Tag
"Mõ làng" thời hiện đại - "Cánh tay nối dài" của chính quyền cơ sở

Bài 4: Phát huy vai trò của người có uy tín, gắn kết chính quyền cơ sở với Nhân dân

Người Hà Nội 05/09/2021 07:30
aa
TTTĐ - Thực tế đã chứng minh, nơi nào có cán bộ bám sát địa bàn, gần dân, sát dân sẽ cho kết quả tốt từng khâu, từng bước, đảm bảo chính xác trong công tác thông tin, tuyên truyền; Đồng thời phát huy dân chủ ở cơ sở, động viên khuyến khích người dân chấp hành tốt các quy định, chính sách từ Trung ương, thành phố, đến cấp quận, huyện, xã, phường, thậm chí cả thôn, xóm... từ đó, góp phần nâng cao công tác dân vận tại địa phương.
Bài 3: Những “nhà báo làng” miệt mài trên mặt trận thông tin Bài 2: Mô hình liên gia tự quản gắn kết cộng đồng dân cư hiệu quả “Mõ làng” thời hiện đại - cánh tay nối dài của chính quyền cơ sở

Người trưởng thôn được 1.350 hộ dân tín nhiệm

Nhìn "bảng vàng" thành tích và sự "thay da đổi thịt" của thôn Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) những năm gần đây, không ai không nhắc đến công lao của cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Nho, trưởng thôn được tín nhiệm 2 nhiệm kỳ 2017- 2019 và 2020- 2022.

Dù đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ông Nho vẫn khiến cho bất cứ người trẻ nào có cơ hội tiếp xúc cũng phải kính nể vì tinh thần cống hiến.

Là người đã kinh qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, trở về địa phương, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Nho được người dân tin tưởng bầu làm trưởng thôn. Thấm nhuần lời Bác dạy: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, trong suốt những năm qua, với vai trò là Phó Bí thư Chi bộ - Trưởng thôn được Đảng cử, dân bầu, ông Nho đã dành nhiều thời gian đến từng hộ gặp gỡ thăm hỏi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con Nhân dân trong thôn.

Sau khi thấu hiểu những khó khăn, vướng mắc của bà con, ông Nho đã cùng với Chi bộ thôn vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền để vận động Nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, thi đua phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống.

Bài 4: Phát huy hơn nữa vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân cư
Trưởng thôn Nguyễn Ngọc Nho làm nhiệm vụ lại chốt kiểm soát của xã Cổ Đô. Mới đây, chốt kiểm soát đã nhận được giấy khen của UBND huyện Ba Vì vì đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19

Với sự dẫn dắt của ông cùng sự chung sức chung lòng của bà con, năm 2019, thôn Cổ Đô là một trong 4 thôn được huyện Ba Vì chọn làm điểm xây dựng mô hình khu dân cư kiểu mẫu vào năm 2025.

Từ thực tế nhiều năm làm công tác vận động quần chúng, hiểu được sức mạnh của sự đồng thuận và đoàn kết trong Nhân dân, trong mọi công việc ông Nho đều thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" để từ đó cùng nhau tự nguyện thực hiện.

Đặc biệt, trong công tác phòng chống dịch bệnh thời gian qua, cán bộ và Nhân dân thôn Cổ Đô đã triển khai nhiều cách làm sáng tạo.

"Bắt đầu từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách từ ngày 23/7/2021, chúng tôi đã phát cho 1.350 cuốn sổ và bút cho các hộ gia đình để các hộ ghi lại nhật trình hàng ngày của các thành viên. Nhờ đó, cán bộ thôn nắm rõ việc di chuyển của Nhân dân để đảm bảo cho công tác phòng chống dịch", ông Nho chia sẻ.

Điều đáng nói, bằng sự tuyên truyền khéo léo 3 buổi mỗi tuần trên hệ thống loa phát thanh, thôn Cổ Đô đã vận động người dân chung tay ủng hộ Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 với số tiền hơn 50 triệu đồng chỉ trong 1 tuần.

"Chúng tôi không phải đến từng nhà thu. Tất cả đều là bà con Nhân dân mang đến nhà văn hóa thôn ủng hộ", ông Nho hồ hởi nói.

Có được sự đồng thuận của người dân như thế là nhờ ông Nho đã gần dân, lắng nghe và nắm bắt tâm tư nguyên vọng của Nhân dân qua các kênh khác nhau. Từ đó, ông có những định hướng chính xác giúp người dân tin tưởng, đồng thuận trong mọi vấn đề thôn đưa ra.

Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu đó là ông đã xây dựng được niềm tin trong dân bằng sự gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, không chỉ của bản thân mà của cả gia đình, dòng họ.

Tận tụy, gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi công việc của thôn, ông Nguyễn Ngọc Nho đã nhận được sự ghi nhận của các cấp chính quyền như danh hiệu điển hình Dân vận khéo năm 2020; Khen thưởng cựu chiến binh đảm nhiệm chức danh Trưởng thôn có thành tích xuất sắc năm 2020... Mới đây, ông nhận được danh hiệu "Người tốt, việc tốt" năm 2021.

Cần có chế độ đãi ngộ tương xứng

Có thể nhận thấy, ở địa phương nào có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền với người có uy tín tại thôn, phường, xã, tổ dân phố thì ở nơi đó, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền địa phương được thực hiện tốt, có hiệu quả hơn và ngược lại.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ chế chính sách, đặc biệt về phụ cấp còn nhiều hạn chế, chưa tạo thêm động lực cho họ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ trong quá trình hoạt động.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Nho, Trưởng thôn Cổ Đô, hiện nay, phụ cấp dành cho cán bộ thôn, kể cả xã đều chưa đáp ứng được, chỉ đủ chi phí cho xăng xe, điện thoại... Chính vì thế, theo ông, thời gian tới Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến cán bộ cơ sở. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có những chương trình tập huấn, trao đổi nghiệp vụ thường xuyên vì rất nhiều cán bộ thôn còn thiếu nhiều kỹ năng về tuyên truyền, thậm chí có người còn không biết sử dụng máy tính... Chính điều này ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin của Nhân dân vào cán bộ.

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Chỉnh, trưởng liên gia Tổ dân phố số 4, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, trong suốt 10 năm làm trưởng liên gia bà không nhận được tiền lương hay bất kì khoản phụ cấp nào.

“Thấy tôi nhiệt tình, có uy tín nên tổ trưởng tổ dân phố các nhiệm kì đều đến tận nhà động viên và giao phó công việc trưởng liên gia. Dù không có lương, trợ cấp những tôi cũng vui vẻ nhận lời”, bà Chỉnh cho hay.

Bài 4: Phát huy hơn nữa vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân cư
Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở

Được biết, theo quy định, với những người có uy tín thuộc nhóm 2 – tức là những người không tham gia các thiết chế quản lý ở thôn, tổ dân phố thì sẽ không có phụ cấp. Vì thế, toàn bộ chi phí xăng xe, điện thoại (nếu có)… họ phải tự bỏ ra. Nếu ai có lương hưu thì đỡ khó khăn, còn nếu trong hoàn cảnh không có lương hưu hoặc điều kiện gia đình chưa thực sự khá giả thì đúng là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, ảnh hưởng đến sự nhiệt tình, hiệu quả hoạt động. Do đó, đã đến lúc Nhà nước cần phải có sự quan tâm đặc biệt về chế độ, chính sách đãi ngộ để họ có động lực thực hiện nhiệm vụ mà các cấp chính quyền giao phó.

Một vấn đề đáng quan tâm nữa là kỹ năng tuyên truyền, vận động, nhất là tuyên truyền miệng - phương pháp phổ biến hiện nay của cán bộ địa phương chưa thực sự được quan tâm tập huấn đúng mức. Vì thế, nhiều người làm công tác đoàn thể ở các thôn, xóm, khu dân cư chưa đủ khả năng thuyết phục người dân chủ động tham gia, đôi khi còn gây ra sự hiểu lầm không đáng có về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Có thể thấy, công việc của các cán bộ địa phương vất vả từ đầu làng đến cuối xóm, dễ va chạm, lại mất nhiều thời gian tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Để công việc suôn sẻ, nhiều khi họ phải nắm gia cảnh của từng gia đình để có sự tuyên truyền, vận động hợp lý. Bản thân các cán bộ này cũng chịu áp lực khi làm việc gì cũng phải đi đầu, chưa kể nhiều người bị người thân trong gia đình phản đối gánh vác trọng trách này. Dù vậy, họ vẫn luôn cống hiến vô tư, đầy trách nhiệm. Họ chính là những nhân tố quan trọng, làm sâu sắc thêm niềm tin của Nhân dân đối với những quyết sách của Nhà nước, góp phần giải quyết những vấn đề nổi lên trong cuộc sống, để cùng nhau xây dựng một Thủ đô văn minh, giàu đẹp và văn hóa.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm