo những chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi trên thế giới lại bức thiết đến như vậy; nhất là khi Việt Nam đã gia nhập TPP và chính thức trở thành thành viên Cộng đồng kinh tế chung ASEAN. Người Việt được đến các quốc gia thành viên để lao động và ngược lại, lực lượng lao động của các quốc gia thành viên khác có thể đến Việt Nam tìm việc làm. Để có nguồn nhân lực đạt chất lượng cao thì các trường ĐH phải thực hiện nhiều biện pháp. Trong đó, thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục ĐH với mục tiêu hội nhập quốc tế là một mắt xích quan trọng không thể thiếu.

Cần đổi mới mạnh mẽ

PGS.TS Phạm Công Nhất- ĐHQG Hà Nội cho rằng phải bắt đầu từ việc xây dựng triết lí giáo dục cho nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời mỗi trường ĐH, mỗi cơ sở giáo dục cũng cần có triết lí giáo dục riêng phù hợp với tôn chỉ, mục đích và hướng tới hội nhập vào dòng chảy phát triển chung của giáo dục quốc tế.

Cụ thể, cần đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển khai theo hướng mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Về phương pháp, cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. Các trường cần chú trọng và tăng cường các hoạt động nghiên cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục ĐH. Trước mắt, Nhà nước và các cơ sở giáo dục ĐH cần có các cơ chế chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu và tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế.

Cũng theo PGS.TS Phạm Công Nhất: “Về lâu dài, cần đặt ra lộ trình (đối với mỗi cơ sở giáo dục ĐH khác nhau cần có những lộ trình khác nhau) tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa học và các hoạt động về chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục ĐH, đồng thời cần coi đây là giải pháp quan trọng để đưa giáo dục ĐH Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường quốc tế”.

Những bước khởi đầu

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt với thị trường lao động trong nước và quốc tế, trong thời gian qua, nhiều trường ĐH tại Việt Nam đã làm tốt công tác hợp tác quốc tế. Với ĐHQG Hà Nội là cơ sở giáo dục ĐH lớn nhất cả nước cũng thực hiện nhiều chương trình, dự án hướng tới mục tiêu quốc tế hoá. Một trong số đó là Đề án Nhiệm vụ chiến lược hướng tới mục tiêu xây dựng 16 chương trình ĐH và 23 chương trình sau ĐH đạt tiêu chuẩn quốc tế vào 2020. Năm 2015 vừa qua, trường triển khai kì thi đánh giác năng lực để xét tuyển vào ĐH như nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng cũng là bước đột phá được nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá cao.

Trường ĐH FPT đã đặt ra định hướng quốc tế hóa giáo dục toàn diện và mạnh mẽ ngay từ khi thành lập. Nhà trường sử dụng giáo trình và thuê giảng viên ngoại quốc giảng dạy. Xác định năng lực ngoại ngữ là nền tảng cần phải có với mỗi sinh viên trong thời đại toàn cầu hóa, nhà trường thiết kế chương trình dạy nhiều môn học bằng tiếng Anh để sinh viên có cơ hội học và thực hành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

ĐH FPT cũng đẩy mạnh việc trao đổi và hợp tác quốc tế. Cụ thể, trường chú trọng mở rộng mạng lưới hợp tác với nhiều trường ĐH uy tín tại Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha… với hơn 60 đối tác hiện diện tại hơn 20 nước trên thế giới. Mỗi năm thường xuyên có khoảng 200 sinh viên quốc tế đến học tập theo các chương trình dài hạn và ngắn hạn. Ngược lại, sinh viên-học viên của trường cũng có cơ hội đặt chân đến nhiều quốc gia trên thế giới nhờ các chương trình trao đổi học tập, giao lưu văn hóa, thực tập…

Nhiều ý kiến cho rằng, xây dựng trường đại học Việt Nam theo những chuẩn mực quốc tế để tiến đến có những trường đại học đẳng cấp quốc tế trong tương lai là một chủ trương lớn của nhà nước. Tuy nhiên, hướng đi đúng cần phải áp dụng phù hợp với Việt Nam chứ không phải là sao chép hay nhập khẩu toàn bộ mô hình quản lí và chương trình đào tạo của nước ngoài. Điều quan trọng là dù sự tham gia của các đối tác nước ngoài là không thể thiếu để nâng cao năng lực nghiên cứu và đào tạo nhưng vai trò chủ chốt và quyết định hướng đi riêng là của các trường ĐH.

