Tag
Giới trẻ và những ảo tưởng khi đi tìm việc:

Bài 4: Chuẩn bị tốt hành trang lập nghiệp

Nhịp sống trẻ 04/12/2018 14:00
aa
TTTĐ - Làm thế nào để xin được một công việc tốt, cần chuẩn bị những gì để tránh thất nghiệp sau khi ra trường… là những câu hỏi các bạn trẻ thường đặt ra trong quá trình tìm việc. Các chuyên gia, người có kinh nghiệm sẽ sẻ chia, giúp bạn trẻ vững vàng hơn trên con đường lập thân, lập nghiệp.

Bài 4: Chuẩn bị tốt hành trang lập nghiệp

Giới trẻ nên nhớ nhà tuyển dụng chọn người phù hợp nhất, không phải người giỏi nhất...

Bài liên quan

Bài 1: Ảo tưởng nằm trên tấm bằng đỏ

Bài 2: Những “mọt sách” thiếu kiến thức, kỹ năng...

Bài 3: Nuôi mộng “môi trường làm việc chuyên nghiệp”

Nỗ lực từ trên ghế nhà trường

Thạc sĩ Đoàn Văn Tình, giảng viên khoa Quản trị nguồn nhân lực, Đại học Nội vụ Hà Nội là người có nhiều năm đồng hành cùng sinh viên trong các cuộc thi khởi nghiệp cũng như tư vấn nghề nghiệp, việc làm. Anh cũng là chuyên gia về tổ chức, quản trị nguồn nhân lực, kỹ năng lãnh đạo - quản lý và sở hữu trí tuệ. Theo anh Tình, bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam (số 18, quý 2/2018) cho thấy, cả nước có khoảng 200.000 người thất nghiệp với trình độ từ cao đẳng trở lên. Đây là con số đáng lo ngại nếu các bạn trẻ không xác định được tâm thế và nỗ lực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Các bạn phải thấu hiểu và tự định vị được bản thân bằng cách phân tích điểm mạnh, yếu, sở trường, sở đoản cùng nhu cầu, mong muốn của bản thân. Dựa trên sự thấu hiểu đó, các bạn phải xác lập được mục tiêu cá nhân rõ ràng và không ngừng nỗ lực theo đuổi chúng. Đặc biệt, việc học hỏi và hoàn thiện cả về kiến thức, kỹ năng phẩm chất thái độ là vô cùng quan trọng.

“Theo quan sát của tôi, gần như 100% sinh viên trong quá trình học tập có tham gia làm cán bộ đoàn, lớp, câu lạc bộ chuyên môn hoặc thực tập sinh dài hạn (từ 6 tháng trở lên) tại các doanh nghiệp thì ra trường đều có việc làm ngay với mức lương khởi điểm khá cao. Lợi thế của các bạn chính là tổ chức Đoàn - Hội ở bên, được học kỹ năng và mở rộng mối quan hệ mà không hề mất phí”, thạc sĩ Đoàn Văn Tình nhấn mạnh.

Thạc sĩ Đoàn Văn Tình, giảng viên khoa Quản trị nguồn nhân lực, Đại học Nội vụ Hà Nội
Thạc sĩ Đoàn Văn Tình, giảng viên khoa Quản trị nguồn nhân lực, Đại học Nội vụ Hà Nội

Bên cạnh đó, giảng viên Đại học Nội vụ Hà Nội cũng khuyến cáo, để tránh "ảo tưởng" về sức mạnh bản thân khi đi tìm việc, các bạn trẻ cần tìm hiểu thị trường lao động, đặc biệt trong ngành, lĩnh vực đang theo học để hiểu nhu cầu của doanh nghiệp. Họ phải hiểu những gì tích lũy trong nhà trường mới là kiến thức và những kỹ năng sơ khai, bắt chước... trong khi thực tế thì đa dạng, phong phú, biến đổi. Do đó, các bạn phải học hỏi, rèn luyện thêm rất nhiều mới được gọi là "có nghề".

Luôn cầu thị

Chị Nguyễn Thanh Thủy, Phó phòng Nhân sự, Công ty TNHH HOYA Glass Disk Việt Nam, cho rằng, nhiều bạn trẻ chẳng có mấy kinh nghiệm, không biết làm việc gì nhưng luôn có một niềm tin mãnh liệt “lương dưới 10 triệu em không làm”. Dù có thủ khoa Ngoại thương hay từ Anh, Mỹ trở về thì với thái độ như vậy chẳng bao giờ qua được vòng phỏng vấn. Doanh nghiệp không trả tiền cho bằng cấp hay kiến thức mà là những gì bạn có thể đóng góp được. Gặp trường hợp này, nhà tuyển dụng thường nói: “Xin chúc mừng em. Chúng tôi tin rằng em sẽ sớm thành công với lý tưởng của mình”.

Một thực tế khác cho thấy, có kết quả học tập tốt, bằng cấp của trường thuộc nhóm "top" trên nhưng khi đi làm thực tế, chưa chắc bạn đã là một nhân viên xuất sắc ngay hoặc phải cần có thời gian thích nghi và học hỏi trong công việc. Bởi vậy, ngoài hai yếu tố tiên quyết gồm kỹ năng và kiến thức, một điều quan trọng, không thể không nhắc đến chính là thái độ.

Thái độ thể hiện qua cách bạn giao tiếp, đối nhân xử thế và ý thức tìm hiểu thông tin về công ty trước khi đi phỏng vấn. Đây là điều nhà tuyển dụng rất để ý. “Điều cơ bản đầu tiên khi bạn muốn đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là bạn phải xác định được giá trị bản thân. Bạn phải biết mình làm được gì, đóng góp như thế nào cho công ty rồi mới có thể tự tin thỏa thuận. Lương thấp quá, bạn thiệt thòi, làm không bền. Tuy nhiên, lương cao vượt khả năng của bạn, có khi lại trở thành áp lực. Không đáp ứng được yêu cầu của công ty, bạn sẽ bị đào thải”, chị Thủy chia sẻ.

Chị Thủy cho biết thêm, ưu điểm của những người trẻ là sự chủ động, tự tin cao. Ngoài ra, trong thời đại thế giới phẳng, các bạn trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm dễ dàng hơn so với trước vì có rất nhiều trang web tuyển dụng ra đời, cung cấp thông tin hữu ích. Tuy nhiên, hạn chế ở số đông các sinh viên là ngoại ngữ chưa thực sự tốt (học tiếng Anh nhưng không giao tiếp được), thiếu kĩ năng mềm, thái độ, cách hành xử chưa chuyên nghiệp. Họ tự tin thái quá, tâm lý đứng núi này trông núi nọ, nhảy việc nhiều hoặc ngược lại, một bộ phận lại quá rụt rè, nhút nhát… Chính điều này cũng đẩy bạn đến nguy cơ thất nghiệp.

Hãy biết yêu việc

Tốt nghiệp Học viện Quản lý giáo dục, Nguyễn Thanh Hải về làm việc tại Công ty Cổ phần Giáo dục tư duy và sáng tạo quốc tế CMS (Hà Nội). Đến bây giờ, Hải đã có vị trí tốt trong công ty. Tuy nhiên trước đó, cô cũng từng có tư tưởng “cả thèm chóng chán” muốn nhảy việc để có mức lương cao. “Mình vừa làm việc ở công ty vừa tìm kiếm các cơ hội khác. Tuy nhiên, dù ở môi trường làm việc nào nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi thái độ làm việc chuyên nghiệp và sự gắn bó lâu dài. Vì vậy, mình quyết định dành tâm huyết cho công ty đang làm bằng việc tập yêu công việc và hòa đồng với đồng nghiệp”, Hải chia sẻ.

Theo Hải, thời gian thử việc là lúc nhà tuyển dụng đánh giá người lao động mới trên ba yếu tố (ASK – Attitude, Skill, Knowledge): Thái độ với đồng nghiệp, công việc, công ty. Thứ hai là kỹ năng làm việc thực tế, khả năng chịu được sức ép, tổ chức công việc. Yếu tố cuối cùng là kiến thức về ngành, sản phẩm dịch vụ.

Người được tuyển dụng phải có khả năng hòa nhập và làm được việc, dù ở mức trung bình. Nếu họ không thể hiện tốt ở một trong 3 điểm nói trên thì rất dễ bị loại. Giới trẻ nên nhớ nhà tuyển dụng chọn người phù hợp nhất, không phải người giỏi nhất. Vì, không có gì bảo đảm một bảng điểm tốt sẽ làm nên một nhân viên chuyên nghiệp, hiệu quả. Trong mắt nhà tuyển dụng không có trường lớn, trường bé, chỉ có người hữu dụng hay không mà thôi.

Vì vậy, cái gì không biết chúng ta sẽ học hỏi ở đồng nghiệp. Thậm chí, bạn có thể hỏi cấp trên về ngày cần hoàn thành và lãnh đạo mong chờ kết quả như thế nào… "Khi đó, mình đã thể hiện tác phong chuyên nghiệp, nói là làm, thực hiện công việc đúng chất lượng, khối lượng. Sự chuyên nghiệp đó đã khiến mình được cấp trên và bạn bè đồng nghiệp ghi nhận. Hết ba tháng thử việc mình nhận ra, đã yêu mến công ty và muốn gắn bó với nó. Chính điều này cũng tạo cho mình cơ hội thăng tiến trong công việc”, Hải tâm sự.

Cũng theo cô bạn này, ngươi trẻ không nên rời bỏ công việc đang làm nếu thời gian gắn bó chưa được 2 năm. Đó là thời gian mà bạn có thể giải quyết các tồn đọng, tạo nên những dấu ấn riêng. Đặc biệt, đó cũng là thời gian bạn đủ kinh nghiệm để đưa ra đề xuất và cải tiến cho tương lai của bản thân.

Đọc thêm

Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng Nhịp sống trẻ

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện của thị trường lao động toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa…, thế hệ trẻ đang là lực lượng xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Song song với những cơ hội vàng là muôn vàn áp lực vô hình, khiến nhiều người trẻ không khỏi trăn trở, lo âu giữa vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline" Nhịp sống trẻ

Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline"

TTTĐ - Khi nhiều người chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thư giãn, du lịch hoặc đơn giản là tạm dừng công việc để nghỉ ngơi thì một bộ phận không nhỏ Gen Z lại chọn cách ở lại "cày" deadline – với tư cách là những freelancer (người làm nghề tự do) đang tận dụng dịp lễ để tăng thu nhập, mở rộng kết nối và phát triển bản thân.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bên mâm cơm đoàn viên, yêu thương thêm đong đầy Nhịp sống trẻ

Bên mâm cơm đoàn viên, yêu thương thêm đong đầy

TTTĐ - Giữa nhịp sống hối hả và guồng quay công việc, học tập liên tục, những ngày nghỉ lễ như 30/4 – 1/5 trở thành khoảng thời gian quý giá để người trẻ “tạm dừng” và trở về mái ấm gia đình. Với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, người lao động xa nhà, những ngày lễ không chỉ là kỳ nghỉ mà còn là dịp để được ăn một bữa cơm gia đình, thứ tưởng chừng giản dị nhưng lại ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Người trẻ nhìn về lịch sử bằng lăng kính số Nhịp sống trẻ

Người trẻ nhìn về lịch sử bằng lăng kính số

TTTĐ - Trong thời đại công nghệ phát triển không ngừng, việc tìm hiểu lịch sử không còn gói gọn trong những trang sách giáo khoa hay bài giảng trên lớp. Giới trẻ hôm nay, đặc biệt là Gen Z đang chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác: Học sử qua TikTok, podcast, YouTube và phim ảnh. Có lẽ, chính “lăng kính số” này đang mở ra một hành trình mới, nơi lịch sử không còn khô khan mà sống động, gần gũi và đầy cảm xúc.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Xem thêm