Tag
Hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô: Đổi thay từ trong “mạch máu"

Bài 3: Nông dân vượt khó, làm giàu cho quê hương

Phóng sự 24/07/2023 09:00
aa
TTTĐ - Trở thành công dân Thủ đô, người dân các xã, huyện ngoại thành đã nỗ lực vươn lên từ nghèo khó, cải thiện từng bước đời sống gia đình, làm giàu cho quê hương...
Nông nghiệp là thị trường trọng tâm, nông dân là người bạn đồng hành Bài 4: Cùng nông dân phát triển nông nghiệp bền vững

"Biến" đất bỏ hoang thành cánh đồng sen hàng chục ha

Những năm 2010 - 2011, nhiều khu vực ruộng đất ở thôn Liễu Trì, xã Mê Linh, huyện Mê Linh bị bỏ không do là vùng chiêm trũng, canh tác kém. Anh Lã Quang Khanh, một người dân địa phương đã mạnh dạn thuê khoán để nuôi trồng thủy sản.

Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, chưa nắm được kỹ thuật nuôi trồng nên giá trị từ thủy sản không cao. Sau nhiều ngày tháng suy nghĩ, từ năm 2016, anh Khanh chuyển sang trồng sen với 5ha diện tích thuê đất của người dân trong thôn. Đến năm 2017, anh tiếp tục đàm phán với các hộ dân trong thôn để thuê đất trồng sen. Năm đó, anh đồng ý trả cho người dân 25kg thóc/sào/năm và thuê lại khoảng 20 héc ta đồng trũng.

Đứng trước cánh đồng phủ kín bèo tây, cỏ lác mọc um tùm, vợ anh lắc đầu e ngại. Ngược lại, bản thân anh Khanh lại nhìn thấy cơ hội đổi đời. Anh thuê người dọn dẹp, cải tạo suốt gần 1 năm trời. Làm được đến đâu, anh bắt đầu trồng sen đến đó.

Bài 3: Nông dân vượt khó, làm giàu cho quê hương
Anh Lã Quang Khanh bên đầm sen rộng 50 ha

Bắt đầu với giống sen Quỳ lấy hạt, lấy bát nhưng đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao, năm 2018, sau quá trình tìm hiểu và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các vùng trồng sen, anh Khanh quyết định chuyển sang trồng và phát triển nhân giống hai loại sen chính là: Sen trắng Bạch Liên và sen hồng Bách Diệp.

Đến nay, toàn bộ quy mô hơn 50ha nhà anh Khanh đã được phủ kín sen; Đồng thời tạo công ăn việc làm cho khoảng 40 nhân công, có thu nhập ổn định từ 9 -10 triệu đồng/tháng. Cứ vào mùa thu hoạch (từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch) trung bình một ngày, gia đình anh thu hái được khoảng 10.000 bông. Qua một vụ, anh Khanh thu hoạch được khoảng trên dưới 1 triệu bông với giá bán ra thị trường dao động từ 1.500 đồng - 2.500 đồng/bông.

Ngoài cung cấp chủ yếu sen bông phục vụ nhu cầu chơi hoa cắm cho thị trường, gia đình anh Khanh cũng đã tự xây dựng và phát triển quy trình ướp trà bông sen riêng. Ngoài trà sen tươi, gia đình anh Khanh còn làm cả trà sen khô nhưng quy trình cầu kỳ và cần sự tỉ mỉ hơn khi phải tách gạo trắng trong bông sen ra rồi ủ với trà khô khoảng 6-7 tuần để trà và sen ngấm vị vào nhau, rồi cuối cùng mang đi cấp đông để sử dụng. Mỗi năm, gia đình anh Khanh cho ra thị trường khoảng 2 - 3 tấn sản phẩm, doanh thu đạt hơn 10 tỷ đồng/năm, cao gấp 3 - 5 lần canh tác lúa truyền thống.

Năm 2020, Phòng Kinh tế huyện Mê Linh đã hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu “Bạch thiên sen Hải Linh” và đem đi các hội nghị, hội chợ để quảng bá, giới thiệu rộng khắp.

Bài 3: Nông dân vượt khó, làm giàu cho quê hương
Mô hình trồng sen của anh Lã Quang Khanh mang lại thu nhập ổn định cho hàng chục lao động địa phương

Theo Trưởng Phòng Kinh tế huyện Mê Linh Nguyễn Trọng Phan, mô hình trồng sen của gia đình anh Lã Quang Khanh không chỉ nâng cao thu nhập, làm đẹp thêm cảnh quan mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp của huyện Mê Linh. Phòng Kinh tế huyện Mê Linh đang phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát lại những diện tích vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả để khuyến khích người dân chuyển đổi sang trồng sen kết hợp nuôi thủy sản, hạn chế bỏ ruộng hoang.

Bên cạnh đó, Phòng Kinh tế huyện cũng hướng dẫn người dân ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất; Hỗ trợ cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm từ sen, hướng dẫn, hỗ trợ tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Cũng thuê lại vùng đất nông nghiệp trồng lúa có lợi nhuận kinh tế thấp từ người dân trong thôn , gia đình ông Lê Văn Ngà đã phát triển thành công mô hình trồng hoa ly trắng kép tại khu đồng Phần, thôn Yên Bài, xã Tự Lập với quy mô gần 30ha.