(còn nữa)





Tin liên quan
Đọc thêm
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Xem thêm

MultiMedia

ẢnhVideoEmagazineInfographic
138 người tử vong do tai nạn giao thông sau 5 ngày nghỉ lễ

138 người tử vong do tai nạn giao thông sau 5 ngày nghỉ lễ

TTTĐ - Theo báo cáo từ Bộ Công an, tình hình trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 trên cả nước cơ bản được đảm bảo. Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4 - 1/5/2024), toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm chết 138 người, bị thương 285 người.
Tác hại của nắng nóng đến sức khỏe con người

Tác hại của nắng nóng đến sức khỏe con người

TTTĐ - Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, say nắng, thậm chí ngất xỉu. Dưới đây là những tác động tiêu cực của nắng nóng đến cơ thể, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn và tìm cách khắc phục.
CIC triển khai thực hiện quy định hoạt động thông tin tín dụng

CIC triển khai thực hiện quy định hoạt động thông tin tín dụng

TTTĐ - Ngày 26/4, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Hơn 94.000 công trình được triển khai trong Tháng Thanh niên

Hơn 94.000 công trình được triển khai trong Tháng Thanh niên

TTTĐ - Với chủ đề "Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng", tuổi trẻ cả nước đã để lại nhiều dấu ấn, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng bằng nhiều việc làm thiết thực.
6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) năm nay, Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa với 7 trận địa tầm cao kết hợp tầm thấp.
CIC triển khai thực hiện quy định hoạt động thông tin tín dụng

CIC triển khai thực hiện quy định hoạt động thông tin tín dụng

TTTĐ - Ngày 26/4, CIC tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Vượt trùng khơi, báo Tuổi trẻ Thủ đô đến với Trường Sa

Vượt trùng khơi, báo Tuổi trẻ Thủ đô đến với Trường Sa

TTTĐ - Những ngày tháng 4, thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đón “vị khách” đặc biệt đến từ Hà Nội - những ấn phẩm đặc biệt Tuổi trẻ Thủ đô.
Sẵn sàng cho Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024

Sẵn sàng cho Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024

TTTĐ - Tối 11/4, tại Đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã diễn ra buổi Tổng duyệt Chương trình khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô và hành trình 39 năm phụng sự bạn đọc

Báo Tuổi trẻ Thủ đô và hành trình 39 năm phụng sự bạn đọc

TTTĐ - Trong hành trình 39 năm bản lĩnh vững bước chuyển mình, Báo Tuổi trẻ Thủ đô vẫn luôn kiên trì với sứ mệnh, khẳng định vị thế trong lòng bạn đọc.
Thành phố Bến Cát phát triển vượt bậc

Thành phố Bến Cát phát triển vượt bậc

TTTĐ - Thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 234,35km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 364.578 người.
Bài 3: Thực tập nơi đảo xa, đi để học cách trưởng thành

Bài 3: Thực tập nơi đảo xa, đi để học cách trưởng thành

TTTĐ - Với nhóm sinh viên tình nguyện ra xã đảo Thạnh An thực tập, chắc chắn khi quay về, trong hành trang của họ không chỉ có chuyên môn...
Bài 2: Họ đã "vác tù và" thế nào?

Bài 2: Họ đã "vác tù và" thế nào?

TTTĐ - Những đoàn viên đang làm nhiều công việc mà người đời hay bảo là “vác tù và hàng tổng” nhưng mặc ai nói ra nói vào, họ có lý tưởng, có mục tiêu của mình.
Thu gom phế liệu, gieo mầm hy vọng

Thu gom phế liệu, gieo mầm hy vọng

TTTĐ - Chị Vũ Thị Sáp (ở xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội) đã lượm lặt phế liệu nhằm tạo kinh phí để giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống tròn vẹn hơn.
Bài 1: Biến những điều không thể thành có thể

Bài 1: Biến những điều không thể thành có thể

TTTĐ - Hôi thối, mất trật tự, dân cư ca thán vì ô nhiễm nhiều năm vẫn không thay đổi… rồi đến một ngày, cái nhếch nhác lộ thiên đó đột nhiên biến mất, thay và
Tuổi trẻ Transerco thắp sáng miền quê Cam Lâm

Tuổi trẻ Transerco thắp sáng miền quê Cam Lâm

TTTĐ - Trong 3 ngày 22-24/3, Đoàn Thanh niên Tổng công ty Vận tải Hà Nội Transerco đã tới thăm và thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An.
138 người tử vong do tai nạn giao thông sau 5 ngày nghỉ lễ

138 người tử vong do tai nạn giao thông sau 5 ngày nghỉ lễ

TTTĐ - Theo báo cáo từ Bộ Công an, tình hình trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 trên cả nước cơ bản được đảm bảo.
Tác hại của nắng nóng đến sức khỏe con người

Tác hại của nắng nóng đến sức khỏe con người

TTTĐ - Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, say nắng, thậm chí ngất xỉu. Dưới đây là những tác động tiêu cực của nắng nóng đến cơ thể.
Hơn 94.000 công trình được triển khai trong Tháng Thanh niên

Hơn 94.000 công trình được triển khai trong Tháng Thanh niên

TTTĐ - Với chủ đề "Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng", tuổi trẻ cả nước đã để lại nhiều dấu ấn, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) năm nay, Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa với 7 trận địa tầm cao kết hợp tầm thấp.
Chân dung 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023

Chân dung 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023

TTTĐ - Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu, trong đó có nhiều tấm gương học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sáng tạo.