Đây là một mô hình mới, đem lại lợi nhuận kinh tế cao trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Đem lại sản lượng bình quân hơn một triệu cành, cho doanh thu 26 tỷ đồng mỗi năm và tạo thu nhập đảm bảo cuộc sống cho 20 nông dân địa phương.

Việc đổi mới tư duy, cách làm, chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa cho thu nhập cao của gia đình ông Lê Văn Ngà đã thúc đẩy nhiều hộ dân trong vùng cùng tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng với nhiều loại hình hoa khác nhau.

Bài 3: Nông dân vượt khó, làm giàu cho quê hương
Quy trình làm trà sen được thực hiện hoàn toàn thủ công

Ông Trần Văn Huệ, Chủ tịch UBND xã Tự Lập cho biết: Đây là một mô hình mới, đem lại lợi nhuận kinh tế cao trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần được nhân rộng và nâng cao thương hiệu.

Đồng hành và động viên nông dân địa phương UBND xã Tự Lập luôn phối hợp với các đơn vị chuyên môn quan tâm tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; Hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thực hiện liên kết, sản xuất theo chuỗi; Tăng cường quảng bá, nâng cao thương hiệu sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản; Bứt phá tạo tiềm lực nội sinh góp phần xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu...

Tiếp sức cho những “luồng gió mới”

Về huyện Đan Phượng, hỏi mô hình trồng rau sạch hữu cơ của chị Đặng Thị Cuối, không ai không biết đến. Từng có giai đoạn khó khăn, như bao người dân quê, chị Cuối tìm kế sinh nhai bằng con đường xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Năm 2017, dồn vốn tích cóp được, chị trở về quê hương, đầu tư thuê đất, thực hiện dự án trồng rau hữu cơ công nghệ cao tại khu bãi Tổng Màu, xã Đan Phượng.

Khó khăn ban đầu là không tránh khỏi, có thời điểm sản phẩm từ cơ sở chị làm ra bán không ai mua. Hàng xóm xung quanh đều nghi ngại, cho rằng chị sẽ thất bại. Không cam chịu với kết quả đó, chị Cuối quyết định đem rau ra chợ, ai chê thì chị tặng, ai mua thì bán. Dần dà, mọi người hiểu hơn về sản phẩm rau an toàn nơi chị trồng, hiểu hơn về nông nghiệp công nghệ cao, vườn rau của chị cứ thế, trồng không đủ bán.

May mắn hơn, thấy được quyết tâm mang “luồng gió mới” trong lĩnh nông nghiệp của chị, huyện Đan Phượng đã “tiếp sức”, cho vay thêm kinh phí. Các cán bộ Phòng kinh tế huyện cũng giúp đỡ tận tình nên mô hình trồng rau của chị Cuối càng ngày càng phát triển mạnh.

Bài 3: Nông dân vượt khó, làm giàu cho quê hương
Mô hình trồng rau hữu cơ của gia đình chị Đặng Thị Cuối

Đến nay, sau nhiều năm đi vào hoạt động, trang trại của gia đình chị đã phát triển với tổng diện tích 46.292m2, sản xuất rau trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, an toàn và áp dụng công nghệ sản xuất hữu cơ.

Hiện tại, hầu hết sản phẩm của Hợp tác xã rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý được các đơn vị đặt hàng ngay từ vườn với giá thành ổn định. Mỗi ngày Hợp tác xã Cuối Quý cung cấp khoảng 2 - 4 tấn rau xanh các loại cho 16 trường mẫu giáo trong huyện và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm, Đất Việt… thu về từ 50 đến 100 triệu đồng. Trung bình sản lượng hàng năm đạt từ 50 - 80 tấn rau quả các loại, cho doanh thu đạt từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận, thu nhập bình quân hàng năm đạt 50 triệu đồng/người/năm.

Sau khi khởi nghiệp thành công mô hình trang trại trồng rau sạch theo hướng hữu cơ, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, người phụ nữ quê hương “Ba đảm đang” còn tư vấn, hỗ trợ xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao miễn phí cho hàng trăm người dân Thủ đô và khắp cả nước; Tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập ổn định.

“Vui hơn cả nguồn thu nhập ổn định, đó là, nhờ rau hữu cơ tôi có cơ hội giúp được nhiều bà con nghèo làm ăn. Mỗi một đối tượng, tôi đều tư vấn cho họ một hướng làm phù hợp. Người không có điều kiện đầu tư thì tôi tư vấn các cây trồng truyền thống; Người có vốn, dự án thì tôi giúp họ xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao…” - chị Cuối vui mừng chia sẻ.

Sự năng nổ, nhanh nhẹn “chuyển mình” của người nông dân như anh Khanh, ông Ngà, chị Cuối... khi biết nắm bắt công nghệ, khi được chính quyền tạo cơ chế phát triển đã đem lại bộ mặt kinh tế mới cho nhiều địa phương; Từ đây đóng góp tích cực cho sự phát triển của Thủ đô.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm